Góc nhìn chứng khoán: Có ‘doping’, thị trường đứng trước cơ hội tăng
Một đợt kéo giật lên khá sôi động trong phiên chiều thiếu chút nữa giúp VN-Index xanh được. Đó là khi các hợp đồng tương lai (Futures) của chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt quay đầu tăng.
VN-Index (màu đen) đang chịu tác động từ diễn biến bên ngoài và mức giảm lớn của S&P500 tạo cơ hội cho phiên phục hồi tăng kỹ thuật.
Nếu không có diễn biến tích cực khá bất ngờ từ thị trường quốc tế, rất khó để biết liệu thị trường có phục hồi lên sát tham chiếu được hay không. Dù sao sau 3 phiên cắm đầu cực mạnh, chứng khoán Mỹ đảo chiều hồi lại cũng là bình thường.
Đây có thể là cơ hội cho thị trường trong nước có phiên phục hồi thật sự vào ngày mai, sau 2 phiên xuất hiện cầu bắt đáy. Nhà đầu tư hiện đang chịu tác động tâm lý khá nhiều từ chứng khoán Mỹ, nên nếu thị trường này đảo chiều tăng, tâm lý cũng sẽ tốt hơn.
Mối liên hệ này cũng đã được kiểm chứng trong phiên giao dịch hôm nay. Đêm qua các chỉ số chứng khoán Mỹ bốc hơi đồng loạt từ 2%-4% và thị trường trong nước phản ứng xấu một cách dễ hiểu. VN-Index sụt giảm gần 1% từ rất sớm và cả phiên sáng giao dịch ảm đạm, giá lẫn chỉ số lình xình đi ngang. Thậm chí hết 30 phút đầu phiên chiều thị trường cũng không có vẻ gì là thay đổi, thậm chí có xu hướng điều chỉnh rõ hơn.
Video đang HOT
Bất ngờ là từ khoảng 1h40 trở đi, thị trường phục hồi rất nhanh và VN-Index tăng dựng đứng. Một số cổ phiếu lớn nhất cũng tăng như VCB tăng 0,85%, VIC tăng 2,1%. Tuy nhiên diễn biến này trùng hợp với đà tăng của các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ nhiều hơn. Thị trường này xanh mạnh cho tới khi thị trường Việt Nam kết thúc giao dịch. VN-Index đóng cửa giảm nhẹ 0,82 điểm dù có lúc đã tăng hơn 2 điểm.
Lý do khiến phiên phục hồi hôm nay chưa trọn vẹn là do thiếu lực đỡ đủ ổn định từ nhóm blue-chips. VN30-Index đóng cửa vẫn giảm 0,38%. Nhiều mã lớn thụt lùi: VCB đóng cửa giảm 0,36%, VNM giảm 0,32%, CTG giảm 0,98%, BID giảm 0,12%, TCB giảm 1,4%, SAB giảm 0,63%, GAS giảm 0,42%… Nói chung là đa số cổ phiếu lớn vẫn đỏ phiên này.
Nhà đầu tư bắt đáy các blue-chips lại có phần yếu. Giá trị khớp lệnh nhóm VN30 giảm chứ không tăng được so với hôm qua. Thanh khoản tốt hơn lại thuộc về các mã vừa và nhỏ cho thấy lực lượng bắt đáy tại đây hưng phấn hơn. Do thiếu yếu tố thanh khoản của blue-chips nên giá trị giao dịch (khớp lệnh) chung chỉ nhỉnh hơn hôm qua một chút và vẫn dưới ngưỡng 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên hôm nay thị trường vẫn có mức đảo chiều phục hồi so với đáy trong phiên khá tốt. VN30-Index hồi khoảng 0,97%, VN-Index hồi 0,88%. Nếu thị trường chứng khoán quốc tế có phiên tăng đêm nay thì cơ hội cho thị trường trong nước tăng ngày mai là rất cao. Thị trường phái sinh đã phản ánh trước bằng mức tăng hơn 5 điểm ở hợp đồng VN30F2009 so với chỉ số cơ sở.
Hai phiên liên tiếp thị trường xuất hiện lực cầu bắt đáy là một tín hiệu khả quan thể hiện tâm lý sẵn sàng mua khi giá điều chỉnh. Khi thị trường quốc tế tăng như một liều thuốc kích thích kịp thời, tâm lý bắt đáy chắc chắn cũng sẽ mạnh hơn. Vì vậy trong 1-2 phiên tới nếu thanh khoản khá hơn, thị trường sẽ lại có cơ hội quay lại đỉnh cao cũ.
Điều không chắc chắn là diễn biến phục hồi của thị trường quốc tế có đủ ổn định để nâng đỡ tâm lý trong nước hay không. Sau mức giảm 7% trong 3 phiên liên tiếp (theo chỉ số S&P500) thì xuất hiện phiên phục hồi là điều bình thường. Thị trường trong nước “ăn theo” diễn biến tăng ở các thị trường khác thì cũng sẽ phụ thuộc vào độ ổn định từ bên ngoài. Đỉnh cao tháng 6 của VN-Index (900-905 điểm) vẫn là một đỉnh mà thị trường thất bại gần nhất do dòng tiền không thể mạnh thêm để đỡ khối lượng chốt lời chứ không phải do thế giới giảm. Nếu thị trường quốc tế thật sự đã tạo đỉnh ngắn hạn thì rủi ro điều chỉnh tiếp sẽ ảnh hưởng tới cơ hội của thị trường trong nước.
