Góc nhìn chứng khoán: Áp lực điều chỉnh ngày càng tăng
VN-Index tiếp tục có một phiên giảm điểm nữa khiến nguy cơ tạo đỉnh trở nên rõ ràng hơn. Sau khi đạt đỉnh cao nhất hôm 20/4 vừa qua, chỉ số này đã không thể kiểm định lại đỉnh cao đó mà quay đầu đi xuống.
VN30-Index thể hiện khá rõ nguy cơ tạo đỉnh sau thấp hơn và thanh khoản đang suy yếu.
Về mặt kỹ thuật, diễn biến như vậy được xem là có rủi ro tạo đỉnh sau thấp hơn. Đây là tín hiệu cảnh báo sự suy yếu của thị trường. Nếu so sánh với chỉ số đại diện các cổ phiếu vốn hóa lớn là VN30-Index cũng như các blue-chips trong chỉ số này, sự suy yếu có thể thấy rõ hơn nhiều.
VN30-Index cũng tạo đỉnh cùng ngày với VN-Index nhưng mức thoái lui tính từ đỉnh nhẹ hơn. Chỉ số này giảm khoảng 2,79% so với đỉnh cao nhất vừa qua trong khi VN-Index giảm 3,49%.
Vấn đề nằm ở chỗ cổ phiếu đang sụt giảm nhiều hơn. Trong 6 phiên rời đỉnh, VN30 chỉ có 6 cổ phiếu là đi ngược dòng, tăng so với chỉ số. Đó là POW, CTD, HPG, NVL, MSN và VNM. Tuy nhiên chỉ có 2 mã tăng được hơn 1% là POW ( 9,57%) và CTD ( 3,4%). Ngược lại 23 cổ phiếu đã rời đỉnh và suy giảm, trong đó 19 cổ phiếu giảm mạnh hơn VN30-Index. GAS, VCB, VNM, VHM, VRE, BID nằm trong số các mã giảm mạnh nhất.
Các cổ phiếu lớn đã tạo đỉnh rõ ràng hơn so với các chỉ số trong khi thanh khoản ở các mã này cũng đang giảm dần. Giao dịch khớp lệnh của nhóm VN30 lớn nhất là các phiên 20-21/4, đặc biệt là phiên ngày 21/4 với 2.902 tỷ đồng. Đến hôm nay giá trị khớp lệnh chỉ còn 1.728 tỷ đồng, tức là giảm hơn 40% so với đỉnh.
Giá giảm và thanh khoản giảm thể hiện các giao dịch chốt lời đã được thực hiện, sau đó nhà đầu tư hạn chế quay lại mua. Dòng tiền hôm qua và tuần trước đã chuyển sang các mã vốn hóa nhỏ và đẩy nhiều mã trong nhóm này tăng, nhưng đó cũng không phải là các giao dịch lớn do hạn chế về thanh khoản cũng như chất lượng cổ phiếu. Đến hôm nay, giao dịch ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đã suy yếu, thanh khoản nhóm này giảm xuống, thêm vào đó, số cổ phiếu tăng giá rất ít.
Thanh khoản suy giảm cũng có thể đến từ nguyên nhân thị trường chuẩn bị có kỳ nghỉ dài 4 ngày, nhà đầu tư muốn tránh các rủi ro thông tin trong giai đoạn này. Tuy vậy, xu hướng giảm thanh khoản đã có từ các phiên tuần trước.
Video đang HOT
Về mặt thông tin, thị trường đang đi đến giai đoạn cuối của đợt công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020. Nhóm ngân hàng công bố sớm nhất và nhiều mã đã suy yếu ngay sau đó. VCB, BID, CTG, TCB, MBB – những cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt nhóm đều đã đạt đỉnh và đang điều chỉnh giảm. VHM hôm nay báo cáo lợi nhuận tốt, giá cũng không tăng được nhiều, thậm chí bị nhà đầu tư tranh thủ xả mạnh ngay đầu phiên. Trong vài ngày tới, kết quả kinh doanh sẽ xuất hiện hết, sau đó thị trường sẽ quay lại với các thông tin cũ như dịch bệnh, tái khởi động các nền kinh tế, giá dầu…
Sức ép của nhà đầu tư nước ngoài đối với toàn thị trường cổ phiếu nói chung và blue-chips VN30 nói riêng vẫn chưa hề suy giảm. Không đề cập đến chuyện thời điểm bán hay lời lỗ, việc dòng vốn ngoại rút đi triền miên có khả năng trở lại thành tâm điểm của thị trường. Ở nhịp phục hồi tạo đáy đầu tháng 4, thanh khoản chung của thị trường tăng mạnh nên áp lực bán của nhà đầu tư nước ngoài có phần bớt ảnh hưởng.
Nhưng lúc này, tổng thể thanh khoản thị trường bắt đầu giảm xuống nhiều và giao dịch của nhà đầu tư trong nước cũng giảm. Ví dụ tại đỉnh 20-21/4, giao dịch khớp lệnh của VN30 trên 5.000 tỷ đồng, hôm hay còn 3.229 tỷ đồng, cũng giảm hơn 35%. Tuần trước thị trường tạo đỉnh, do thanh khoản tăng nên giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài tại nhóm VN30 chỉ chiếm chưa tới 20% tổng giá trị giao dịch. Dù mức bán vẫn duy trì hai ngày đầu tuần này nhưng do thanh khoản giảm nên khối ngoại bán đã chiếm 25,8%. Đây là điều đáng ngại hơn vì không biết lúc nào khối ngoại dừng bán và khi còn bán nghĩa là còn cần nhiều tiền để đỡ lượng bán đó, nếu không giá sẽ chịu áp lực giảm tiếp.
