Góc đam mê: Vượt hàng chục cây số từ Hà Nội về Bắc Ninh để… xem phim “Spider-man: No way home”
Nhiều bạn trẻ ở Hà Nội không ngại đi chặng đường xa tới Bắc Ninh để đến rạp xem “ Spider-man: No way home” đang khuynh đảo màn ảnh rộng thế giới.
Trong thời gian qua, do tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp nên dù được tại điều kiện để mở cửa hoạt động trở lại nhưng các loại hình dịch vụ giải trí như rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí… trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa mở lại. Chính vì vậy, thời gian này mặc dù rất nhiều phim bom tấn cùng các loại hình giải trí khác không có cơ hội phát sóng cũng như đón khách.
Mới đây, sự việc tưởng chừng như hi hữu đã xảy ra khi rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng đi từ Hà Nội sang Bắc Ninh để thỏa mãn nhu cầu giải trí sau một thời gian rất dài TP chưa mở lại các hoạt động này.
Theo đó, rất nhiều bạn trẻ ở Hà Nội đã sẵn sàng dành hẳn nửa ngày đến 1 ngày đi từ Hà Nội sang Bắc Ninh để… xem phim.
Trong số hàng loạt bom tấn Hollywood đang công chiếu thì lý do mà giới trẻ Hà Nội sẵn sàng “phượt” lên Bắc Ninh để xem chính là Spider-Man: No Way Home (Người Nhện: Không Còn Nhà). Bom tấn này đã nhận được phản hồi rất tích cực trên các diễn đàn phim ảnh cũng như giới chuyên môn trong những ngày đầu công chiếu tại Bắc Mỹ.
Đây là bộ phim khiến nhiều người dân từ sẵn sàng đi từ Hà Nội sang Bắc Ninh để xem.
Không nằm ngoài xu thế, các rạp tại Việt Nam cũng đã mua bản quyền công chiếu bom tấn này và cũng nhận được phản hồi khá tích cực từ khán giả khi tại TP.HCM, các rạp đều cháy vé.
Không thể chờ đợi, nhiều khán giả tại Hà Nội đã sẵn sàng bắt xe sang các tỉnh lân cận đã mở rạp, nhiều nhất là Bắc Ninh, để xem phim.
Và không chỉ rủ nhau sang các tỉnh để xem phim, nhiều người còn nhận book vé, lập team để cùng nhau đi “chiến”. Những thông tin về việc di chuyển giữa các tỉnh có cần giấy tờ, xét nghiệm hay không cũng được cư dân mạng giải đáp tận tình cho nhau.
Vậy bộ phim này có thực sự chất lượng để khiến 1 bộ phận khán giả bất chấp vượt hàng chục km để theo dõi?
Chia sẻ trên Tri thức trực tuyến về quyết định vượt hàng chục km để xem, Anh Quân (20 tuổi) ở Hà Nội, cho biết quãng đường dài hơn 30km này trở nên gần hơn bao giờ hết bởi anh quá hào hứng đi xem bộ phim mình yêu thích và bộ phim này hoàn toàn xứng đáng để mình vượt 60km cả đi và về.
Trước đó, 17h cùng ngày, Quân và 2 người bạn chạy xe máy từ nhà tới rạp phim Lotte Cinema Bắc Ninh (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) để xem.
Anh cho biết mình đã chờ đợi bộ phim này từ lâu, song không thể xem ở Hà Nội do các rạp chưa hoạt động lại.
Trước thời điểm ra mắt chính thức 17/12, phim đã công chiếu tại Los Angeles, Mỹ hôm 13/12 và có những suất chiếu sớm đầu tiên tại nhiều quốc gia. Những thống kê doanh thu đầu tiên gửi về từ khắp nơi trên thế giới đang dần biến viễn cảnh Spider-Man: No Way Home trở thành tác phẩm điện ảnh quan trọng nhất năm 2021 thành sự thật.
Video đang HOT
Từ đầu tháng 5, hệ thống rạp chiếu phim đóng cửa tại nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, trong đó có Hà Nội và TP.HCM.