Góc nhìn chứng khoán: Cổ phiếu lớn sẽ giúp VN-Index chinh phục đỉnh 900
Thị trường giao dịch tốt hôm nay nhưng VN-Index cuối cùng vẫn phải nhờ tới VIC để có được đà tăng liên tục trong phiên. Chỉ số chốt ngày ở sát đỉnh cao nhất, thoát khỏi "dớp" trồi sụt liên tục mấy phiên trước.
VIC (màu đen) tăng liên tục trong phiên đã hỗ trợ xu hướng đi lên ổn định của VN-Index (màu xanh)
Ngay trước phiên tạm nghỉ Lễ Quốc khánh ngày mai, thị trường đã tăng tốt nhất trong 6 ngày và tiến sát đỉnh 900. Gần 3 điểm được tính vào VIC không hẳn mang tính quyết định, nhưng xu hướng giá trong phiên của mã này lại góp phần củng cố xu hướng của chỉ số.
VIC tăng 3% hôm nay thậm chí còn mạnh hơn cả mức tăng trong cả tháng 8. Những trụ siêu lớn như VIC hay VCB tăng rất chậm nhưng lại xuất hiện đúng thời điểm mà tiêu biểu như phiên bùng nổ ngày 24/8 vừa qua (VN-Index tăng 13,9 điểm). Phiên này VIC tăng liên tục, thậm chí còn tăng cao nhất 4,44% đưa VN-Index vượt 890 điểm.
VHM, VCB và SAB là 3 cổ phiếu lớn tạm nghỉ hôm nay nhường chỗ cho VNM tăng 1,82%, CTG tăng 1,75%, TCB tăng 1,88%, BID tăng 1,1%. Rất có thể bộ ba này sẽ xuất hiện ở thời điểm VN-Index cần để vượt nốt đỉnh 900 vì khoảng cách hiện chỉ còn hơn 8 điểm.
Điểm tích cực nhất của phiên tăng mạnh hôm nay là diễn biến của cả chỉ số lẫn cổ phiếu không còn bị ép xuống như hai phiên trước. Điều này tạo ấn tượng thị trường mạnh lên đáng kể và sức ép từ phía những người bán ra không còn chèn ép được nữa. Về mặt kỹ thuật, VN-Index sẽ có tính thuyết phục hơn, nhất là thị trường có một ngày nghỉ xen kẽ để đánh giá cơ hội vượt đỉnh vào cuối tuần.
Mức khớp lệnh chung của hai sàn hôm nay giảm khoảng 15% về giá trị so với phiên đầu tuần chủ yếu do sự suy giảm ở các cổ phiếu không thuộc VN30. Nhóm này giao dịch vẫn ổn định mức 2.381 tỷ đồng, xấp xỉ phiên đầu tuần. Trừ VCB, nhóm 10 cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường và thuộc VN30 đều tăng giá. VNM và CTG, hai trong số các cổ phiếu dẫn dắt VN-Index hôm nay đều có thanh khoản cao.
Khoảng cách tới đỉnh 900 điểm của VN-Index không còn nhiều, nằm trong tầm tay của một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất.
Như vậy sau hành trình dài trong tháng 8, thị trường đã đi đến thời điểm kiểm định lại ngưỡng 900 điểm. Vẫn chưa xuất hiện phiên thanh khoản đột biến cao nào như trong giai đoạn đầu tháng 6. Thanh khoản cao liên tục vượt 6.000 tỷ đồng từ hôm 24/8 đến nay vẫn xác nhận có hoạt động chốt lời mạnh diễn ra. Thị trường tiếp tục đi lên dù khá vất vả. Nếu bùng nổ vượt đỉnh 900 điểm, dòng tiền chốt lời sẽ rơi vào thế chịu sức ép rất lớn.
Khả năng vượt đỉnh là không khó vì đây thuần túy chỉ là điểm số và nằm trong khả năng của các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Nếu so sánh giá giữa hai thời điểm thì các blue-chips hiện mới có HPG, FPT, MWG, CTG trong Top 10 vốn hóa của VN-Index là vượt đỉnh tương ứng. Thông thường trong nhịp tăng kiểm tra lại đỉnh cũ, mức tăng giá ở cổ phiếu thường chậm hơn chỉ số do hiện tượng phân hóa về sức mạnh. Điều này hiểu theo nghĩa tốt là dư địa tăng của cổ phiếu vẫn còn. Ngược lại, kể cả khi VN-Index vượt đỉnh 900 thì nhiều cổ phiếu cũng chưa kiểm định lại được đỉnh của chính nó.
Xu thế đi lên hiện tại có được sức mạnh vẫn chủ yếu từ phía nhà đầu tư trong nước. Hàng ngày nhà đầu tư nước ngoài mua trung bình chỉ khoảng 6% giá trị khớp lệnh trong 3 tuần gần nhất, thấp hơn một chút so với tháng 5 (trung bình 10%). Mức bán ròng cũng đang duy trì khá cao và dồn vào các blue-chips. Tuy vậy nhà đầu tư trong nước đã từng thể hiện sức mạnh vượt trội trong quá khứ gần thì vẫn có thể tạo ra sức mạnh tương tự ở thời điểm hiện tại.
Quy định mới về công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2020/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN). Ảnh minh họa Theo đó, DN phát hành trái phiếu phải thực hiện chế độ công bố thông tin trước đợt phát...