Gốc cây si ôm trọn ngôi đền cổ ở Thanh Hóa
Một gốc cây si ôm trọn ngôi đền Cao Sơn có niên đại hàng trăm năm tại thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống ( Thanh Hóa) khiến nhiều người hiếu kỳ.
Ông Trần Vũ Luận (55 tuổi), người trông đền cho biết, ngôi đền này thờ thần Cao Sơn. Các vị cao niên trong làng cũng không biết ngôi đền này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi sinh ra và lớn lên đã thấy có nó.
Theo ông Luận, sự hình thành của ngôi đền như thế nào đến nay người dân Bồng Sơn cũng không ai biết rõ. Trong đền chỉ có duy nhất có một mảnh giấy bằng chữ hán, hiện đang nhờ người dịch.
Tương truyền, ngôi đền này có từ cách đây hơn 300 trước. Ngôi đền rất linh thiêng. Vào những ngày lễ, Tết người dân trong làng thường ra đây thắp hương cầu sức khỏe, may mắn.
“Sau thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ nơi đây trở nên hoang tàn, người dân cũng không ai để ý đến ngôi đền này nữa. Qua bao năm, gốc cây xanh (cây si) đã ôm trọn ngôi đền một cách kỳ lạ”, ông Luận cho biết.
Gốc cây phủ kín, chỉ còn hở mỗi cửa đền.
Theo lời kể của ông Luận, những năm 1990 trở về trước đó, người dân trong làng nghèo đói, không thể làm ăn được gì. Nhiều người chết trẻ. Lúc này một số vị cao niên mới đưa thầy cúng về, thầy phán đây là một ngôi đền thiêng, người dân phải ra thắp hương cầu thần, mọi việc sẽ hanh thông.
Cửa sổ đền cũng sắp bị gốc cây phủ kín
Sau ngày thầy cúng về làng, mọi người không ai rủ cũng tự giác ra dọn dẹp quanh khu đền. Lúc này gốc cây si đã ôm trọn ngôi đền. Bên trong, ngôi đền vẫn tồn tại, không bị biến dạng, hư hỏng như một điều kỳ diệu.
Năm 2006 ngôi đền mới được người dân góp tiền, tu sửa lại toàn bộ khuôn viên khang trang.
Giếng nước trước mặt ngôi đền, người dân Bồng Sơn gọi là “ giếng ngọc”. Nước trong veo, mát lạnh chảy từ trong lòng núi xuyên qua đền ra bên ngoài. Trước đây dân trong làng thường ra đền lấy nước về ăn. Sau này xã hội phát triển, giếng nước này người dân không ăn nữa mà chỉ để dùng mỗi khi có khách đến dâng hương.
Trước mặt ngôi đền là “giếng ngọc”
Nói về sự linh thiêng của ngôi đền, ông Luận bảo đến giờ ông và người dân Bồng Sơn vẫn không thể lý giải được. Nhưng từ khi ngôi đền được sửa sang lại, người dân làm ăn khấm khá, cũng không còn cảnh ốm đau, bệnh tật, chết trẻ như trước kia.
“Bản thân tôi trước kia cũng ốm đau suốt, đi khám không ra bệnh. Rồi một hôm vợ tôi đi xem thì thầy nói có đụng chạm đến ngôi đền thiêng này, phải sám hối. Suy ngẫm, tôi cũng chỉ chặt ít cây trước và quanh cửa đền. Năm 2006 tôi quyết định ra trông coi đền, cũng từ đó đến nay bệnh tình của tôi không còn nữa”, ông Luận cho biết.
Cũng theo ông Luận, vào những ngày rằm, lễ Tết, không chỉ người dân địa phương đến thắp hương cầu sức khỏe, công danh mà có rất nhiều người từ khắp nơi về dâng hương.
Thanh Hóa: Kỳ bí cây si hàng trăm tuổi 'ôm' trọn ngôi chùa cổ
Ngôi chùa cổ Cao Sơn, tại thôn Bòng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, Thanh Hóa với niên đại hàng trăm năm được cho là rất linh thiêng.
