Góc khuất của những ca sỹ hạng 3
Kết thúc bài hát, cô cúi gập người chào khán giả để đón nhận vài tiếng vỗ tay lác đác. Bỗng từ dưới một miếng bánh ngọt của gã say nào đó bay vù vào mặt nữ ca sỹ. Chạy vội vào sau hậu trường, cô đưa tay lau vội giọt nước mắt, nhận tiền cát -xê… thế là xong một đêm diễn.
Giọt nước mắt phía sau sân khấu
Qua một bầu show, tôi biết Hoài Thu, sinh viên một trường nghệ thuật. Phải công nhận Thu có giọng hát nghe rất mượt, khiến người ta chú ý. Cô vẫn thường xuyên gọi điện cho bầu show mà tôi quen để được gọi đi hát. Lần gặp gỡ trò chuyện, tôi biết Thu là sinh viên năm cuối của một trường cao đẳng về nghệ thuật. Quê Thu ở một huyện miền núi Nghệ An nổi tiếng nhất tỉnh về nghèo đói.
Cảnh thường thấy ở các quán bar đêm (Ảnh minh họa)
Một lần ngồi quán cà phê nhạc sống ở Cầu Giấy tôi nghe giọng hát của Thu vang lên, tôi không thể nhầm được. Khi bài hát kết thúc, ánh đèn trên “sân khấu” chiếu sáng rõ, tôi nhận ra Thu. Hỏi ra mới biết cô là ca sỹ hát cho quán đã được 3 tháng nay. Gặp tôi, Thu cười gượng gạo và ngay sau đó hát tặng tôi bài “kiếp cầm ca”. Tiếng hát nghe não nề đã kéo tôi đến thực tại một góc của thành phố. Nơi đó có những ca sỹ hát cho một lượng khán giả nhỏ, họ hát vì nghệ thuật thì ít, vì hai chữ “mưu sinh” thì nhiều.
Hoài Thu kể với tôi về gia đình, làng quê nơi cô ra đi. Đó là một vùng đất nghèo, quanh năm thiếu ăn. Ở đây việc vận động học sinh đến trường là cả một vấn đề làm đau đầu không ít người có trách nhiệm. Học chữ đã khó nói chi đến học nhạc, nên cái nghề như Thu có về quê cũng trở thành ế ẩm. Gia đình khó khăn, tiền học của Thu gia đình không kham nổi nên cô đành tìm việc làm thêm.
“Mới đầu công việc của em là bưng bê, phục vụ cho các quán. Một lần đi làm cho quán cà phê nhạc sống ở Cầu Giấy em thấy mấy ca sỹ hát ở đây thu nhập cao hơn, em liền đổi nghề đi hát phòng trà chấp nhận thân phận “hát lót”, thế chỗ ca sỹ chính khi họ vắng mặt”, Thu kể. Mỗi đêm, Thu được chủ nhà hàng trả 300.000 đồng, một tuần cô chạy sô 3 quán cũng tạm đủ chi trả cho công việc học hành của mình. Còn với bầu show kia, Thu chỉ được mời tham gia những suất diễn trong các triển lãm xô bồ, mang tính chất tạo không khí vui vẻ với cát- xê không quá 500.000 đồng.
Ra trường, Thu không về quê mà vẫn tiếp tục đi hát phòng trà có nhiều thời gian hơn nên cô chạy sô được nhiều quán. Lúc này tiếng tăm của cô đã khá nổi trong giới ca hát tại các phòng trà ở Hà Nội. Thu nói: “Nghề này bạc bẽo lắm, em không muốn làm nữa và đã nộp hồ sơ về quê xin việc, nhưng vẫn phải đợi”. Chờ đợi không biết đến bao giờ và Thu vẫn phải kiếm tiền để sống, giúp đỡ bố mẹ nuôi em nhỏ. Cơm áo không đùa được, cô lại dấn thân vào các phòng trà bình dân.
Trong những lần đem tiếng hát mua vui cho khách, Thu quen và yêu một đại gia là doanh nghiệp ở Hà Nội. Vì mê tiếng hát của cô, ông ta đã tốn công sức tiếp cận và còn hứa sẽ xin việc cho cô. Như chết đuối vớ được cọc, Thu lao theo cuộc tình như một kẻ say. Nhưng khi có thai ngoài ý muốn thì “người yêu dấu” bao bọc cho Thu những ngày tháng qua đã yêu cầu cô phá thai. Vì muốn trói buộc người tình để có tiền, có nhà nên Thu cự tuyệt. Thân phận làm vợ bé của Thu cũng không thành, khi “bà lớn” biết chuyện cho tay chân đến “khủng bố”. Thu bị quăng quần áo ra khỏi ngôi nhà đại gia kia thuê để làm chỗ đi lại. Cô lại thành người trắng tay, không nơi nương tựa. Đau khổ, Thu đành đi giải quyết cái thai và lại âm thầm khép mình trong phòng trọ.