Tới tháng 11, các rạp phim tại TP.HCM đã mở cửa hoạt động trở lại, song các cụm rạp tại Hà Nội vẫn im ắng.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành hướng dẫn về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch như sau:
Đối với hoạt động của thư viện; rạp chiếu phim; cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật
a) Đối với địa bàn có dịch cấp độ 2:
- Giảm 50% số lượng khách, khán giả, độc giả phục vụ.
- Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
b) Đối với địa bàn có dịch cấp độ 3:
- Giảm 70% số lượng khách, khán giả, độc giả phục vụ.
- Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Sau 4 lần sảy thai, mẹ Bắc Ninh định ly hôn để giải thoát cho chồng và sự xuất hiện của thiên thần nhí vào lúc không ngờ tới
Khi đã định bỏ cuộc, chị Trang lại được đón nhận niềm vui một cách bất ngờ.
Chẳng một người phụ nữ nào trên thế gian này lại không khao khát được làm mẹ. Nhưng không phải hành trình của mẹ bầu nào cũng thuận lợi êm đềm, đã có rất nhiều người mẹ phải đối diện với những khó khăn, gập ghềnh, đánh đổi nhiều thứ mới có thể được ôm con trong lòng.
Thế nhưng, dẫu cho vất vả cỡ nào, hy sinh nhiều bao nhiêu, những người mẹ đó chưa bao giờ bỏ cuộc với một niềm tin rằng chắc chắn sẽ có một ngày may mắn sẽ mỉm cười với họ. Và đó cũng là câu chuyện của chị Vũ Trang (sống tại Bắc Ninh). Chị Trang đã trải qua 4 lần mất con trong 4 năm, và phải trải qua một hành trình đầy gian nan mới có thể được thực hiện thiên chức làm mẹ.
Nỗi đau của người phụ nữ chưa lần nào thực sự được làm mẹ, nhưng lại 4 lần mất con
Người ta thường nói đàn ông mất vợ gọi là góa, đàn bà mất chồng gọi là quả phụ, còn cha mẹ mất con thì không một từ ngữ nào có thể diễn tả, bởi nỗi đau đó là quá lớn. Ấy thế mà chị Trang lại mất đến tận 4 đứa con liên tục trong vòng 4 năm từ 2016 đến 2020.
Lấy chồng từ năm 2015, sau 1 năm rưỡi chị có bé đầu tiên nhưng không may bị thai lưu khi được 8 tuần. Bác sĩ nói bé không có tim thai, thời điểm ấy bác sĩ cho rằng đó chỉ là xác suất nên khuyến khích chị không làm xét nghiệm gì. Có bầu lần thứ 2, chị và gia đình vẫn đinh ninh sẽ đón con chào đời sớm thôi nhưng rồi kết quả lại giống như lần đầu.
Chị Vũ Trang từng 4 lần mất con khi bác sĩ thông báo em bé không có tim thai.
Chị Trang đã trải qua thai kỳ rất vất vả, phải tự tay tiêm những mũi tiêm vào bụng.
Nỗi buồn cộng dồn với sự lo lắng ngày một trĩu nặng. Nhưng cũng từ đó mà khát khao có con trong chị ngày một thúc giục hơn. Cứ thế chị tiếp tục ròng rã những tháng ngày đi khám xét ở các bệnh viện ngoài Hà Nội để tìm nguyên nhân, nhưng chẳng nơi nào có câu trả lời cho chị.
Thế rồi bé thứ 3 đến với chị một cách tự nhiên. Lần này, chị Trang cẩn thận theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và con hơn hết. Nào là tiêm, uống, đặt thuốc,... thế nhưng số phận trớ trêu vẫn muốn chị tách rời khỏi bé con trong bụng mình. Chị lại mất con một lần nữa.
Cứ thế thời gian trôi đi kéo theo nỗi đau cùng sự lo lắng ngày càng lớn dần trong chị. Nhưng chẳng bà mẹ nào trên thế gian này lại không khao khát có con, dù có tuyệt vọng đến đâu chị cũng kiên trì đến cùng. Lần này chị quyết định làm thụ tinh nhân tạo để sàng lọc dị tật. Được 2 phôi tốt, 3 phôi trung bình, sau đó chuyển phôi thì chị nhận được tin mừng phôi đậu luôn lần đầu.
