‘Góc khuất’ của Bhutan
Hộp đêm, quán bar, rạp chiếu phim… là những điều du khách ít nghĩ tới khi nhắc đến Bhutan.
Bhutan nổi tiếng trong giới du lịch, được nhiều người đặt tên là “ quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”. Nhịp sống bình dị, cảnh đẹp hoang sơ là điều thu hút du khách đến thăm nơi này.
Quốc gia này sử dụng chỉ số hạnh phúc (GNH) làm thước đo về tiến bộ quốc gia thay vì các chỉ số kinh tế như GDP hay GNP. Bốn tiêu chí để đánh giá GNH gồm: phát triển kinh tế hài hoà, quản trị hành chính hiệu quả, thúc đẩy văn hoá, bảo vệ môi trường. Ảnh: Vlad Sokhin
Trong phần lớn lịch sử của mình, quốc gia này cô lập với thế giới bên ngoài. Lệnh cấm truyền hình và Internet được gỡ bỏ từ năm 1999. Trong ảnh là một hướng dẫn viên du lịch đợi khách dùng bữa trưa tại nhà hàng. Tất cả du khách đến Bhutan cần chi trả tối thiểu 250 USD/ngày và được cung cấp một hướng dẫn viên kiểm soát những gì họ được thấy. Du khách có thể đi dạo mà không có người hướng dẫn, song không được khuyến khích. Ảnh: Vlad Sokhin
Nhắc đến Bhutan, du khách thường nghĩ tới những ngôi chùa, Phật giáo và nhịp sống thanh tịnh, song quốc gia này có những “ góc khuất” ít người biết. Thanh niên Bhutan đang khiêu vũ trong hộp đêm Space 34, tại thủ đô Thimphu. Câu lạc bộ này tập trung những người trẻ giàu có tại địa phương và người nước ngoài sống ở Bhutan. Ảnh: Vlad Sokhin
Ở Bhutan, bạn sẽ không thể tìm thấy thuốc lá vì chúng bị cấm buôn bán và sử dụng. Câu lạc bộ Space 34 là một trong số ít nơi trên cả nước cho phép hút thuốc trong nhà. Ảnh: Vlad Sokhin
Ở Bhutan tồn tại một hình thức quán bar tên là “drayang”, nơi kết hợp giữa quán bar, câu lạc bộ khiêu vũ và trong một số trường hợp là nhà chứa. Đây là một khía cạnh khá phổ biến nhưng tương đối “kín tiếng” với khách du lịch tại quốc gia này. Ảnh: Vlad Sokhin
Ở drayang, các cô gái biểu diễn điệu nhảy truyền thống cho nam giới để lấy tiền và cung cấp số điện thoại của mình. Ảnh: Vlad Sokhin
Hầu hết tất cả người dân Bhutan đều mặc quốc phục, song nhiều người đang chờ đợi những cải cách triệt để, vừa duy trì bản sắc, vừa cho phép họ tự do ăn mặc hơn. Trong ảnh là Sonam và Chundutsering, đồng sáng lập nhóm nhạc trẻ “Awesome Crew”, trên quảng trường chính tại Paro, thành phố lớn thứ 2 Bhutan. Ảnh: Vlad Sokhin
Rạp chiếu phim tại Bhutan phổ biến vào cuối những năm 1980, khi truyền hình vẫn còn bị cấm. Hiện nay, ngành công nghiệp điện ảnh tại đây đang bùng nổ với 25-30 bộ phim được phát hành mỗi năm, xoay quanh chủ đề về những câu chuyện tình yêu và đạo đức Phật giáo. Hiệp hội Điện ảnh nước này công bố đầu tư 90 triệu USD để xây dựng “Thành phố điện ảnh”. Ảnh: Vlad Sokhin
Mẹ chở con đi khắp Ấn Độ gần 2 tháng giữa đại dịch
Nữ bác sĩ ở Kochi đưa con trai 10 tuổi vừa học vừa du lịch khắp 28 bang ở Ấn Độ trong khi chồng và con gái ở nhà.
