Góc khuất đằng sau những người kiếm tiền trên YouTube
Để có một kênh YouTube có thể kiếm tiền, người tạo ra và xây dựng nó buộc phải từ bỏ cuộc sống của một người bình thường.
Jacques Slade đang tận hưởng kỳ nghỉ mát tại bãi biển, chuyến đi mà anh tự thưởng cho mình khi kênh YouTube sắp đạt mốc 1 triệu lượt theo dõi (subscribers). Anh dự định sẽ rời xa Internet một thời gian ngắn để thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Áp lực đổi mới nội dung khiến các nhà sáng tạo video YouTube đau đầu.
Tuy nhiên, công việc của một người làm toàn thời gian cho kênh YouTube không cho phép Slade tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn. Kể cả khi đi chơi, trong đầu anh vẫn hiện lên những câu hỏi: “Tôi không có nội dung gì trong 4, 5 ngày tới. Chuyện gì sẽ xảy ra với tôi, với lợi nhuận của tôi? Khi tôi quay lại, mọi người vẫn xem video của tôi hay không?”.
Slade chỉ là một trong số những nhà sáng tạo nội dung trên Internet (ở đây là YouTube) quay cuồng với các suy nghĩ liên quan đến công việc. Nhìn bề ngoài, họ là những con người hào nhoáng, kiếm được nhiều tiền và thậm chí có cảm giác không làm việc nhiều. Tuy nhiên, đằng sau là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ và chịu đựng không ít áp lực.
Với những người làm nội dung trực tuyến, họ biết rằng nếu chỉ cần tự cho phép mình tạm nghỉ một phút giây nào đó, thứ hạng trên YouTube sẽ thay đổi. Thu nhập của họ chủ yếu dựa vào quảng cáo bên trong video và ngừng hoặc giảm sản xuất video cũng đồng nghĩa với thứ hạng đi xuống, từ đó doanh thu giảm. “Nếu làm một công việc bình thường như văn phòng hay công nhân, bạn sẽ biết rõ số tiền mình nhận được mỗi tháng. Nhưng những người sáng tạo nội dung YouTube thì không”, Edgar Alvarez của Engadget nói.
Video đang HOT
Elle Mills, người sở hữu kênh YouTube với khoảng 1,4 triệu subscribers chia sẻ, để không bị tụt thứ hạng, cô phải liên tục sản xuất video và nội dung cũng phải ngày một đa dạng và phong phú hơn. Làm quá nhiều việc trong khoảng thời gian quá ngắn kéo theo áp lực tâm lý và suy nhược thể chất, thậm chí là kiệt sức. “Tôi cảm thấy lo lắng, trầm cảm nhưng đó là những gì tôi muốn. Tôi không hài lòng tức là tôi còn sáng tạo. Điều đó thật ngu ngốc với chính bản thân mình”, Mills cho biết.
PewDiePie – Youtuber có lượng người theo dõi lớn nhất thế giới.
Nếu như áp lực với Mills là một thì áp lực với những kênh có lượng subscribers như CaseyNeistat (10 triệu subscribers ) hay PewDiePie (65 triệu subscribers) gấp nhiều lần. Karen North, một giáo sư chuyên về truyền thông xã hội và tâm lý học tại USC Annenberg, cho rằng sức chịu đựng của những cái tên kể trên là “khủng khiếp”. Ông so sánh áp lực của người tạo nội dung YouTube lớn hơn nhiều lần so với diễn viên, người mẫu hay ca sĩ nổi tiếng. “Bên cạnh video, các kênh YouTube luôn phải tạo sự kết nối với khán giả liên tục. Những đánh giá của họ sẽ tác động rất lớn đến người tạo nội dung cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong khi đó, người nổi tiếng có thể im lặng với khán giả của họ”, North giải thích.
Sam Sheffer, người đã bỏ công việc văn phòng để tập trung toàn thời gian cho kênh YouTube, cho rằng một trong những khó chịu nhất mà anh trải qua là những nhận xét tiêu cực bên dưới video. “Nếu bạn đang hứng thú sáng tạo nhưng bị nhận xét không hay, tinh thần của bạn sẽ bị chùng xuống lập tức. Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra rằng chỉ có nội dung hay hơn mới chinh phục khán giả. Các bình luận khó nghe cũng chưa hẳn là sai, thậm chí mang tính xây dựng rất cao”, Sheffer chia sẻ.