Bé Joy đã đến bên chị vào lúc chị tuyệt vọng nhất.
Lần mang thai thứ 4 này khó khăn vô cùng bởi chị thường xuyên bị ra máu nên phải nằm viện suốt. Đến ngày bác sĩ hẹn nghe tim thai thì vẫn như những lần trước, không có tim thai. Vậy là hy vọng ngắn ngủi mới đến rồi cũng vụt tắt, với chị lúc này chỉ còn 2 chữ "tuyệt vọng" mà thôi.
Giai đoạn đó với chị Trang vô cùng khó khăn. Thậm chí, chị có ý định bỏ cuộc, chấp nhận là một người đàn bà "điếc" và nhen nhóm ý định ly hôn để giải thoát cho chồng, bởi chồng chị là con một nhiều đời. Tuy nhiên, ẩn sâu trong trái tim người đàn bà mạnh mẽ này vẫn luôn âm ỉ những "đốm lửa" khát vọng có một em bé của riêng mình. Một "trái ngọt" cho tình yêu giữa chị và chồng.
Hành trình chiến đấu kiên cường của mẹ để được nghe tiếng con khóc chào đời
6 tháng sau lần nói tạm biệt với đứa con thứ 4 trong bụng, chị Trang quyết định vực lại tinh thần, cày cuốc kiếm tiền để lại đi chọc trứng trữ đông và tìm người mang thai hộ. Thế rồi bé Joy lại đến với chị đầy diệu kỳ và bất ngờ sau gần 3 tháng không thấy kinh nguyệt.
Chị Trang kể rằng, chẳng biết diễn tả tâm trạng lúc đấy thế nào vì nó ngổn ngang quá, không rõ là mừng hay sợ. Bởi sau bao lần hy vọng rồi tuyệt vọng, chị sợ hãi nghĩ về quá khứ, lại không ngừng lo lắng cho tương lai sắp tới. Dẫu biết rằng tới đây sẽ là một cuộc chiến đầy gian nan, nhưng trong thâm tâm chị lại ấp ủ niềm vui về ngày bé Joy đến với bố mẹ.
Joy trộm vía ngoan ngoãn, kháu khỉnh.
Cứ thế đều đặn những ngày mang bầu Joy là chuỗi ngày chị kiên trì uống thuốc, đặt thuốc rồi tiêm. Ngày nào cũng một mũi tiêm vào bụng, một mũi vào bắp tay, tiêm nhiều đến nỗi ven tay vỡ hết, tím bầm mấy mảng to đùng.
Có lẽ với nhiều bà bầu, ngày siêu âm tim thai là một ngày đặc biệt, nhưng chắc với chị Trang nó còn đặc biệt gấp mấy nghìn lần. Cũng đúng thôi, 4 năm - 4 đứa con đều rời khỏi chị vào cái ngày định mệnh ấy, thì bảo làm sao mà chị không căng thẳng cho được. Thế rồi niềm vui lại vỡ òa trong chị khi khoảnh khắc dòng đồ thị lên xuống kèm tiếng đập thình thịch của tim thai nhi từ máy siêu âm vang lên.
Những giọt nước mắt trong vô thức cứ thế rơi, chị Trang vui mừng miêu tả rằng khoảnh khắc ấy giống như tâm hồn đang bị giam cầm dưới 49 tầng địa ngục bỗng được soi sáng bởi ánh mặt trời. Chị òa khóc trong vui mừng, trong kỳ vọng, đến nỗi không thở nổi, không nhấc nổi chân để đứng lên. Giây phút đó chị đã mong chờ từ rất lâu rồi, nó dài giống như cả đời người vậy.
Nhưng hành trình để Joy đến với mẹ đâu chỉ vất vả có thế. Chị Trang lại tiếp tục chiến đấu với những cơn ốm nghén nặng. 3 tháng ròng rã chị không ăn uống được gì, chỉ cố nuốt mì trắng, ngô khoai luộc, mùi gì chị cũng sợ. Rồi bị táo bón nặng, huyết áp thấp, men gan cao,...
Sự xuất hiện của cậu bé đã thắp sáng cuộc đời của mẹ.
