Góc khuất ở Hàn Quốc qua bộ phim về trò chơi sinh tử
Series 9 tập của Netflix mang đến cho khán giả cảm giác hồi hộp khi nhóm nhân vật phải thực hiện chuỗi trò chơi thiếu nhi phiên bản “chết người”.
Trailer Squid Game
Squid Game xoay quanh 456 người cùng nhận được lời mời tham gia một trò chơi sinh tồn. Ở đó, họ phải đấu đá để giành chiến thắng cuối cùng với số tiền lên đến 45,6 tỷ won. Luật chơi đơn giản, phần thưởng giá trị khiến người tham gia hứng khởi ngay từ phút đầu tiên. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh kinh hoàng vẫn tiếp diễn sau mỗi vòng chơi. Liệu những nhân vật có bảo toàn tính mạng và giành giải thưởng cao nhất?
Tác phẩm mở đầu bằng khung cảnh những năm 1980, khi trẻ em Hàn Quốc quen thuộc với “trò chơi con mực”. Người chơi chia làm hai phe tấn công và phòng thủ đối đầu nhau. Trò chơi kết thúc khi một trong hai đội hoàn thành nhiệm vụ mà không phạm luật. Đây cũng là tiền đề cho chuỗi game sinh tồn mà nhóm người lớn trong phim phải tham gia.
Xuyên suốt phim, số phận của những người tham gia dần được hé lộ. Họ gắn mác tầng lớp lao động nhưng bị đối xử như nô lệ. Điển hình là nhân vật Abdul Ali do diễn viên Tripati Anupam thủ vai. Là người nước ngoài, Ali không được coi trọng và phải chăm chỉ làm việc để trang trải cuộc sống. Trong một lần cố đòi tiền lương, anh vô tình gây tai nạn cho tên chủ xưởng và phải bỏ trốn. Sự bất công của xã hội khiến nhân vật quay lại trò chơi “địa ngục”, hòng tìm đường sống cho bản thân.
Bên cạnh mong muốn phản ánh về chính sách lao động khắc nghiệt xứ Hàn, tổ biên kịch cũng lồng ghép thông điệp về lòng tham con người. Những nhân vật tham gia sẵn sàng làm điều ghê tởm như giết người, phản bội đồng đội để nâng mức thưởng lên thêm 100 triệu won. Trò chơi càng tiến dần đến đích, họ càng trở nên ranh mãnh và độc ác, không từ thủ đoạn để đổi lấy lợi ích. Một xã hội phân biệt đối xử đã khiến con người ở tầng lớp thấp kém đánh mất gia đình, vật chất và sau cùng là chính bản thân.
Cá tính nhân vật độc đáo
Vai chính Seong Gi Hun ( Lee Jung Jae) không hoàn hảo, từ đó tạo cho khán giả cảm giác gần gũi. Gã là con nghiện cờ bạc, mất quyền nuôi con do bê tha. Đầu phim, Seong ăn trộm thẻ ngân hàng của người mẹ già, nhưng không nhớ nổi sinh nhật mẹ để nhập mật khẩu. Khi có tiền trong tay, gã lại trở thành con người hào phóng, tử tế. Việc đầu tiên Hun làm là mua quà cho con gái, trả lễ láng giềng. Lối sống ăn xổi ở thì, ưa khôn vặt của nhân vật dễ khiến người xem liên tưởng đến gia đình ông Kim trong Parasite (2019) do Bong Joon Ho đạo diễn.
Gã không phải anh hùng kiểu mẫu thường thấy trên màn ảnh Hàn, thay vào đó như đại diện cho tầng lớp lao động đang vẫy vùng để vươn lên trong xã hội khắc nghiệt. Chỉ từ khi tham gia Trò chơi Con mực, Seong Gi Hun mới dần thay đổi và nhận ra có nhiều thứ cần bảo vệ trong cuộc đời. Nhờ lối diễn tự nhiên, hóm hỉnh, Lee Jung Jae mang đến chiều sâu cần thiết cho vai diễn, làm cho nhân vật của anh đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Mỗi vai diễn trong phim đều có điểm nhấn riêng.
Bên cạnh vai chính Lee Jung Jae, bộ phim còn có sự góp mặt của nam diễn viên Park Hae Soo. Trong phim, anh vào vai Cho Sang Woo – người đàn ông tài giỏi nhưng lại “nướng” hết tài sản cho cổ phiếu và phái sinh. Không dám đối diện với cuộc sống túng quẫn, anh tìm đến trò chơi với hy vọng cải thiện cuộc sống.