Có thời gian và năng lượng để du lịch khi làm công việc toàn thời gian đã đủ khó trong hoàn cảnh bình thường, nhưng Mitra Satheesh, một bác sĩ, giáo sư trợ lý ở trường đại học chính phủ Ayurveda tại Kochi vẫn làm được ngay cả trong đại dịch. Cô đã cùng con trai 10 tuổi thực hiện một chuyến đi xuyên Ấn Độ từ tháng 3 vừa rồi, trong khi chồng và con gái 15 tuổi ở lại quê nhà.
Mitra Satheesh chia sẻ: "Con gái tôi gặp vấn đề về thể chất lẫn tinh thần nên đi du lịch dài ngày trải qua nhiều địa hình, khí hậu sẽ rất khó với nó. Con bé giống cha là không mê kiểu du lịch khám phá. Tuy nhiên có đứa con đặc biệt không có nghĩa là từ bỏ giấc mơ của mình. Bất kể lúc nào đi du lịch tôi vẫn đảm bảo con mình an toàn, trong cả đại dịch, con bé ở với mẹ tôi sẽ an toàn hơn vì nơi đó mọi người đều sống trong một môi trường riêng. Tôi chưa từng thấy tội lỗi khi du lịch một mình, bạn tin hay không thì tùy nhưng dành vài ngày trong năm để thực hiện ước mơ của mình không có gì sai".
Khởi nguồn chuyến phượt
Ý định cho chuyến đi cũng khởi nguồn sau khi chuyến du lịch châu Âu dự tính vào năm 2019 đã bị dẹp sang một bên. "Một người bạn gợi ý tôi đi Bhutan một mình, khi tự đi tự khám phá những ngôi làng tôi nhận ra những gì mình đọc và những gì mình trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Chuyến đi đó đánh thức ham muốn tìm hiểu thế giới của tôi", Mitra kể.
Một chuyến road trip (du lịch dài ngày bằng ôtô tự lái) chính là cách tốt nhất để trải nghiệm chân thực, gần gũi các điểm đến. Ban đầu Mitra định đi du lịch cùng bạn bè vào tháng 6/2020, khi đó cô có thể lái ôtô thoải mái trong vòng 100 km, nhưng dịch bùng lại nên kế hoạch đổ vỡ. Tuy vậy mơ ước du lịch của cô không bị dập tắt. "Tôi đã đi 450 km từ Kochi đến Thiruvananthapuram vào tháng 5-6/2020 để xem liệu mình có thể lái lâu hơn không. Hơn 3 tuần sau đó, tôi đã đi thêm 3 chuyến như vậy. Sau cùng, tôi lái xe tới Hampi vào tháng 9, chuyến đi 900 km kéo dài 13 tiếng là chuyến dài nhất lúc đó".
Đường tới Zojila, nơi Narayan mơ ước tới để được tận mắt thấy tuyết. Video: windin_my_hair
Chỉ hai mẹ con
Mitra nhận ra con trai cô Narayan cũng thừa hưởng "gen mê du lịch" của cô. Cậu bé lớp 6 đã cùng mẹ chu du tới Udhagamandalam thăm các cộng đồng dân tộc ở vùng này. "Tôi nghĩ con sẽ thấy chán nhưng cháu lại rất thích thú với việc tìm hiểu các bộ tộc ở đó", từ đó cô biết con trai có thể đi cùng mình những chuyến dài hơn.
Mitra dành 2 tháng lên kế hoạch cho chuyến kế tiếp, lên lộ trình theo sở thích và tìm tới các vùng nghề thủ công mà cô muốn khám phá. Lúc đó cô còn liên lạc với Bộ Du lịch và được hỗ trợ bằng thư giới thiệu và cung cấp thông tin liên lạc dùng khi khẩn cấp. Mitra đã tiêm vaccine và đảm bảo cả hai mẹ con đều mang theo thuốc. Sau khi xin phép nhà trường, Narayan được làm bài kiểm tra trong lúc đi du lịch với mẹ.
Covid-19 hạ nhiệt ở Ấn Độ, tình hình ổn định dần nên cô xin nghỉ phép. Chồng có phần lo ngại nhưng thấy cô quyết tâm kèm theo sự ủng hộ của mẹ cô mà anh chấp nhận chuyến đi.
