Gỡ vướng trong thanh toán tiền thu được từ tài sản bảo đảm
Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thời gian qua đã góp phần giải quyết tình trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đảm bảo ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trong công tác THADS đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định về thanh toán tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật THADS, khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS.
Tuy nhiên, Điều 12 Nghị quyết số 42 quy định: “Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Nghị quyết số 42 nhằm hướng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu. Việc xử lý tải sản thi hành án vẫn được thực hiện theo trình tự thủ tục theo quy định của Luật THADS. Tuy nhiên, việc thanh toán tiền thi hành án theo Nghị quyết 42 thì số tiền còn lại từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi trừ chi phí sẽ được ưu tiên thanh toán cho khoản nợ xấu được bảo đảm cho tổ chức tín dụng. Quy định này của Nghị quyết 42 đã thu hẹp các khoản được ưu tiên thanh toán theo quy định của Luật THADS.
Video đang HOT
Về chuyển nhượng tài sản bảo đảm, tại khoản 2, Điều 15 Nghị quyết số 42 quy định: “Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định pháp luật về thuế. Bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm”.
Do vậy, hiện nay các vụ việc thi hành án xử lý tài sản bảo đảm theo bản án để thi hành án cho các Ngân hàng (không phải trường hợp xử lý tài sản theo Điều 90 Luật THADS) thì Ngân hàng không đồng ý cho cơ quan THADS trích từ tiền bán tài sản bảo đảm để nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại phí (nếu có) cho chủ tài sản cũ. Từ đó dẫn đến việc người mua được tài sản không thể thực hiện được thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng và đăng bộ sang tên đối với quyền sử dụng đất trúng đấu giá. Vì vậy, hiện nay nhiều vụ việc bán đấu giá thành, đã giao được tài sản nhưng người mua trúng đấu giá đang khiếu nại gay gắt do không làm được thủ tục sang tên.
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện Nghị quyết số 42, các cơ quan THADS địa phương cũng gặp một số nội dung khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan tới khoản tiền hỗ trợ thuê nhà cho người phải thi hành án khi xử lý tài sản là nhà ở duy nhất, khoản tiền thuế thu nhập cá nhân, khoản án phí trong các vụ việc tín dụng, ngân hàng… Để giải quyết vướng mắc đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan để tháo gỡ, đến nay cơ bản đã được giải quyết.
Theo đó, việc thực hiện thanh toán các khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 47 Luật THADS đối với khoản tiền hỗ trợ thuê nhà, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản số 268/NHNN-PC ngày 10/01/2019 chỉ đạo VAMC và các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định việc hỗ trợ thuê nhà trong 1 năm cho người phải thi hành án trong trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất. Do đó, Chấp hành viên phải tích cực chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng để quyết định việc hỗ trợ này theo hướng dẫn của Tổng cục THADS tại Công văn số 198/TCTHADS-NV.
Đối với các khoản thuế, phí có liên quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 4732/NHNN-PC ngày 21/6/2019 chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiên cứu phương án xử lý, chủ động thỏa thuận với các bên liên quan về cách thức thanh toán các khoản thuế phí liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, khi thực hiện bán tài sản bảo đảm, Chấp hành viên chủ động yêu cầu cơ quan thuế cung cấp các khoản thuế có liên quan đến việc xử lý tài sản để thông báo cho các tổ chức tín dụng về việc chủ động thỏa thuận với các bên về việc thanh toán các khoản thuế phí này nhằm bảo đảm quyền lợi cho người mua trúng đấu giá tài sản.
Lê Hồng
Theo baophapluat.vn
FTM sập sàn, hơn 10 công ty chứng khoán bị mất tiền
Theo nguồn tin của báo Đầu tư Chứng khoán, có hơn 10 công ty chứng khoán đã bị mất khả năng thu hồi vốn cho vay kỹ quỹ sau khi cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân bị mất thanh khoản khi giảm từ hơn 24.000 đồng/CP vào ngày 14/8 xuống còn khoảng 4.500 đồng/CP hiện nay.
Vốn hóa thị trường của FTM giảm tương ứng 81% sau 23 phiên giảm sàn liên tiếp. Các công ty chứng khoán có dư nơ cho vay cầm cố cổ phiếu FTM đã không thể bán giải chấp thu hồi vốn dẫn đến thiệt hại ước tính lên đến gần 200 tỷ đồng, trong đó có công ty mất vốn đến 80 tỷ đồng.
Đầu tuần, các công ty chứng khoán đã nhóm họp để đánh giá thiệt hại và ghi nhận những bất thường của nhà đầu tư có tài khoản cầm cố FTM ở các công ty chứng khoán để báo cáo cơ quan quản lý. Vụ việc này có dấu hiệu làm giá cổ phiếu để rút tiền của công ty chứng khoán thông qua vay cầm cố cổ phiếu.
Lý do, theo các thông tin chưa chính thức trên thị trường, các cổ đông FTM có tài khoản cầm cố FTM đều có liên quan với một cổ đông từng là cổ đông nội bộ của Công ty FTM. Và cổ phiếu FTM bất ngờ được đẩy giá tăng cao, tạo thanh khoản trong giai đoạn từ tháng 2-6/2019 đạt đỉnh cao nhất từ niêm yết là 25.200 đồng/cổ phiếu, trước khi bắt đầu đổ đèo giảm sàn liên tiếp.
FTM niêm yết trên HOSE vào ngày 6/2/2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên 16.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó giá FTM không có quá nhiều biến động tính đến cuối tháng 11/2018.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan
Tân Giám đốc tài chính 8X điển trai của đại gia xây dựng Hòa Bình là ai? Tân Giám đốc Tài chính kiêm làm đại diện ký kết các giấy tờ quan trọng của tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là ông Trần Quang Đại, sinh năm 1984. Theo Nhadautu, mới đây, Hội đồng Quản trị (HĐQT) CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đã quyết định ủy quyền bổ sung ông Trần Quang Đại (Micki Trần) chức...