Họ cùng hai người khác lập thành một đội cùng chiến đấu. Sang Woo là một gã lạnh lùng và ích kỉ, dẫn đến nhiều cao trào trong diễn biến. Nổi tiếng nhờ vai diễn cầu thủ bóng chày Kim Je Hyeok trong Prison Playbook , tài tử sinh năm 81 trở lại sau hơn 2 năm vắng bóng. Sự đối lập giữa hai vai diễn cho thấy khả năng diễn xuất đa dạng và ngày càng tiến bộ của Park Hae Soo.
Squid Game còn đào sâu cuộc đời của vài nhóm nhân vật khác để người xem dễ đồng cảm. Đó là cô gái người Triều Tiên Sae Byok (Jung Ho Yeon) với cuộc vượt biên đánh đổi gia đình, là ông cụ Oh Il Nam (Oh Young Soo) bị chứng u não nhưng đầy lạc quan. Phim còn có nhân vật Jang Deok Su do Heo Sung Tae thủ vai là một tên giang hồ nhưng hèn nhát và run rẩy trước cái chết. Hắn tìm cơ hội giết người khác, nên luôn lo ngại khi bị phản bội. Tất cả tạo nên một khung cảnh đầy hỗn loạn của những kiếp người lầm đường lỡ bước.
Tin đồn “trùng hợp” từ ngày đầu công chiếu
Squid Game ngay từ khi ra mắt đã vướng phải nhiều nghi vấn giống với tác phẩm điện ảnh As the Gods Will của Nhật. Theo đó, khán giả nhận thấy nhiều điểm tương đồng trong nội dung. Trò chơi Hoa dâm bụt nở không cho phép người chơi cử động cũng là luật chơi tiêu biểu trong bộ phim do Nhật Bản sản xuất. Lần lượt những sự trùng hợp xảy ra khiến khán giả nhận xét Squid Gam e chính là phiên bản Hàn quốc của As The Gods Will .
Các trò chơi trong Squid Gam e có nét tương đồng với phim Nhật.
Đứng trước luồng ý kiến trái chiều, đạo diễn Hwang Dong Hyuk khẳng định kịch bản được lấy cảm hứng từ những câu chuyện sinh tồn trong truyện tranh. Ông còn giải thích thêm: “Kịch bản được hoàn thành vào năm 2009 nhưng bị từ chối bởi cốt truyện quá tàn bạo và phi thực tế để phát sóng vào thời điểm đó. Tôi không thể nhận được đầu tư nên buộc phải dừng lại”. Có thể thấy, ngoại trừ một vài tình tiết có điểm tương đồng, bộ phim mang màu sắc riêng biệt.
Nhóm thiết kế bối cảnh dùng gam màu tươi sáng, âm nhạc trong trẻo để tương phản với tính chất khắc nghiệt của các trò chơi. Hình ảnh những tên lính canh mặc đồng phục đỏ tươi rói, đeo mặt nạ có biểu tượng là có nút bấm trên trò chơi điện tử khắc họa tâm lý méo mó của kẻ chủ mưu. Ngoài ra, kịch bản có sự sáng tạo khi đẩy nam chính vào tình cảnh “chiến thắng nhờ ăn may”, trong khi các bộ phim khác lại có phần cường điệu hoá khả năng nhân vật.
Bên cạnh điểm cộng đầu tư, bộ phim còn nhiều thiếu sót về cách xây dựng câu chuyện. Đối với khán giả quen thuộc với thể loại kinh dị và gay cấn, đây không hẳn là sự lựa chọn hoàn hảo. Mạch phim chậm và xoáy sâu vào chuyển biến tâm lý nhân vật vô tình làm cho thiếu sự dồn dập cần thiết.
Squid Game có thời lượng dài cũng là lý do khiến mạch truyện lê thê với nhiều lời thoại rập khuôn. Hai tập đầu hầu như chỉ đề cập về cuộc sống bên ngoài của người tham gia, dễ khiến người xem mất kiên nhẫn. Trò chơi con mực còn gặp nhiều lỗ hỏng trong đường dây kịch bản, gây ngao ngán với những ai chuộng tính logic trong thể loại phim sinh tồn.
Ngã ngửa 3 lỗ hổng nội dung quá lớn ở Squid Game: "Trùm cuối" dễ bị đánh bại trong 1 nốt nhạc, trai đẹp cảnh sát "ảo lòi" quá là điêu
Thật khó để "nhắm mắt làm ngơ" những lỗ hổng này trong bom tấn Squid Game của Hàn Quốc.
