Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Có thể kỳ vọng vào sóng cổ phiếu bất động sản?
Ngoài nhóm ngân hàng, bất động sản cũng được kỳ vọng có khả năng tạo sóng khi đón đầu lợi nhuận quý cuối năm. Liệu kỳ vọng này có thể xảy ra?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Nhìn chung thị trường bắt đầu gặp khó khăn để có thể tiếp tục bứt tốc. Quan sát thị trường tuần qua có thể nhận thấy có những phiên thị trường tăng được nhờ rất nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Có thời điểm hầu như toàn bộ các mã lớn tăng trong khi các mã khác giảm giá tao nên xu hướng xanh vỏ đỏ lòng. Điều này khiến tối tôi e ngại đang báo hiệu điều không mấy tích cực phía trước.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Sau 1 tuần diễn biến khởi sắc, tôi cho rằng thị trường sẽ có thể sẽ đối mặt với rung lắc mạnh thời gian tới, mốc gần ở quanh vùng 93x với 1 số rủi ro cần lưu ý bao gồm: 1) kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể phục hồi chậm hơn kỳ vọng của nhà đầu tư; 2) những biến động của yếu tố ngoại biên đến từ sự khó lường trong quá trình tranh cử tổng thống Mỹ cùng với gói kích thích tài khóa mới của Mỹ vẫn đang bị trì hoãn; 3) Mặc dù cuộc điều tra “Việt Nam thao túng tiền tệ” của Mỹ vẫn chưa được xác định nhưng nếu kịch bản xấu xảy ra, thị trường có thể sẽ chứng kiến nhịp điều chỉnh tiêu cực.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Chỉ số VN-Index tăng 0,6% trong phiên cuối tuần ngày 9/10 và lần đầu chốt phiên cao hơn 920 điểm tính từ ngày 21/02 đến nay khi nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu nhờ thông tin tích cực liên quan đến mùa công bố kết quả kinh doanh sắp tới.
Ngoài ra, chỉ số VN-Index đã tăng 1,5% tính chung cả tuần, ghi nhận tuần tăng điểm thứ tư liên tiếp.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh
Quan điểm kỹ thuật: Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn vẫn duy trì ở mức Tích cực tại tất cả các chỉ số. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu đầu cơ vốn hóa vừa và nhỏ đang cho thấy dấu hiệu điều chỉnh ngắn hạn, nhường lại sự quan tâm của thị trường cho nhóm vốn hóa lớn.
Với việc khối lượng giao dịch sụt giảm và sự phân hóa tín hiệu giữa các chỉ số, chúng tôi cho rằng những VNMidcap, VNSmallcap có thể xuất hiện một nhịp điều chỉnh giảm ngắn hạn để kiểm định các hỗ trợ MA10, thậm chí là MA20 ngày.
Ngược lại, chỉ số VN-Index sau khi vượt qua kháng cự mạnh quanh 920 điểm sẽ có cơ hội tăng giá trong tuần tới, hướng lên ngưỡng cản tiếp theo quanh 940 điểm.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Thị trường đang trong đà leo dốc và đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 2, tuần vừa qua đã là tuần tăng thứ 4 liên tiếp và cũng là tuần tăng thứ 9 trong 10 tuần, chuỗi tăng này thậm chí tốt hơn cả trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5 vừa qua.
Chuỗi tăng vừa qua đã hút thêm lượng tiền mới vào thị trường, thanh khoản khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đã tăng lên mức 6.900 tỷ đồng từ mức 3.700 tỷ đồng kể từ đầu tháng 8. Thanh khoản thị trường tiếp tục trong xu hướng tăng và chỉ còn thấp hơn so với thời điểm thị trường đạt đỉnh tháng 6 vừa qua.
Tuần tới cũng là thời điểm bắt đầu mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3, việc có thêm dòng tiền mới vào thị trường và thanh khoản đang ở mức cao cũng cho thấy dòng tiền đang mang tính đầu cơ lớn.
Video đang HOT
Thị trường có thể duy trì đà tăng nhưng quán tính tăng sẽ chậm lại và hiện tương phân hóa sẽ diễn ra rõ nét hơn trong 2 tuần tiếp theo. Dòng tiền đang có sự dịch chuyển từ nhóm bluechips sang nhóm smallcap.