Chuyến đi Oru Desi
Hành trình của hai mẹ con được đặt tên là Oru Desi Drive (một chuyến đi Ấn Độ trong tiếng địa phương Malayalam), bắt đầu từ thành phố Kochi vào ngày 17/3/2021. Hai người lái xe qua Tamil Nadu, Pondicherry, Andhra Pradesh, Telangana, Odisha và Tây Bengal để tới vùng Đông Bắc. Họ tránh đi qua nơi đông người và các nhà hàng mà tập trung vào tham quan những ngôi làng nhỏ. Họ xét nghiệm Covid-19 hàng tuần mỗi khi đi qua một vùng.
Con trai Mitra vừa đi du lịch cùng mẹ vừa học và làm bài kiểm tra vào các buổi tối. Cậu bé học khoảng 1 tiếng rưỡi trên xe và làm 7 bài kiểm tra trong vòng 2 tuần tại ngay phòng khách sạn. Mitra chia sẻ, cô đánh giá cao những bài học cuộc sống từ những chuyến du lịch hơn.
Mitra đã lái xe vượt 16.800 km qua 28 bang và 6 vùng lãnh thổ thuộc Ấn Độ trong 51 ngày cùng con trai 10 tuổi. Ảnh: Mitra
"Ở Panchumura, Tây Bengal, Narayan đã học được cách làm gạch đất nung. Ở làng Salmore Assam, con tận tay học làm một chiếc chậu mà không cần bàn xoay. Khi khám phá làng Bodo và học làm mặt nạ Majuli cũng ở Assam, Narayan còn kể rất thích sống trong ngôi nhà nhỏ. Vùng Đông Bắc ai cũng nói là không phải phải chỗ cho người ăn chay, nhưng ở đó tôi được giới thiệu rất nhiều món chay ngon làm chúng tôi nghĩ mình chưa khám phá hết nơi này", Mitra kể lại.
Khi tới Kashmir, đợt dịch Covid-19 thứ hai bùng lên dữ dội. Hai mẹ con Mitra tiến về Sonamarg để Narayan được thỏa mơ ước nhìn thấy tuyết và hướng về Zojila và Gumri trước khi vòng về Kochi. Để chuyến đi an toàn qua các bang và vùng lãnh thổ, Mitra phải đi đường zig-zag từ Jammu qua Chandigarh, Dehragun, Jaipur, Baroda, Mumbai và Mangalore vượt 3.700 km trong vòng 4 ngày. Hai mẹ con Mitra đã lái xe tới 17 tiếng mỗi ngày để trở về Kochi vào ngày 6/5.
Chi phí cho chuyến đi 100 ngày vào khoảng 450.000 rupee (6.070 USD) nhưng do đi 51 ngày và chủ yếu ở nhà người quen, bạn bè nên hai người chỉ tiêu hết 150.000 rupee (2.022 USD) trong suốt chuyến. Vì đại dịch, đôi khi hai mẹ con còn bỏ vài bữa trưa và ăn hoa quả sấy, bánh ngô nướng, uống sữa khi đi đường.
Hành trình bị rút ngắn và đã hoàn tất nhưng Mitra vẫn mong ngóng được đi chuyến mới, khám phá nhiều ngôi làng, vùng đất hơn vào năm sau. Trải nghiệm đi phượt cùng con trai rất tuyệt vời, Narayan trở thành một đứa bé biết quan tâm và có lòng trắc ẩn hơn với gia đình. Trong chuyến đi, mỗi ngày cậu bé đều được gặp nhiều người mới, tiếp xúc với những văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ và lối sống mới. "Chuyến đi mở rộng cho con hơn và giúp con trở nên ít phán xét hơn", Mitra chia sẻ.
Bà mẹ còn lập tài khoản Instagram windin_my_hair ghi lại và chia sẻ những hình ảnh, kỷ niệm trên đường. Dưới đây là một số hình ảnh của hai mẹ con Mitra:
Những điểm đến an toàn nhất thế giới Sau hàng loạt vụ tấn công khủng bố và bạo lực xảy ra ở nhiều nơi, có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, đâu sẽ là nơi an toàn nếu chiến tranh thế giới nổ ra? Thụy Sĩ Thụy Sĩ là một trong số những quốc gia an toàn nhất nếu Chiến tranh Thế giới thứ ba bùng nổ. Vốn nổi tiếng...