Những khó khăn còn đến chính từ YouTube. Những năm gần đây, Google đã liên tục thay đổi chính sách quảng cáo, ban hành nhiều quy tắc mới cũng như thuật toán kiểm duyệt ngặt nghèo. Do đó, cộng đồng sáng tạo cũng thường trực nỗi lo bị tắt tính năng kiếm tiền bất kỳ lúc nào mà không được báo trước. “Đột nhiên một ngày đẹp trời, video của kênh bỗng dưng bị thuật toán kiểm duyệt quy vào hạng có hại, kích động hoặc vi phạm điều khoản bất kỳ và bị khóa, công sức của bạn sẽ đổ sông đổ biển”, Philip DeFranco, người sở hữu một số kênh có lượng subscribers lớn, cho biết.
Chuyên gia trang điểm Michelle Phan.
Nhưng trong số đó, đã có không ít người tạm thời từ bỏ kênh của mình khi đang giai đoạn đỉnh cao. Michelle Phan – chuyên gia trang điểm người Mỹ gốc Việt, người sở hữu kênh chuyên về làm đẹp có 9 triệu subscribers – đã nghỉ một năm để giảm áp lực và sau khi quay lại vẫn tạo sức hút. Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm và đã có nền tảng vững vàng với hàng triệu người theo dõi kênh, cũng như nắm trong tay một đế chế mỹ phẩm hùng mạnh trị giá 500 triệu USD.
“Như vậy, có thể thấy cuộc sống của các nhà sáng tạo nội dung YouTube không đầy màu hồng như hình ảnh họ xuất hiện trên mỗi video. Đáng lẽ ra, họ phải đặt sức khỏe lên hàng đầu thì họ lại lựa chọn công việc. Nhưng cũng nhờ họ, YouTube đang trở thành một môi trường tốt hơn”, North kết luận.
Theo VnExpress
Google bị cáo buộc thu thập dữ liệu trẻ em bất hợp pháp
Liên minh gồm 23 tổ chức bảo vệ quyền trẻ em đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC), đòi YouTube bồi thường hàng tỷ USD.
Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em (COPPA), được Mỹ thông qua năm 1998, có quy định không được thu thập dữ liệu của trẻ em dưới 13 tuổi. Đây cũng là lý do Google tạo ra YouTube Kids để thay thế cho phiên bản thông thường.
Không ít nội dung người lớn vẫn xuất hiện trên YouTube Kids.
Tuy nhiên, theo CNN, 23 tổ chức bảo vệ trẻ em, người tiêu dùng và quyền riêng tư cho rằng Google đang thu thập dữ liệu từ chính YouTube Kids. Trong đơn gửi tới FTC, liên minh này nói công ty tìm kiếm Mỹ đã lưu số điện thoại, địa điểm, hoạt động truy cập của trẻ trên các website, dịch vụ mà không có sự cho phép của phụ huynh, cũng như chạy các quảng cáo không phù hợp với độ tuổi.
Nhóm yêu cầu Google chấm dứt hành động trên, đồng thời phải thay đổi cách thức quản lý nội dung cho YouTube Kids. Bên cạnh đó, nhóm cũng đòi xử phạt Google vì đã kinh doanh dựa trên những dữ liệu về thói quen của trẻ em. Dù không đề cập chi tiết, theo Androidauthority, số tiền được cho là lên đến hàng tỷ USD.
"Bảo vệ trẻ em và gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem kỹ khiếu nại và đưa ra hướng giải quyết hợp lý", người phát ngôn của Google cho biết.
Trước đó, Google cho biết sẽ tăng cường nhân sự để kiểm duyệt thủ công các video dành cho trẻ em, sau khi bị có thông tin rằng trên nền tảng YouTube Kids chứa nhiều clip gắn mác dành cho gia đình nhưng ẩn chứa nội dung nhạy cảm, bạo lực. YouTube sẽ có các thuật toán mới nhằm đảm bảo trẻ em không tiếp xúc với các nội dung không lành mạnh. Cuối năm ngoái, Google cũng đã đóng cửa hơn 50 kênh "có nội dung xoay quanh trẻ vị thành niên nhưng có thể gây hại cho trẻ" và các kênh "có nội dung gia đình nhưng mang chủ đề người lớn hoặc nội dung hài dành cho người lớn".
Bảo Lâm
Theo VNE
Kiếm tiền trên YouTube, bạn cần hiểu những chính sách này Một số thay đổi mới trong chính sách kiếm tiền trên YouTube đã được Google nêu ra trong bài viết trên blog của hãng. YouTube đang trong quá trình kiểm soát chặt chẽ các video sau sự cố khiến người dùng YouTube trên khắp thế giới phẫn nộ. Đó là đoạn video Logan Paul (một Youtuber có hàng triệu người theo dõi) bày...