Cứ thế ngày qua ngày, bé Joy dần lớn lên trong bụng mẹ nhưng song hành cùng với đó là những ngày chị Trang phải vật vã lắm mới tiêm được ở bụng để chống đông máu. Quanh bụng chỉ toàn là vết tiêm, có khi chẳng còn chỗ mà cắm kim tiêm nữa. Chị cũng sợ uống thuốc nội tiết vì gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Nhưng khi nghĩ đến con, chị dặn lòng chỉ cần cố gắng thêm một chút thôi là Joy có thể ở lại, nên cứ từng ngày cố gắng, rồi lại cố gắng hơn.
8 tháng vất vả bằng cách nào đó đã trôi qua. Do lo sợ bản thân mang bầu không được dễ dàng như những bà mẹ khác và cũng để bảo vệ tốt nhất cho con. Chị Trang quyết định ra Hà Nội sớm, thuê nhà gần bệnh viện, "ăn trực nằm chờ" đến ngày đón bé Joy chào đời. Đến tuần thứ 38, sau khi được bác sĩ hội chẩn chị có dấu hiệu tiền sản giật và được tư vấn mổ luôn do tiền sử sản khoa nặng nề. Vậy là chị nhập viện và cuối cùng cũng được gặp con.
Ngày hôm ấy, trong phòng mổ sinh không chỉ có tiếng khóc chào đời của bé Joy mà còn hòa vào đó là tiếng khóc của một người mẹ mạnh mẽ và kiên cường. Tiếng khóc như trút đi những tức tưởi, tủi hờn mà chị Trang đã cất giấu thật sâu suốt nửa thập kỷ, sau những lần tiễn các con trước đó chị đã không dám khóc, hay ít nhất là không dám khóc trước mặt người khác. Chị chỉ khóc một mình và khóc trong mơ. Giờ đây, người mẹ ấy đã được khóc một cách quang minh chính đại, không sợ ai thương hại hay chê cười. Chị khóc vì thấy ánh mặt trời là bé Joy đang sưởi ấm khắp nơi trong trái tim chị.
Sau tất cả những khó khăn đã đi qua, sau những chiến đấu kiên cường, không bỏ cuộc của chị là kết quả viên mãn tuyệt vời khi bé Joy ở hiện tại đã gần 8 tháng tuổi. Là một cậu chàng khỏe mạnh, hoạt bát, hay nói hay cười, cực đáng yêu. Chị tâm sự, bé Joy giống như may mắn cả đời chị được góp nhặt lại một lần, chị xin nguyện dành hết tất cả cho con. Vì chính Joy đã thắp sáng cuộc đời chị.
Thử thách mùa hè: "Gửi Tim Thương Mến" là chiến dịch cộng đồng của nhóm YÊU BẾP (Esheep Kitchen Family) mang tính xã hội giúp thay đổi cách nhìn của cộng đồng về khái niệm: "Hạnh phúc gia đình".
Trong đó "hạnh phúc" không hạn hẹp là các quy chuẩn do xã hội định hình, mà bản chất của hạnh phúc gia đình là sự gắn kết tinh thần, tình cảm của mỗi thành viên - với mọi hình thái gia đình khác nhau.
Ngoài ra, thử thách này còn là cơ hội để mọi người chia sẻ các hoạt động hàng ngày cùng gia đình hay những ký ức, kỉ niệm cùng những người thân yêu để từ đó cảm thấy gắn bó và yêu thương gia đình hơn, đồng thời góp phần lan tỏa những thông điệp tích cực tới cộng đồng.
Lá thư bác sĩ trẻ gửi người yêu từ tâm dịch Bắc Giang: "Anh đi chưa biết bao giờ về, nhưng em đừng buồn" Tình yêu, gia đình sẽ luôn là hậu phương vững chắc nhất cho ý chí cống hiến vì đất nước của tuổi trẻ. "Gửi em xa nhớ, Đây có lẽ là lần đầu tiên phải xa em lâu như thế này. Khi nhận được thông báo chuẩn bị đi Bắc Ninh hỗ trợ chống dịch, anh đã rất hào hứng, vì đây không...