Thị trường đang có khả năng rơi vào nhịp điều chỉnh giảm cũng không phải là điều gì khác thường vì tăng mạnh thì cũng cần giảm để giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, chiết khấu thêm các thông tin mới. Điểm quan trọng chính là thị trường đã tạo được đáy cuối tháng 3, đầu tháng 4 ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất. Nếu dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn thì nguy cơ giảm xuống thấp hơn đáy này cũng được loại trừ.
Song Tử
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/12
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/12 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* VNM: Ngày 07/12, HĐQT CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM - HOSE) đã thông qua nghị quyết về việc mua thêm cổ phiếu của CTCP GTNFoods (GTN) để đạt tỷ lệ sở hữu 75%.
* GTN: CTCP Invest Tây Đại Dương, cổ đông lớn của CTCP GTNFoods (GTN - HOSE) đã bán được hơn 36,2 triệu cổ phiếu GTN trong tổng số 41,28 triệu cổ phiếu GTN đăng ký bán từ ngày 08/11 đến 07/12 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại GTN xuống còn 35 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14%.
* HVH: CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (HVH - HOSE) thông báo, đã mua xong 500.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ từ ngày 20/11 đến 04/12 theo phương thức thỏa thuận với giá bình quân 17.000 đồng/cổ phiếu. Liên quan đến HVH, ông Đỗ Huy Cường - Phó chủ tịch HĐQT vừa có báo cáo, chỉ mua được hơn 54.000 cổ phiếu HVH trong tổng số 250.000 cổ phiếu HVH đăng ký mua từ ngày 08/11 đến 07/12 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Cường đã nắm giữ hơn 2,48 triệu cổ phiếu HVH, tỷ lệ 12,91%.
* BCG: Ông Phạm Minh Tuấn, Thành viên HĐQT CTCP Bamboo Capital (BCG - HOSE) đã mua vào 100.000 cổ phiếu BCG trong ngày 09/12 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Tuấn đã nâng sở hữu tại BCG lên hơn 348.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,32%.
* NKG: Ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Nam Kim (NKG - HOSE) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu NKG từ ngày 16/12 đến 14/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Quang sẽ nâng sở hữu tại NKG lên hơn 21,81 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,99%.
* NAV: Ngày 10/12, HĐQT CTCP Nam Việt (NAV - HOSE) đã có quyết định chi tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 theo tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 31/12/2019 và thanh toán dự kiến từ 15/1/2020.
* DSN: Ngày 30/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 của CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 31/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 36%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/1/2020.
* DPG: CTCP Đạt Phương (DPG - HOSE) dự kiến phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo, giá phát hành bằng mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 02 năm, lãi suất danh nghĩa dự kiến 11,5%/năm.
* HAG: Ngày 10/12, HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG - HOSE) thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 248,5 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 99,4% tại CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai.
* APG: Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (APG - HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG từ ngày 16/12 đến 14/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Hưng sẽ nâng sở hữu tại APG lên 2,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,64%.
* VDS: Ngày 23/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2019 của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 24/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 06/1/2020.
* TCD: Bà Lê Thị Mai Loan, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TCD - HOSE) đã mua vào 100.000 cổ phiếu TCD trong ngày 09/12 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, bà Loan đã nâng sở hữu tại TCD lên hơn 1,99 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,71%.
* NLG: Ngày 11/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2019 của CTCP Đầu tư Nam Long (NLG - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 12/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4,78%, thanh toán dự kiến bắt đầu từ ngày 26/12/2019.
* KMD: Bà Lê Thị Hạnh Nguyên, Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư HP Việt Nam (KDM - HNX) đăng ký bán toàn bộ 250.000 cổ phiếu KDM sở hữu, tỷ lệ 3,52%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 11/12 đến 06/01/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* QNC: Công ty TNHH CemTech Việt Nam, cổ đông lớn của CTCP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (QNC - HNX) đã mua vào 3 triệu cổ phiếu QNC trong ngày 06/12. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại QNC lên 6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,17%.
* KTT: Ông Lê Khánh Trình, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư thiết bị và Xây lắp điện Thiên Trường (KTT - HNX) đăng ký bán toàn bộ 170.000 cổ phiếu KTT sở hữu, tỷ lệ 5,75%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 11/12 đến 06/01/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* VCR: CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (VCR - HNX) đã bán xong toàn bộ gần 600.000 cổ phiếu quỹ từ ngày 16/9 đến 16/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* SPP: Ông Dương Quốc Thái, Phó chủ tịch HĐQT CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP - HNX) đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 1,23 triệu cổ phiếu SPP sở hữu, tỷ lệ 4,99%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 27/9 đến 25/10.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
VNDirect sắp phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho vay ký quỹ CTCP Chứng khoán VNDirect công bố thông tin về việc phát hành trái phiếu đợt 3-4 trong năm 2019 (ngày 19/12 và 25/12), mỗi đợt 100 tỷ đồng nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay ký quỹ. Lãi suất danh nghĩa dự kiến: lãi suất cố định 9,85%/năm. Kỳ hạn trái phiếu 10 năm, là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài...