Góc nhìn chứng khoán: VHM, VCB dẫn VN-Index công phá vùng cản
Đà tăng của VN-Index đột ngột mạnh trở lại phiên đầu tuần nhờ một số mã lớn nhất tăng giá chóng mặt. Cả tuần trước chỉ số tăng 11,7 điểm thì riêng hôm nay đã tăng 14,2 điểm.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đang đẩy VN-Index lên cao hơn và tiến vào vùng kháng cự quan trọng tương đương 880-884 điểm.
Rất nhiều cổ phiếu tăng giá với cường độ lớn, riêng sàn HSX có 130 mã tăng vượt 2%, trong đó hơn 100 mã tăng trên 3%, 45 mã tăng trên 6% và 39 mã kịch trần. Số cổ phiếu tăng giá gấp 3 lần số giảm giá.
Không có yếu tố đặc biệt bên ngoài nào kích thích thị trường tăng ồ ạt như vậy. Sự hưng phấn cao và dòng tiền quay lại mạnh đã đẩy giá lên. Tổng giao dịch hai sàn vượt 8.200 tỷ đồng và là phiên trên 8.000 tỷ thứ 3 chỉ trong vòng 3 tuần trở lại đây.
Về mặt điểm số, hai cổ phiếu lớn nhất nhì thị trường là VHM và VCB đều tăng rất cao: VHM tăng 3,26% và VCB tăng 1,53%. Ngoài ra còn có BID thuộc Top5 tăng 3,37%. Chỉ số sẽ tăng mạnh hơn nữa nếu có thêm lực kéo từ VIC và VNM nhưng hai mã này khá yếu hôm nay.
Video đang HOT
VN-Index kết thúc phiên tăng 1,64%, VN30-Index tăng 1,89%. Nhờ lực đẩy mạnh của VCB, VHM, BID, chỉ số VN-Index tiến lên 878,67 điểm, áp sát vùng kháng cự kỹ thuật trong khoảng 880-884 điểm. Đây là vùng cản kỹ thuật tương đương mức phục hồi 61,8% của khoảng giá từ đỉnh 1029 điểm – đỉnh cao nhất 2019 – tới đáy thấp nhất 2020 ở 649 điểm.
Về mặt kỹ thuật đây là ngưỡng kháng cự mạnh và rất được coi trọng. Tuy nhiên với sức mạnh của các cổ phiếu lớn, VN-Index hoàn toàn có cơ hội vượt qua vì yếu tố vốn hóa đóng vai trò chính của chỉ số này. Chừng nào còn các trụ lớn đẩy lên, các ngưỡng kháng cự không có nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng việc đẩy trụ đang giúp cho chỉ số băng băng tiến lên các đỉnh cao mới, hơn là mặt bằng cổ phiếu nói chung. Thực vậy, tuy VN-Index đang ở đỉnh cao nhất trong xu thế tăng từ đáy cuối tháng 3 nhưng không nhiều cổ phiếu đóng cửa hôm nay tăng cao hơn giá hai tuần gần đây. Nói cách khác, nhiều cổ phiếu đã tạo đỉnh và chưa vượt qua được đỉnh của chính mình, dù VN-Index đã vượt thành công. Nhóm blue-chips VN30 có công lớn nhất kéo VN-Index lên, nhưng trong 30 mã thì cũng chỉ có VCB, STB, VHM là đạt đỉnh cao mới một cách rõ ràng.
Chẳng hạn BID hôm nay cũng có công rất lớn khi tăng 3,37% lên 41.450 đồng, nhưng tuần trước giá đóng cửa cao nhất là 42.000 đồng và giá cao nhất là 42.750 đồng. CTG hôm nay tăng 4,44% lên 23.500 đồng nhưng giá cao nhất tuần trước là 23.600 đồng. VPB, TCB, GAS, VNM, MWG giá cũng không hề kém, nhưng chưa thoát khỏi giá cao tuần trước.
Nói như vậy không có nghĩa là VN-Index tăng khó khăn, mà là cổ phiếu hưởng lợi từ việc chỉ số tăng không được nhiều. Nhiều cổ phiếu thậm chí đang gặp rắc rối riêng với nhu cầu chốt lời, dù chỉ số vẫn đang thể hiện một xu thế đi lên mạnh mẽ.
Điều tích cực nhất ở phiên tăng hôm nay là thị trường lại thu hút được lượng tiền rất lớn. Nhà đầu tư đã chốt lời tiếp tục quay lại mua, thậm chí phải mua ở giá cao hơn mức đã bán. Giao dịch mạnh nhất thuộc về nhóm cổ phiếu nhỏ smallcap, thậm chí giá trị giao dịch hôm nay còn tăng lên mức cao nhất của sóng tăng hiện tại, đạt gần 686 tỷ đồng. Hơn hai chục cổ phiếu tăng kịch biên độ.
Thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng và kể từ đầu tháng 5 tới nay nhịp tăng càng ngày càng ngắn. Trong hai tuần qua chưa có nhịp giảm nào kéo dài quá 1 phiên. Đó là biểu hiện của xung lực rất mạnh và tạo sức ép lên những nhà đầu tư cầm tiền.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể hút dòng tiền
Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch tích cực với việc cả hang loạt cổ phiếu tăng điểm.
VN-Index dự báo sẽ thử thách lại vùng kháng cự 8805 trong tuần tới. Ảnh Internet.
Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, VN-Index kết thúc tuần ở mức 864,47 điểm, tăng 11,73 điểm (tương đương 1,38% so với cuối tuần trước).
Diễn biến tương tự xảy ra trên sàn HNX, HNX-Index cũng có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm trước khi đóng cửa tuần ở mức 109,81 điểm, tăng 2,77 điểm (tương đương 2,59%).
Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là VCB, VRE và BID khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 4,45; 1,32 và 0,92 điểm tương.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số tuần qua là VPB, TCB và CTG khi lấy đi của chỉ số lần lượt 0,56; 0,35 và 0,32 điểm.
Cả khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên tuần qua trên sàn HSX đều tăng so với tuần trước, mức tăng lần lượt là 8,04% và 9,44% lên 333 triệu cổ phiếu và 6.062 tỷ đồng mỗi phiên.
Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có tuần bán ròng trên sàn HSX với giá trị gần 7 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, VN-Index dự báo sẽ thử thách lại vùng kháng cự 8805 trong tuần tới. Tuy nhiên, thị trường có thể xuất hiện các phiên điều chỉnh mạnh trước khi hướng đến vùng kháng cự trên.
"Diễn biến thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong tuần đầu tháng 6. Trong bối cảnh này, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ tạo được sức hút đối với dòng tiền. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ không có sự biến động lớn trước mỗi kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs trong nửa đầu tháng 6", BVSC phân tích.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục mức 20-30% cổ phiếu. Nhà đầu tư sau khi thực hiện bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục tại vùng kháng cự 860-880 điểm, tạm thời đứng ngoài thị trường. Đối với các nhà đầu tư vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao tiếp tục thực hiện bán giảm tỷ trọng tại vùng 860-880 điểm.
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua Mặc dù có chút rung lắc nhưng với dòng tiền tham gia sôi động, thị trường tiếp tục có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua. Tuần qua, bên cạnh những thông tin tích cực từ việc kiểm soát dịch bệnh...