Cổ phiếu ACB của ngân hàng ACB gây chú ý ở phiên cuối tuần qua khi bất ngờ có giao dịch thỏa thuận ở mức giá 24.000 đồng đạt giá trị tích lũy lên đến 960 tỷ. Cùng với sự kiện NAB của Nam Á Bank chào sàn UPCoM với giao dịch phiên đầu tiên ghi nhận tăng mạnh hơn 25% so với giá khởi điểm có tạo hứng khởi cho nhóm ngân hàng tiếp tục duy trì đà tích cực trong ngắn hạn?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ hiệu ứng của nhóm Ngân hàng là chuyển sàn và trả cổ tức. Tùy vào mức trả cổ tức hay động lực chuyển sàn mà giá các cổ phiếu ngân hàng có sự tăng giảm không đồng nhất. Ví dụ như bật mạnh có VIB, CTG và ACB trong khi nhiều cổ phiếu ngân hàng khác đi ngang, có khi suy giảm như TCB, VPB.
Vì thế tôi không cho rằng nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, theo góc nhìn của tôi nó chủ yếu sẽ là giữ nhịp thị trường hơn tạo ra động lực.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Ông Lê Anh Tùng
Với việc nhiều mã ngân hàng leo lên vùng giá tương đối hợp lý, tôi cho rằng dư địa tăng điểm sẽ có phần hạn chế nhưng vẫn duy trì được diễn biến tích cực nhờ 1) kết quả kinh doanh quý 3 của nhiều ngân hàng được kì vọng ở mức tốt như VIB, TPB, CTG, ACB; 2) triển vọng kinh tế vĩ mô hồi phục tích cực cùng với chính sách tiền tệ vẫn được duy trì ở trạng thái nới lỏng giúp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng; 3) một số ngân hàng sẽ có những “câu chuyện riêng” như niêm yết mới, chuyển sàn, tăng vốn, đối tác chiến lược hay bancassurance.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Ở trong kịch bản tăng điểm của thị trường như chúng tôi nêu trên, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi và nhóm cổ phiếu ngân hàng lại là xương sống và chiếm tỷ trọng lớn trong những nhóm vốn hoá lớn của 3 sàn cũng như Vn30.
Do vậy, nếu tính đến sự lạc quan tiếp tục của thị trường thì chắc chắn cổ phiếu ngân hàng sẽ là nhóm dẫn dắt và tiếp tục duy trì đà tăng ngắn hạn nhưng sẽ phân hoá ở 1 vài cổ phiếu có kết quả hoạt động khả quan, có câu chuyện.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Mức độ tập trung vốn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn rất cao trong 2 tuần vừa qua, chiếm 30% thanh khoản toàn thị trường. Nhóm cổ phiếu này đang có sự phân hóa, ngoại trừ CTG, mức tăng chủ yếu tập trung ở các cổ phiếu thuộc các ngân hàng tư nhân như ACB, VIB… Nhìn chung, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ cho thị trường, tuy vậy chỉ các cổ phiếu có “câu chuyện” mới có khả năng tăng mạnh.
Ngoài nhóm ngân hàng, bất động sản cũng được dự báo có khả năng tạo sóng khi đón đầu lợi nhuận quý cuối năm. Tuy nhiên, ngoài một số cổ phiếu gợn sóng như DIG, phần lớn các mã bất động sản khác chỉ lình xình trong thời gian qua. Có quá sớm để kỳ vọng cho đợt tăng của nhóm cổ phiếu bất động sản trong thời gian tới không, theo ông/bà?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Tôi nghĩ là khó xảy ra, nhóm cổ phiếu bất động sản đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19 đồng thời lại đang bị NHNN hạn chế tín dụng chảy vào. Điều này rõ ràng khiến không ít doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong kinh doanh.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Mặc dù thời gian gần đây xuất hiện những thông tin tích cực hơn về thị trường bất động sản như giá tăng lên, nhu cầu mua tăng cao… Tuy vậy, tôi vẫn đánh giá rằng nó không đồng nhất, có doanh nghiệp đang thu hút tốt khách hàng nhưng ngược lại khó khăn vẫn chất chồng. Do đó tôi không tin rằng nhóm cổ phiếu ngành bất động sản sẽ cùng nhau nổi sóng tăng mạnh.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Tôi chưa đánh giá cao sự phục hồi đồng bộ của nhóm bất động sản trong thời gian tới bởi những triển vọng kinh doanh trong nửa sau 2020 vẫn được dự báo còn nhiều khó khăn bao gồm: 1) Với bất động sản nhà ở, những vấn đề pháp lý chưa hoàn toàn khiến nguồn cung vẫn ở trong tình trạng thiếu hụt, ảnh hưởng tới sự phục hồi của doanh nghiệp;
2) Với bất động sản khu công nghiệp, gián đoạn trong việc hạn chế đi lại cùng với những thận trọng trong những quyết định đầu tư mới/mở rộng sản xuất do tác động của Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu thuê đất khu công nghiệp trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có những câu chuyện riêng hay có quỹ đất sạch lớn với đầy đủ tính pháp lý và có cơ cấu tài chính an toàn vẫn sẽ còn những dư địa tăng giá tốt.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Nhóm cổ phiếu bất động sản là 1 trong số các nhóm đang có mức tăng trưởng dương trong khi chỉ số Vnindex vẫn đang thấp hơn gần 4% so với thời điểm đầu năm. Điều đó cho thấy tác động từ đại dịch covid-19 đến hoạt động kinh doanh của nhóm này nhỏ hơn dự báo.
