Góc ngẫm nghĩ: Nghề giáo giàu hay nghèo?
Câu hỏi ‘Làm giáo viên có nghèo?’ khiến giáo giới lại xôn xao câu chuyện xưa cũ về mức lương và điều kiện sống tối thiểu của người thầy trong xã hội hiện đại.
Nhà giáo có những giá trị mà không vật chất nào có thể so sánh được – ĐÀO NGỌC THẠCH
“Làm giáo viên có nghèo?” là câu hỏi được một học sinh gửi đến chương trình tư vấn “Hành trang tương lai” của Báo Thanh Niên.
Nghề giáo giàu hay nghèo? Câu trả lời nếu chỉ xét về khía cạnh vật chất chắc chắn sẽ là không nghèo mà cũng chẳng giàu, chỉ vừa đủ sống. Ba năm tăng một bậc lương, sau đằng đẵng 15 năm đi dạy, với mức lương 7 triệu đồng khéo léo chi tiêu và xoay xở cũng đắp đổi được cuộc sống thường nhật.
Cái nghèo của nhà giáo bao đời vần xoay vẫn thế, chúng tôi vẫn an ủi nhau về sự thanh đạm trong nếp sống. Bù lại, sự thanh cao của nghề giáo chính là cơn gió mát lành thổi bay biến đi mọi lo toan thường nhật, mọi thiếu thốn nhọc nhằn. Để rồi lòng rưng rưng nghĩ bục giảng phấn trắng với những món quà từ trái tim mang tên “Tình nghĩa thầy trò”.
Có “công ty”, “văn phòng” nào như bục giảng, đơn sơ một bậc cấp bê tông nối liền tấm bảng đen giăng giăng bụi phấn quanh năm suốt tháng? Nơi ấy, kiến thức cứ tỏa hương ngan ngát, kỹ năng vun bồi từng chút một và những bài học làm người nhen nhóm dần thành ngọn lửa của ước mơ, khát vọng tỏa rạng và soi chiếu bằng thứ ánh sáng diệu kỳ…
Video đang HOT
Có “sản phẩm” nào của quá trình lao động lại đặc biệt như lớp lớp thế hệ học trò với vô vàn những cá tính riêng? Người thầy hoàn toàn không thể dùng một “phương pháp” duy nhất để “nhào nặn” những đứa trẻ khác biệt về tri thức, năng lực và phẩm chất.
Có hạnh phúc nào lớn hơn niềm sung sướng tràn ngập tâm hồn mỗi khi ta bất chợt bắt gặp một gương mặt thân quen giữa phố xá đông người cất lời gọi “cô ơi”, hay reo vang lời chào “thưa cô”, “thưa thầy”. Mừng lắm ngắm trò trưởng thành và chững chạc bước vào đời trở thành những con người tử tế, lương thiện!
“Quả ngọt” mà người thầy chăm chút vun xới, tưới tắm trên hành trình uốn con chữ, nắn tâm hồn ấy sẽ được thu hoạch trên dặm dài làm “người gieo hạt”! Vì thế, mọi sự đánh giá “giàu – nghèo” của nghề giáo đều khiên cưỡng và gượng ép.
Lương thấp, giáo viên khuyên con 'chuột chạy cùng sào cũng đừng vào sư phạm'
Lương thấp, áp lực công việc cao và chịu sức ép từ nhiều phía là những lý do chính khiến nhiều giáo viên không muốn con cái theo nghề của cha mẹ.
Nhìn mẹ chong đèn soạn giáo án, Nguyễn Thị Lan Hương (lớp 12, THPT Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Nội) thủ thỉ: "Năm nay con định đăng ký thi sư phạm mẹ nhé" . "Không nên con ạ. Nhìn cảnh mẹ đi dạy chưa thấy khổ sao? ", chị Hằng trả lời con không chút ngần ngại. Còn Lan Hương nghe mẹ nói vậy thì nghĩ ngợi hồi lâu.
Từ nhỏ, Hương lớn lên trong tiếng giảng bài và thích từng nét chữ mềm mại trong những trang giáo án của mẹ. 5 tuổi, Hương được mẹ đưa đến trường. Ấn tượng đầu đời của em là hình ảnh mẹ mặc bộ áo dài, cầm bó hoa tươi thắm trong ngày 20/11. Với em, đó là lúc mẹ đẹp nhất. Hình ảnh đó sâu đậm đến nỗi trong suy nghĩ của Hương lúc nào cũng nhen nhóm ý định lớn lên phải thi trường sư phạm và trở thành cô giáo giống mẹ.
Năm 10 tuổi, ông nội ốm nặng. Lần đầu tiên Hương thấy bố mẹ cãi nhau. Lý do vì công việc của mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, trong khi thu nhập lại không cao do mẹ chưa được vào biên chế. Bố tức giận yêu cầu mẹ bỏ nghề dạy học để tìm công việc khác. Mẹ nhất quyết không bỏ nghề.
Lớn lên, Hương hiểu rằng nghề của mẹ là nghề cao quý nhưng cũng nhiều nỗi niềm riêng. Một ngày, mẹ phải làm rất nhiều công việc từ chuyên môn cho đến những việc không tên ở trường. Giai đoạn cuối năm học, Hương thấy mẹ thường mất ngủ vì lo lắng không biết năm học sau có được tiếp tục hợp đồng hay không?
Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng học sinh giỏi vẫn từ chối ngành sư phạm. (Ảnh minh họa: V.N).
Buồn nhất là đến ngày nhận lương. Lương của mẹ không cao chỉ loanh quanh 2 đến 3 triệu đồng/ tháng. Vì thế gánh nặng kinh tế gia đình đổ dồn lên vai bố. Những lúc như vậy, bố lại khuyên mẹ bỏ nghề. Mẹ nhất quyết không nghe và đành tìm công việc làm thêm để tăng thu nhập. Từ đấy mẹ lại bận rộn hơn.
Sau mỗi buổi dạy trên lớp, mẹ Hương nhận công việc bán thời gian. Khi thì cấy thuê, làm cỏ, khi thì đan hạt, dọn nhà. Mẹ cứ làm quần quật từ sáng đến tối và không có ngày nghỉ, đơn giản là mong muốn được đi dạy vì mẹ yêu nghề. Nhưng quả thật, mẹ chẳng vui nổi khi cầm đồng lương cuối tháng. Có một dạo, Hương thấy mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhiều lần để ý, mẹ vào phòng ôm mặt khóc rưng rức.
Thời điểm đó mẹ gần như bị trầm cảm do áp lực từ công việc. Học sinh thì một số bạn chưa ngoan, cãi nhau tay đôi với cô. Phụ huynh thì gây áp lực, viết đơn kiện lên ban giám hiệu chỉ vì phạt con họ lao động do nói chuyện riêng trong lớp. Ban giám hiệu và hiệu trưởng bắt mẹ làm tường trình, dọa cắt hợp đồng. Mẹ bất lực và suy nghĩ đến việc bỏ nghề. Thế nhưng, vượt qua tất cả mẹ vẫn đứng lớp được hơn 10 năm. Tuy nhiên nghe thấy con bày tỏ nguyện vọng thi sư phạm, trở thành giáo viên chị Hằng gạt phắt đi.
Chị cho biết không riêng chị mà đại đa số đồng nghiệp trong trường đều không muốn con cái theo nghề dạy học. Đây là thực trạng có thật trong ngành giáo dục vì hơn ai hết giáo viên quá thấm và quá hiểu những vất vả, cơ cực của nghề gõ đầu trẻ.
Khoảng 20 năm trước, học sinh thi vào sư phạm rất có giá vì điểm chuẩn cao, tỷ lệ chọi luôn nằm trong những trường top đầu. Khi ra trường cử nhân sư phạm không lo về việc làm và thu nhập cũng tương đối so với những ngành nghề khác. Quan trọng hơn, nghề dạy học là nghề cao quý, được xã hội coi trọng.
Thời thế thay đổi, trong những năm qua, thầy cô thường than phiền khi nghề giáo phải chịu nhiều áp lực do đồng lương thấp và sự thay đổi của xã hội. Chẳng hạn nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ huynh sẵn sàng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay hoặc buông lời xúc phạm đến giáo viên.
Chị Hằng tâm sự: "Tâm lý chung của nhiều đồng nghiệp và tôi là không ủng hộ con cái theo nghề của mình. Hiện nay, sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Khi đi làm thì lương 3 cọc, 3 đồng lại chịu nhiều áp lực. Nên tôi khuyên con phải định hướng lại công việc để có lựa chọn đúng đắn".
Giáo viên hơn 10 năm thu nhập cũng chỉ bằng lương phụ hồ, khiến thầy cô phải làm nhiều công việc để mưu sinh. (Ảnh: V.N)
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, đây là thực tế đáng phải suy ngẫm. Vì sao ngành sư phạm nhiều năm qua không thu hút được sinh viên giỏi? Đây là bài toán được đặt ra từ lâu nhưng vẫn chưa được tháo gỡ.
Theo chuyên gia, mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách thu hút học sinh giỏi thi sư phạm như hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng nhưng mấu chốt của vấn đề vẫn nằm ở triển vọng công việc. Hiện nay mức lương giáo viên tại Việt Nam tương đối thấp so với nhiều quốc gia trong khi cử nhân ra trường không xin được việc làm là lý do chính khiến cho ngành này kém thu hút học sinh.
"Ở nhiều quốc gia, lương của giáo viên có thể nuôi sống được một gia đình. Nhưng tại Việt Nam chúng ta chưa làm được điều này. Khi thầy cô phải lo chân trong, chân ngoài thì họ không thể toàn tâm ý cho công tác chuyên môn được. Vì thế cái khó nhất của ngành giáo dục là phải làm sao khiến nghề này hấp dẫn với xã hội. Như thế thì không lo thiếu học sinh giỏi thi sư phạm" , PGS Trần Xuân Nhĩ nói.
Ưu đãi giáo viên trẻ, nhưng đừng bạc bẽo với giáo viên già Chúng ta đừng viển vông rằng cứ tuyên dương nghề giáo là nghề cao quý là đủ mà cần phải có chế độ đãi ngộ đúng mức. Thông tin ngày 1/7/2022 tới đây, giáo viên các cấp sẽ bị cắt thâm niên theo quy định của Luật Giáo dục 2019 đang làm nhiều gia đình nhà giáo bất an, lo lắng. Lo vì...