Góc nhìn chứng khoán: Đà phục hồi ổn định
Màn đi dạo bằng ô tô vẫy chào người ủng hộ bên ngoài bệnh viện của Tổng thống Trump cuối tuần qua đã giúp các thị trường chứng khoán lấy lại tinh thần tốt.
VN-Index tăng yếu hôm nay chủ đạo là do tác động kém của nhóm vốn hóa lớn, còn đa số cổ phiếu giao dịch tích cực.
Mức giảm của thị trường Mỹ trong phiên cuối tuần qua không nhiều, mạnh nhất là Nasdaq giảm 2,22% và S&P 500 giảm 0,96% nhưng DJA chỉ giảm 0,48%. Thị trường tương lai trong phiên giao dịch của châu Á lại tăng khá tốt. Diễn biến này góp phần ổn định các thị trường khác.
Thị trường Việt Nam tăng trong toàn bộ thời gian của phiên đầu tuần và đà tăng khá ổn định đến lúc đóng cửa, dù điểm số có được không nhiều. Đó là do sự yếu ớt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn hơn là diễn biến giao dịch chung.
Thực vậy, VN-Index chỉ tăng 4,77 điểm, vừa đủ lấy lại những gì đã mất của phiên trước nhưng cổ phiếu tăng rất khá. Sàn HSX có 180 mã tăng trên 1%, trong đó hơn 100 mã tăng trên 2%. Chừng đó là đủ để đán.h giá về diễn biến cổ phiếu. Còn điểm số liên quan nhiều hơn tới nhóm trụ.
Có tới 4/5 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường giảm giá đã đảm bảo kiềm chế VN-Index. Đó là VIC giảm 0,74%, VCB giảm 0,6%, VNM giảm 0,65%, và BID giảm 0,62%. Mã duy nhất còn tăng là VHM thì chỉ tăng 0,13%. SAB đã bị ép quay lại tham chiếu lúc đóng cửa. GAS được đẩy tăng 0,83% từ sát mốc tham chiếu. Mặc dù vậy, VN-Index cũng chỉ có thể trông cậy vào các cổ phiếu nhỏ hơn như HPG tăng 2,43%, CTG tăng 2,04%, MSN tăng 3,51%.
Video đang HOT
Giao dịch ở các cổ phiếu vừa và nhỏ tưng bừng hơn nhiều so với nhóm blue-chips. VN30-Index tăng 0,72% nhưng VNMidcap tăng tới 1,65%, VNSmallcap tăng 1,71%. 18 cổ phiếu kịch trần đều thuộc hai nhóm này với các mã như OGC, GIL, CVT, IDI, TLD, VND giao dịch hàng triệu đơn vị.
Trong khi thanh khoản chung của sàn HSX giảm tới 21% so với phiên trước và nhóm VN30 giảm 43% giá trị khớp lệnh thì nhóm Midcap chỉ giảm 8% và Smallcap giảm 5%. Như vậy nhà đầu tư vẫn giao dịch ổn định ở các cổ phiếu ít chi phối tới chỉ số. PVD, HSG, DIG, DXG, FLC, HBC lọt vào nhóm 15 cổ phiếu thanh khoản nhất sàn HSX và đều khớp vượt 100 tỷ đồng giá trị.
Một vài blue-chips vẫn giữ ngôi đầu về thanh khoản như HPG, STB, MBB nhưng thực tế giao dịch đều giảm so với phiên trước. Như HPG, giao dịch dẫn đầu với gần 12,8 triệu cổ trị giá 347,3 tỷ đồng cũng là giảm gần 37% về khối lượng.
Tổng mức giao dịch hai sàn trong phiên hôm nay đạt gần 8.300 tỷ đồng, giảm khoảng 17% so với phiên trước. Trong đó riêng khớp lệnh giảm 22%, còn 7.386,8 tỷ đồng. Sau phiên khớp lệnh khổng lồ cuối tuần trước, mức giao dịch như hôm nay vẫn là rất cao. Mặt tích cực của thanh khoản lớn là nhà đầu tư vẫn còn rất nhiều tiề.n để mua, vì đa số cổ phiếu vẫn tăng giá: Sàn HSX có tổng cộng 305 cổ phiếu tăng giá, gấp 2,6 lần số giảm giá.
VN-Index kết thúc phiên ở 914,68 điểm, về mặt chỉ số vẫn không có gì đặc biệt khi chỉ loanh quanh trong biên độ tuần trước. Cổ phiếu thì tích cực hơn, nhất là ở các cổ phiếu vừa và nhỏ. Hai nhóm này đang hút tiề.n mạnh mẽ và đều có sự gia tăng so với bình quân: Tuần trước nhóm Midcap giao dịch trung bình 2.102 tỷ đồng/phiên, hôm nay đạt gần 2.346 tỷ đồng. Smallcap tuần trước khớp bình quân 885 tỷ đồng/phiên, hôm nay đạt gần 1.028 tỷ đồng.
Các thống kê định lượng hiện vẫn thể hiện tính ổn định của thị trường và diễn biến của cổ phiếu cũng tích cực hơn chỉ số. Rủi ro duy nhất lúc này là tính bất định từ bên ngoài. Cho đến lúc này bệnh tình của ông Trump có vẻ khả quan và các thị trường đều phản ánh kỳ vọng ổn định. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đều nhận định thận trọng về rủi ro trong vài ngày tới. Màn đi dạo bất ngờ là nỗ lực thể hiện tình trạng sức khỏe tốt. Chừng nào thị trường quốc tế còn ổn định thì thị trường trong nước vẫn có cơ hội mạnh lên.
Góc nhìn chứng khoán: Cổ chứng khoán bùng nổ
Những gì thể hiện hôm nay cho thấy nhà đầu tư ngày càng tự tin hơn với thị trường và việc giảm lãi suất là sự củng cố hiệu quả.
Thị trường có một phiên phản ứng tốt với thông tin giảm lãi suất.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng không mạnh phiên này, mà thay vào đó là các cổ phiếu chứng khoán. Rất nhiều mã trong nhóm này đã giao dịch bùng nổ cả về giá lẫn thanh khoản.
Với diễn biến tốt của thị trường kể từ cuối tháng 7 và mặt bằng thanh khoản cao, những kỳ vọng vào cổ phiếu chứng khoán là có cơ sở. Nhiều mã trong nhóm này đã tăng mạnh ít nhất là hai tháng qua và phiên này xuất hiện thanh khoản cực cao.
Không phải tất cả các cổ phiếu nhóm chứng khoán đều tăng tốt, nhưng những mã đầu ngành đều mạnh: VCI tăng kịch trần, SSI tăng 5,01%, HCM tăng 5,48%, SHS tăng 6,67%, MBS tăng 3,88%, VDS tăng 5,81%, BSI tăng 5,38%, VND tăng 5,56%, CTS tăng 4,28%, FTS tăng 3,35%, BVS tăng 2,46%...
Thanh khoản đột biến cũng xuất hiện rất nhiều: SSI giao dịch hơn 10,3 triệu cổ, mức cao nhất kể từ cuối tháng 6/2020. VCI giao dịch lớn nhất 24 phiên và gấp đôi mức bình quân trong kỳ. HCM cũng thanh khoản nhất kể từ đầu tháng 9. SHS lập kỷ lục kể từ đầu tháng 6/2020. VND thậm chí đạt thanh khoản chưa từng thấy kể từ cuối 2018...
Hàng loạt cổ phiếu cũng có phiên bùng nổ hôm nay sau khi đạt mức tăng ấn tượng kéo dài: VND tăng hơn 27% kể từ đầu tháng 8; SSI từ đáy cuối tháng 7 đã tăng gần 34%, HCM tăng 38%; VCI tăng 54% trong hơn 2 tháng gần nhất... Có thể thấy xu thế tăng của nhóm cổ phiếu chứng khoán đã có từ trước và đến hôm nay bắt đầu thu hút chú ý của đám đông. Do đó thanh khoản gia tăng đột biến có thể là đã xuất hiện lực chốt lời của những người mua sớm.