Hàng đêm, Thu vẫn đi hát tại các phòng trà, các quán cà phê với tiếng hát mang âm hưởng dân ca, chuyển sang nhạc vàng nghe não lòng đầy tâm sự hơn. Còn bầu show nơi Thu vẫn nhờ vả thì cho biết: “Hạng ca sỹ như Thu nhiều lắm, bần cùng bất đắc dĩ tôi mới mời cô ấy. Bởi lẽ, là ca sỹ mà đi hát phục vụ karaoke thì có khác gì… gái gọi loại xoàng”.
Sức hút tiền, tình và danh vọng
Thực ra cái danh từ “ca sỹ phòng trà” hình thành từ lâu rồi và thịnh hành ở Sài Gòn trước 1975, nơi các ca sỹ hát nổi danh từ những phòng trà, quá bar và được các hãng thu băng đĩa ký kết độc quyền. Sự đa dạng của nhu cầu thưởng thức văn hoá, nơi các “thượng đế” chi tiền để có tất cả thì ca sỹ phòng trà phục vụ hát tại gia, phòng cà phê VIP, phục vụ quán ăn nhậu, thậm chí trên chiếu bạc…
Video đang HOT
Thân phận ca sỹ phòng trà (Ảnh minh họa)
Một bầu show có thâm niên trong nghề “điều đào” tại Hà Nội, nơi những ca sỹ chưa nổi tiếng “gửi gắm” để có được đất diễn kể: “Với những ca sỹ hạng 3, đi hát chỉ là công cụ để tìm cửa khác kiếm tiền. Có lần, mấy “thiếu gia” Hà thành gọi điện nhờ tôi điều cho mấy đào đến phục vụ ăn nhậu, và chiếu bạc tại gia. Gọi là ca sỹ, nhưng lúc ấy mấy cô có hát hò gì đâu. Khuôn mặt trang điểm trông ưa nhìn, thân hình nõn nà vài lần đi phục vụ hát hò trong các cuộc nhậu là “ghi điểm” để có cuộc gọi về sau.
Mỗi lần đi phục vụ như vậy tiền bo của các đào có khi lên tới cả ngàn đô. Nhưng khi không được yêu cầu hát nhạc phẩm thì các cô phải hát bằng… hình thể eva. Cũng ê chề lắm, thân hình không mảnh vải che thân phục vụ đám cờ bạc nhưng vì tiền, nhiều cô vẫn nhắm mắt đưa chân, phục vụ mọi nhu cầu của khách có tiền”.
Cũng theo bầu show này, phòng trà ca nhạc thời gian gần đây mọc lên như nấm sau mưa. Có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu của thượng đế là không thích uống trà và cà phê suông. Ngày nay, phần nhiều các ca sỹ nhạc trẻ cũng đi lên từ sân khấu ca nhạc “phòng trà”. Họ đến đây hát rồi vô tình lọt vào tai một bầu show nào đó. Thế là từ một ca sỹ vô danh, trải qua công nghệ lăng xê trở thành một ngôi sao ca nhạc, thành thần tượng của một số giới trẻ. Xem ra, cách bước lên bục vinh quang của nền nhạc trẻ hiện nay khá đơn giản, và cách ngắn nhất là qua phòng trà.
Việc ca hát phòng trà là một việc hoàn toàn lành mạnh, nói cách khác, đó là nghề kiếm sống chính đáng. Nhưng phía sau ánh đèn sân khấu này là cả những câu chuyện dài về được và mất. Một buổi tối cuối tuần, chúng tôi đến một quán nhạc sống trên đường Láng Hạ. Trên sân khấu, một nam ca sĩ trẻ đang lắc lư người, bên cạnh anh ta là một dancer ăn mặc sexy khoe gần trọn bộ ngực uốn éo theo điệu nhạc hỗn tạp. Bên dưới sân khấu nghi ngút khói thuốc, sặc mùi rượu tây. Hỏi dò tên tuổi anh chàng ca sỹ thì được nghe cái tên lạ hoắc.
Một thông tin về anh chàng ca sỹ này là anh ta thuộc giới tính thứ ba thường xuyên “cặp” với mấy vị khách Tây. Những chuyện như chàng ca sỹ này không phải là điều lạ ở các phòng trà ca nhạc. Nhiều vị khách đến đây chỉ với mục đích là tìm “hàng” nên các ca sỹ lọt vào tầm ngắm của các đại gia là điều không tránh khỏi.