Điều đặc biệt, ngôi chùa được rễ một cây si cổ thụ bao bọc toàn bộ, chỉ để hở cửa vào chùa và 2 cửa sổ.
Cây si cổ thụ "ôm" trọn ngôi chùa Cao Sơn linh thiêng.
Cách trung tâm xã Tượng Sơn chừng 2km, ngôi chùa cổ Cao Sơn ở thôn Bòng Sơn tựa mình bên triền núi sơn thủy hữu tình, phía sau là ngọn đồi trùng điệp, phía trước là hồ sen cùng cánh đồng lúa xanh ngắt nên thơ. Và điều đặc biệt hơn là phía bên trên chùa có một cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Gốc cây si cắm từ trên nóc chùa, rễ cây xù xì bám chặt xung quanh, tán cây tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên tạo nên nét cổ kính, linh thiêng.
Không ai biết cây si mọc từ bao giờ, các cụ cao niên trong thôn Bòng Sơn cho biết khi lớn lên đã thấy cây sừng sững ở đó.
Theo các bậc cao niên thôn Bòng Sơn, không biết chính xác ngôi chùa cổ Cao Sơn có từ niên đại nào, nhưng cây si cổ thụ "ôm" trọn ngôi chùa này thì nhiều người sống gần 100 tuổi tại đây cho biết lớn lên đã thấy cây sừng sững trên chùa, nên cây cũng ngót nghét cả trăm tuổi.
Cây si đã chứng kiến biết bao thăng trầm và đổi thay của lịch sử. Trải qua hàng trăm năm, đến nay cây vẫn phát triển xanh tốt, vững vàng bảo vệ mái chùa cổ.
Qua quan sát của PV, tán cây si tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên hơn 100 m2, rễ cây bao bọc kín khắp ngôi chùa, riêng phần cửa chính vào chùa và 2 cửa sổ thì vẫn hở. Phía trong chùa có nhiều câu đối bằng chữ Hán được viết nên từ khi lập chùa.
Những cành cây sum suê, to khỏe vươn ra nhiều phía, tỏa bóng mát.
Hàng trăm năm qua, ngôi chùa cổ và cây si được người dân địa phương chăm sóc rất cẩn thận. Theo người dân thôn Bòng Sơn, ngôi chùa cổ rất linh thiêng, mỗi năm có hàng nghìn lượt du khách từ khắp nơi đến thắp hương cầu an,...
Cây si cổ thụ có chiều cao khoảng 20m, thân rộng 5-6 người ôm. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, thô cứng, được bao phủ chằng chịt bởi những chiếc rễ chắc khỏe. Những rễ này cắm sâu xuống đất, tạo một hàng rào chắc chắn xung quanh ngôi chùa.
Trao đổi với PV, ông Trần Vũ Luận (55 tuổi), ngụ thôn Bòng Sơn - người được giao trọng trách trông coi chùa Cao Sơn hơn 20 năm nay cho biết: "Đây là ngôi chùa linh thiêng, chùa đã chứng kiến bao thăng trầm của thôn Bòng Sơn hàng thế kỷ. Những năm qua, bà con địa phương hết sức bảo quản, tôn tạo và trông nom cẩn thận, với một lòng thành kính để giữ gìn ngôi chùa và cây si cổ thụ. Ngôi chùa cổ và cây si được xem là chốn tâm linh để bà con trong thôn và du khách thập phương đến tâm nhang, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn phát triển."
Cây si và ngôi chùa được người dân địa phương trông coi cẩn thận.
Ra ao lắp đặt 'khẩu pháo' này, người phụ nữ bội thu khi kéo lên Hãy cùng xem hiệu quả của chiếc bẫy này. Một người phụ nữ đã phát hiện ra một gốc cây mục rỗng ruột bên trong, cô đẩy nó lăn xuống gần ao nước và nghĩ ra một chiếc bẫy cực kỳ độc đáo. Đầu tiên cô bịt một đầu của thân cây bằng tấm lưới rồi đặt vào bên trong thân rất nhiều...