Ngoài nhóm chứng khoán đang trong xu thế quá rõ, hầu hết các cổ phiếu blue-chips tăng mạnh hôm nay không có gì đặc biệt. VN-Index được VIC tăng 1,09%, VHM tăng 2,12%, GAS tăng 1,54% đẩy lên đáng kể. Cả ba mã này vừa giảm liền mấy phiên đầu tuần. Các mã còn lại trong nhóm VN30 tăng trên 1% là VPB, FPT, HPG, PNJ, REE, SBT.
SSI đã tăng giá rất tốt kể từ đáy cuối tháng 7.
Thanh khoản của nhóm blue-chips cũng không thay đổi nhiều, thậm chí VN30 khớp lệnh còn thấp hơn phiên hôm qua, chỉ đạt 2.660 tỷ đồng. Giao dịch sàn HSX tăng hơn 6% là nhờ các mã đặc biệt trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ như DBC, GEX, HCM, TPB...
Tổng giá trị giao dịch cả hai sàn phiên này tăng nhẹ 6%, đạt 7.480 tỷ đồng. Trong đó giao dịch khớp lệnh tăng 8,6%, đạt gần 6.568 tỷ đồng. Như vậy thanh khoản đã nhích dần lên và đó là điều tốt trong một phiên kiểm nghiệm phản ứng của nhà đầu tư với thông tin giảm lãi suất.
Xu hướng giao dịch hôm nay cơ bản là mạnh, dù có ít phút lưỡng lự đầu phiên. Thanh khoản trong khoảng 1 giờ đầu tiên thấp hơn đáng kể so với cùng thời điểm các phiên trước và VN-Index chỉ tăng khoảng 0,5% cho tới tận 11h. Thời gian còn lại thị trường nhận được lực mua tốt hơn và bắt đầu đi lệnh mạnh mẽ. VN-Index đạt đỉnh cao nhất đợt khớp lệnh liên tục khoảng 914 điểm lúc 1h20 chiều, sau đó đổ đèo. Rất may là lực mua duy trì được đến cuối phiên và ATC chỉ số lại bật lê.n đỉn.h cao nhất 914,09 điểm.
Nếu không có lực mua ổn định và tăng dần thì diễn biến thị trường khó tích cực kéo dài. Tính theo T 3 gần nhất thì thanh khoản hôm nay chỉ thấp hơn khoảng 6% so với phiên đầu tuần. Điều này thể hiện lực bán vẫn xuất hiện khá mạnh chứ không phải ém hàng lại. Ngày mai sẽ là phiên thử thách lớn hơn khi gần 8.500 tỷ đồng tương đương hơn 500 triệu cổ phiếu về tài khoản.
Thị trường đang trong thời điểm hội tụ được nhiều yếu tố hỗ trợ. Thông tin giảm lãi suất dù về thực chất không có tác động mấy vì nhiều ngân hàng đã chủ động giảm mặt bằng lãi suất huy động xuống thấp hơn cả quy định mới từ tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên đây vẫn là thông tin hỗ trợ tích cực về tâm lý ở thời điểm cần thông tin. Thị trường chứng khoán quốc tế cũng đang phục hồi khả quan, nhất là chứng khoán Mỹ với kỳ vọng đạt được gói cứu trợ thứ hai trong vài ngày tới. Thị trường trong nước vốn đã mạnh hơn thế giới, giờ có thêm yếu tố hỗ trợ chung thì tâm lý nhà đầu tư sẽ lạc quan hơn.
Thị trường 'bốc hơi' 7,5 tỷ USD, chủ tịch Ủy ban chứng khoán nói gì? Tính chung từ đầu tuần đến giờ, vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam (tính cả 3 sàn HSX, HNX và UPCoM) đã tiếp tục "bốc hơi" hơn 173.500 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD). TTCK thế giới đã rơi vào cơn hoảng loạn khiến TTCK trong nước cũng phản ứng mạnh không kém Thị trường chứng khoán vừa trải qua...