Một ca sỹ phòng trà thành nổi tiếng (và tai tiếng) phải kể đến N.H.N., ca sỹ của “Sao mai điểm hẹn” bị người tình tung ảnh lên mạng. Xuất thân từ một ca sĩ phòng trà ca nhạc, N.H.N. hát chính cho một phòng trà ở Cầu Giấy và đã lọt vào mắt anh chàng từ nước ngoài về, có tiền. Cái giá phải trả của cô ca sỹ có thân hình bốc lửa ấy là sóng gió dư luận dập vùi khi ảnh nóng bị tung lên mạng. Cuối cùng để chạy trốn, cô vào mảnh đất phương nam đầy nắng gió, nơi quan niệm sống thoáng hơn.
Tại đây, cô tiếp tục hát trong các phòng trà, quá bar. Ở trên, cô hát, biểu diễn vũ đạo còn ở dưới người ta truyền nhau xem những bức “ảnh nóng” của cô và mặc sức bình luận. Có người thương, cho rằng cô bị gã người yêu đốn mạt hại mà vung tiền bo không tiếc. Cuối cùng, cũng có người thương đưa cô sang Mỹ, tiếp tục hát và kết hôn tạo dựng hạnh phúc gia đình.
Không ít người trong nghề biểu diễn nghệ thuật khẳng định ca sỹ phòng trà là điểm bắt đầu để người theo con đường nghệ thuật đến với công chúng khi chưa nhận được show diễn. Những người thành danh bắt đầu bằng nghiệp ca hát phòng trà, nhưng đó là họ đã lao động thực sự, đã cống hiến hết mình và đi lên bằng tài năng của bản thân. Không thể phủ nhận nhiều phòng trà từng là bệ phóng đưa giọng ca của ca sĩ trở thành gương mặt tài năng. Và hầu hết các ca sĩ đã thành danh hiện nay vẫn tham gia hát phòng trà, đó là việc kiếm sống chính đáng, bằng chính năng lực của mình.
Khi ca hát chỉ là cái cớ
Không có may mắn đi từ mua bán đến một tình yêu như N.H.N., không ít ca sỹ phòng trà sau giờ hát là những cuộc mua phấn bán hương. Lúc lên sân khấu những ca sỹ này cố gắng ăn mặc, đi đứng làm sao tạo “cảm xúc” cho khán giả và một trong số các vị khán giả đó không tiếc tiền để qua đêm với họ.
Hát không phải là một nghề “hái ra tiền” như nhiều người thường nghĩ, nhất là đối với các nghệ sỹ chân chính, sống bằng giọng ca của mình. Thế nhưng, nhiều ca sỹ phòng trà mặc những bộ cánh mà tính bằng tiền hát có lẽ họ phải mất đến hai tháng lương, rồi những chiếc xe xịn… thì hát chỉ là một cái cớ.
Theo Minh Khánh (Người đưa tin)
Khi ca sỹ 'nhạc đỏ' Nam tiến
Việc các ca sỹ nhạc nhẹ ào ạt Nam tiến trong khoảng chục năm trở lại đây là điều khá bình thường. Nhưng ca sỹ "nhạc đỏ" Nam tiến thì lại là điều tương đối đặc biệt. Ngọc Quy là một ví dụ.
Sau nhiều năm gắn với với Hà Nội, gắn bó với không gian âm nhạc trầm trầm, âm ỉ cháy của miền Bắc, cuối năm 2010 sau khi ra mắt album mới, Ngọc Quy khá bất ngờ, nhanh với cả quyết định của bản thân khi chuyển cả gia đình vào Nam sinh sống.
Nửa năm qua, anh đều đều xuất hiện với các phòng trà ca nhạc và thời điểm này anh bắt đầu với những minni show. 19/4 tới đây, anh sẽ có show "Ngọc Quy và những người bạn" tại phòng trà Cest Moi (Thanh Hoa) vào lúc 20h 45" ngày 19/04/2012.
Ngọc Quy Nam tiến thành ca sĩ phòng trà
- Sự di chuyển "Nam tiến" vào nơi có nhiều phòng trà ca nhạc lần này của anh liệu có ý đồ nghệ thuật không?
Không hẳn là thế. Đây ban đầu chỉ là một cuộc dịch chuyển về không gian sống. Còn khi bước chân vào một thành phố có không khí sôi động của âm nhạc cũng là một thuận lợi mà mình có gắng để thích ứng... với môi trường mới và khán giả mới. Mình có thể được hát hàng đêm nếu mình có khán giả. Quy từ lâu yêu thích được hát thường xuyên ở phòng trà, thì nay có cơ hội gặp khán giả thường xuyên... nên có thể nói không có ý đồ nghệ thuật nhưng nó cũng là một yếu tố "kéo" mình vào Nam mạnh hơn chăng. (Cười).
- Ngọc Quy đã gắn bó với dòng nhạc trữ tình, dù có thử nghiệm với một số phong cách âm nhạc khác. Giờ có vẻ như bạn cũng đã kiên định hơn với dòng nhạc trữ tình, tiền chiến?