Trong khi nền kinh tế đang dần thoát đáy với tăng trưởng GDP quý cao hơn quý 2 và nền lãi suất thấp sẽ là các nhân tố hỗ trợ cho triển vọng tích cực của nhóm cổ phiếu này. Điểm rơi lợi nhuận đối với nhóm cổ phiếu này thường vào quý 4, do vậy có thể kỳ vọng cho đợt tăng giá của nhóm cổ phiếu này vào thời điểm cuối năm.
Ông Ngô Quốc Hưng
Dù dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có đạt được con số tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng nhiều khuyến nghị vẫn cho rằng, nên ưu tiên tập trung các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 khả quan. Còn quan điểm của các ông/bà? Và cụ thể là nhóm cổ phiếu nào?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Giai đoạn này tôi đang cho rằng những cổ phiếu được kỳ vọng có kết quả kinh doanh tích cực giá đã phản ánh vào nhịp tăng vừa qua. Xu hướng của thị trường, theo tôi nghiêng về kịch bản “tin ra là bán” bởi kỳ vọng được dự báo trước như vậy.
Nếu như kết quả cao hơn dự kiến thì là rất tốt, giá có thể không tăng mạnh nữa nhưng sẽ giữ được vùng giá. Tuy nhiên, rủi ro cho những doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh kém hơn kỳ vọng thì nguy cơ bị bán mạnh ra là rất cao, và đây là điều nhà đầu tư cần lưu ý.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Sau khi mặt bằng các cổ phiếu đã ghi nhận đà hồi phục cùng với xu hướng thị trường chung, tôi cho rằng đây là giai đoạn mà nhà đầu tư cần phải bắt đầu có sự chọn lọc hơn, ưu tiên các cổ phiếu kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 khả quan.
Trong đó, một số ngành đáng chú ý bao gồm 1) các mã ngành chứng khoán nhờ diễn biến phục hồi về giá và thanh khoản của thị trường chứng khoán; cùng với diễn biến sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua; 2) các cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng nhờ hưởng lợi từ đầu tư công; 3) các mã ngành xuất khẩu thủy sản hưởng lợi từ hiệp định EVFTA.
Ngoài ra, với diễn biến dịch bệnh được kiểm soát, ngành bán lẻ, tiêu dùng được kì vọng sẽ có thêm nhiều diễn biến tích cực trong thời gian tới.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Ở trong kịch bản tăng điểm của thị trường, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi. Vì vậy, nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét việc cấu trúc lại danh mục theo hướng chốt lãi dần các cổ phiếu đầu cơ và tăng tỷ trọng ở các mã dẫn dắt đang có nền tảng tích lũy tốt.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Dù triển vọng thị trường vẫn tích cực trong quý 4 nhưng khả năng thị trường sẽ đi vào vùng phân hóa khi kết quả kinh doanh quý 3 sẽ bắt đầu vào tuần sau không bị loại trừ.
Một số cổ phiếu đã tăng mạnh có thể đã phản ánh thông tin quý 3 vào giá, do vậy theo tôi nên chốt dần hoặc hạ tỷ trọng đối với các cổ phiếu này. Tập trung vào các cổ phiếu chưa tăng hoặc mua trong các nhịp điều chỉnh.
Nhóm cổ phiếu ưu tiên có thể gồm: Ngân hàng, chứng khoán, thực phẩm, thủy sản, nhóm hưởng lợi từ đầu tư công, hóa chất, cảng biển…
Big_trends: Cơ hội giải ngân lớn sẽ lại đến
Diễn biến TTCK tuần qua được đánh giá là tương đối tích cực. Giá trị giao dịch trên toàn thị trường vẫn duy trì ở mức cao phản ánh việc dòng tiền tham gia vào thị trường khá tốt.
Đã có quá nhiều các cơ hội giải ngân từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, xây dựng và vật liệu, bất động sản cho đến các cổ phiếu ngành thực phẩm, tiêu dùng, dầu khí....