Bom tấn sinh tồn Squid Game (Trò Chơi Con Mực) của Hàn Quốc vừa ra mắt đã thu hút sự chú ý khổng lồ khắp thế giới. Tác phẩm đứng đầu tại bảng xếp hạng trending của Netflix nhiều nước (trong đó có Việt Nam), có lượng tương tác khủng trên mạng xã hội. Squid Game được khen ở phong cách, diễn xuất và cách bộ phim khai thác sâu tâm lý nhân vật, phản ánh thực trạng xã hội Hàn Quốc. Tuy vậy, nội dung của tác phẩm vẫn gặp phải nhiều vấn đề, gây ra tranh cãi.
Cho dù Squid Game có hay hay dở, thì dưới đây vẫn là những "lỗ hổng" trong kịch bản của phim, khiến người xem thấy vô lý.
1. Giết người hàng loạt, tổ chức Squid Game không hề bị tố cáo dù thả người chơi về nhà?
Sau trò chơi đầu tiên, người chơi của Squid Game đã thực hiện biểu quyết để lựa chọn tiếp tục hoặc dừng lại. Kết quả dừng lại chiếm đa số, và tất cả mọi người được thả về (ngoại trừ những người đã chết). Tuy nhiên trong số những người chơi này, dường như chỉ có Gi Hun (Lee Jung Jae) là chịu đến đồn cảnh sát để báo cáo.
Thậm chí, chúng ta còn được biết rằng Squid Game đã tổ chức rất nhiều mùa chơi trước đó, tức là số lượng người tham gia (và thiệt mạng) ở trò chơi này lớn vô cùng. Nếu như vậy, tại sao trước đây chưa từng có ai báo cáo, hay có ai nghi ngờ khi có tận 456 người mất tích cùng lúc? Những thông tin này đều tạo cảm giác biên kịch đã quá dễ dãi với tổ chức độc ác Squid Game mất rồi!
2. Trò chơi kéo co có thể khiến "trùm cuối" thiệt mạng, có mạo hiểm quá không vậy?
Ở tập cuối cùng, khán giả mới biết được rằng ông già số 001 thực chất chính là "trùm cuối" của Squid Game. Ông ta tham gia vào trò chơi lần này hóa ra cũng chỉ là vì sở thích chứ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, liệu ông ấy có sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình chỉ vì một màn chơi?
Điều này được thể hiện ở vòng trò chơi kéo co. Trong ván này, đội của ông già và Gi Hun đối mặt với một nhóm người vô cùng lực lưỡng. Nhờ vào mưu kế của ông già, đội Gi Hun mới chiếm được ưu thế lúc đầu, tuy nhiên sau đó vẫn bị đội đối thủ áp đảo.
Phải đến khi Sang Woo (Park Hae Soo) nghĩ ra kế sách mới, cả đội mới lật ngược được tình thế và chiến thắng. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Sang Woo không nghĩ ra điều gì và đội của Gi Hun thua cuộc? Nếu thế, cả đội (bao gồm ông già) sẽ bị kéo rơi xuống vực thẳm phía dưới và chết tức tưởi.
Có thể ông già sẽ được cứu sống, tuy nhiên hành động này sẽ khiến tất cả bại lộ. Tổ chức Squid Game cũng sẽ mất đi sự nghiêm túc của mình. Xét cho cùng, thật là một nước đi thiếu khôn ngoan.
3. Chiếc điện thoại của mỹ nam cảnh sát hẳn là màu nhiệm, nhiều ngày mà vẫn chẳng hao pin!
Tình tiết vô lý nhất của Squid Game chính là việc chàng cảnh sát Jun Ho (Wi Ha Joon) xâm nhập vào ổ địch quá dễ dàng, trên tay chỉ có chiếc điện thoại với 50% pin. Nhiều ngày "xới tung" hang ổ Squid Game, anh chàng thực hiện nhiều tác vụ như chụp ảnh, quay video, viết note mà không có lấy một chiếc dây sạc. Tuy nhiên bằng một cách thần kỳ nào đó, điện thoại anh chàng vẫn luôn ở trạng thái "sung sức" sau nhiều ngày liền.
Thậm chí, ở một hòn đảo đã được tuyên bố là "không có sóng", điện thoại của chàng cảnh sát Jun Ho vẫn bắt sóng quá ngon lành, còn gọi được điện thoại và gửi tệp tin. Thật quá là vô lý!
Squid Game hiện đã phát sóng trên Netflix.
Bom tấn sinh tồn Hàn biến "trò con nít" thành đấu trường đẫm máu, người chết liên hoàn xem mà khiếp vía Trailer chính thức của Squid Game hé lộ thêm về nội dung bom tấn sinh tồn rùng rợn bậc nhất Hàn Quốc. Ngày 16/8, teaser chính thức của Squid Game (Trò Chơi Con Mực) đã được tung ra. Phim được coi là bom tấn sinh tồn đen tối bậc nhất của Hàn Quốc, còn có sự góp mặt của "ông hoàng phim hành...