Ở sân khấu Sài Gòn dòng nhạc và phong cách của từng ca sĩ được phân định rõ ràng. Với những gì đã có, được khán giả đón nhận và riêng tình cảm đặc biệt của mình sẽ dành cho nhạc trữ tình. Nó thực sự hợp sân khấu phòng trà và hợp với sở trường của mình. Hy vọng là thời gian tới Quy có thể thực hiện được nhiều show diễn đặc biệt ấn tượng với dòng nhạc này.
Cần có "nền" mới dám đi nhanh
- Trước đây Ngọc Quy luôn ý thức là mình đi chậm nhưng chắc. Một vài năm mới có 1 album, chăm chỉ hát phòng trà, đi dạy học, đi diễn cho chương trình của Đài Tiếng nói- nơi bạn biên chế... Giờ bạn đã đủ chắc rồi nên bắt đầu đi nhanh: Nam tiến, hàng loạt các chương trình nối tiếp nhau ra đời?
Đúng là phải có những cái chậm và chắc đó thì mới dám đi nhanh và dám thực hiện nhiều chương trình công phu và lớn hơn. Có "nền" cơ bản mới dám đi nhanh, chứ mới ra trường, cứ thế mà lao đi như bay thì chắc sẽ ngã - với dòng nhạc của Quy là như thế. Cần tôi luyện giọng hát, cần rèn luyện khả năng sân khấu và cần nhất là hiểu cuộc sống hơn...
Còn mình không thích từ "Nam tiến". Vì hiểu một cách đơn thuần thì chỉ là chuyển đổi môi trường sống và làm việc. Không hẳn là cuộc dấn thân ghê gớm để tạo dựng sự nghiệp... dù không phủ nhận sân khấu Sài Gòn khiến ca sĩ có môi trường biểu diễn tốt hơn, làm nghề chuyên nghiệp hơn.
Bên cạnh công việc còn nhiều ý nghĩa khác tốt cho gia đình, con cái như khí hậu hài hòa tốt cho sức khỏe, ở Hà Nội mình hay bị cảm cúm, viêm xoang. Vào đây mình được hội ngộ với nhiều người thân trong gia đình.
- Sau một thời gian ngắn làm quen với sân khấu phía Nam, Ngọc Quy nhận thấy khác biệt gì?
Cũng may khi Ngọc Quy vào sống tại Sài Gòn có nhiều sân khấu để biểu diễn. Một vài anh chị thân thiết trong nghề giới thiệu, gặp được một số chủ phòng trà, được họ ủng hộ và sớm có nhiều show diễn.
Còn đặc biệt chính là ấn tượng về khán giả. Khán giả Sài Gòn chị biết rồi đấy, họ có nét văn hóa chính là thói quen đi nghe nhạc thường xuyên. Điều này tạo nhiều cảm hứng cho nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu cũng như cảm hứng hoạt động nghệ nghiệp, cho những kế hoạch dài hơi.
Minishow và những ca khúc lãng mạn của tân nhạc Việt Nam
- Mini show củaNgọc Quy và những người bạn lần này mang tới những gì?
Chương trình tập hợp những ca khúc lãng mạn của tân nhạc Việt Nam và một số ca khúc Ballad ngoại quốc sẽ mang đến cho người nghe những cảm xúc âm nhạc trữ tình, nồng nàn, bay bổng. Đêm nhạc sẽ được mở màn bằng một ca khúc quá quen thuộc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với tựa đề Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, như là lời tâm sự thành thực của Ngọc Quy.
Với Quy thì mỗi ngày được hát với cuộc đời là một niềm vui. Mini liveshow Ngọc Quy và những người bạn là một lần để người ca sĩ nói lời tạ ơn với khán giả TP.HCM- nơi đã dành cho Quy những cảm tình nồng hậu.
Đặc biệt trong đêm mini liveshow này, Ngọc Quy đã dành một phần trang trọng để vinh danh nhạc sĩ Phạm Duy. Quy đến với nhạc Phạm Duy không chỉ bằng con đường của ca sĩ đến với tác phẩm mà còn bằng cả tấm lòng biết ơn dành cho người nhạc sĩ đã cống hiến cho đời sống cả nghìn bài ca mà ca khúc nào đều là những tuyệt phẩm.
Theo Vnmedia
Khánh Du về nước hát cùng Phương Linh Ca sĩ phòng trà số một của thập niên 90 lầầuứng chung sân khấu với Hoa khôi Sao Maiểm hẹn 2006. Hai giọng cẹp của hai thế hệ xuất hiện tại Không gian âm nhạc số 11 mang chủề lãng mạn "ng chimt từ bụ. Khnh Du từngc coi là một pht hiện thành công nhất của hãngĩa VAFACO vào những năm 90...