4/5 phiên giao dịch tăng điểm với thanh khoản trung bình 7000 - 7.200 tỷ đồng tính riêng trên sàn giao dịch HOSE đã cho thấy xu hướng điểm của thị trường sẽ vẫn tiếp diễn. Nhà đầu tư càng tự tin giải ngân hơn khi chứng kiến dòng tiền rẻ sẽ tham gia vào thị trường.
NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành từ đầu tháng 10 đã phản ánh việc câu chuyện tăng trưởng tín dụng đi kèm với dự báo tăng trưởng GDP khởi sắc trong quý IV. Tất nhiên, TTCK cũng sẽ được hưởng lợi bởi tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn.
Nhìn sang diễn biến của các TTCK thế giới như Mỹ, Hongkong, Hàn Quốc, Trung Quốc, đại dịch Covid 19 không chỉ khiến TTCK trở nên là kênh đầu tư hấp dẫn nhất mà hơn thế nữa, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường lại trở nên đông đảo hơn.
Các hình thức giao dịch trực tuyến nhanh, tiện lợi cũng như hàng loạt các apps hỗ trợ giao dịch chứng khoán được nâng cấp và đưa vào sử dụng giúp các nhà đầu tư tham gia vào thị trường dễ dàng hơn. Một thế giới đầu tư mới mẻ, làn sóng nhà đầu tư trẻ tuổi làm quen với công nghệ từ rất sớm đã khiến chứng khoán trở nên sôi động hơn.
Nếu kinh tế vĩ mô thế giới cũng như Việt Nam đã và đang vượt qua giai đoạn khó khăn nhất với dòng tiền hạn chế với những nhà đầu tư hiện hữu thì lớp nhà đầu tư mới, dòng tiền mới không sợ hãi lại tham gia vào thị trường kèm theo tác động kích thích từ các phương tiện truyền thông.
TTCK Việt Nam không phải là ngoại lệ khi trở thành 1 trong những TTCK được đánh giá tăng trưởng tốt nhất khu vực cũng như trên thế giới trong vòng 2 quý vừa qua. Niềm tin nhà đầu tư quay trở lại đi kèm theo dòng tiền tham gia vào TTCK mạnh hơn, tăng hơn rất nhiều so với năm 2019.
Không chỉ TTCK cơ sở tăng trưởng tốt mà cả TTCK phái sinh cũng rất sôi động với 2 sản phẩm đang được các nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng đó là chứng quyền có đảm bảo và HĐTL chỉ số VN30.
2 tuần giao dịch đầu tháng 10 dòng tiền mua lại gia tăng cho dù nhiều nghi ngại về khả năng thị trường sẽ bước vào đợt điều chỉnh giảm. Lo lắng về đợi giảm điểm lại không diễn ra khi VN-Index tiếp tục đi lên vượt qua mốc kháng cực 920 điểm kết hợp với việc nhiều cổ phiếu vẫn đang có diễn biến tăng giá rất tốt như DIG, VIB, ACB, MSN, GIL, DGC, HPG.
Hiện tượng tăng giá luân phiên giữa các nhóm cổ phiếu lại diễn ra, VN-Index có rất nhiều cơ hội lại chinh phục và vượt qua vùng 924 - 930 điểm trong tuần tới. Những cổ phiếu có kết quản kinh doanh tốt quý III cũng như cả năm 2020 sẽ vẫn là tiêm điểm của dòng tiền nóng.
Nếu thanh khoản trên TTCK vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay thì chắc chắn cơ hội sẽ càng trở nên nhiều hơn khi giai đoạn cuối năm đã bắt đầu chạy nước rút đối với nhiều doanh nghiệp.
Tất nhiên, nhà đầu tư cũng vẫn không quên những nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều hoặc đang tích lũy giai đoạn vừa qua. Nhiều cổ phiếu đang bị quên lãng sẽ tăng giá trở lại.
Một điểm đáng lưu ý nữa đó là các cổ phiếu chứng khoán và dịch vụ tài chính. Việc tăng giá của các cổ phiếu nóng một thời như SSI, SHS hay HCM cũng đang trở thành kim chỉ nam của dòng tiền.
Cơ hội giải ngân lớn sẽ lại đến đối với các nhà đầu tư bám sát thị trường trong giai đoạn quý IV.
Creed Group tiếp tục thoái vốn tại Bất động sản An Gia AGG không công bố phương thức giao dịch thỏa thuận hay khớp lệnh trên sàn. Với vùng giá hơn 30.000 đồng/CP, cổ đông lớn trên đã thu về khoảng hơn 1 triệu USD. Đại diện Creed và An Gia khi ký kết hợp tác 5 năm trước. CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã AGG) vừa công bố...