Gỡ “thẻ vàng” IUU: Nỗ lực trước “giờ G”
Trong chuyến kiểm tra tình hình triển khai các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo (IUU) tại Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu trong 2 ngày 25 – 26/9 .
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã yêu cầu các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, khắc phục tồn tại.
Khó khăn trong lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Là một trong những tỉnh triển khai khá tốt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, IUU, trong hơn 1 năm qua, không có trường hợp tàu cá nào của Tiền Giang bị nước ngoài bắt giữ do khai thác bất hợp pháp. Ý thức của ngư dân, thuyền trưởng tàu cá trong ghi chép nhật ký hành trình, khai báo nguồn gốc hải sản tại cảng càng được nâng cao. Công tác kiểm soát tàu ra vào cảng chặt chẽ hơn.
Các địa phương đang nỗ lực triển khai các biện pháp chống khai thác IUU. Ảnh: T.L
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Trịnh Công Minh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh khá khả quan với tốc độ tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018, sản lượng đạt trên 195.000 tấn.
Tuy nhiên, từ năm 2017, sản lượng khai thác thủy sản giảm do thời tiết bất thường, cường độ khai thác tăng cao, nguồn lợi hải sản giảm…
Tuy đạt được nhiều kết quả trong chống khai thác IUU nhưng theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho đội tàu của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê, đội tàu đánh bắt hải sản của tỉnh Tiền Giang có 1.466 chiếc. Đến nay, chỉ có 33/966 tàu (3,2%) có chiều dài từ 15 – 24m được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Trong khi đó, theo quy định 595 tàu kéo lưới trong số này đến ngày 1/1/2020 phải lắp thiết bị giám sát hành trình, số còn lại hạn chót để hoàn tất là ngày 1/4/2020.
Video đang HOT
“Ngoài việc tuyên truyền chủ tàu, chúng tôi cũng vận động các doanh nghiệp cùng ổn định vùng nguyên liệu để có sự hợp pháp cho xuất khẩu. Về lắp đặt hành trình đối với tàu trên 24m, chúng tôi sẽ vận động hoàn thành 100%. Đối với tàu dưới 24m, chúng tôi vừa chỉ đạo vừa động viên, tuyên truyền nhưng cũng sẽ quyết liệt đối với những tàu có sai phạm để hoàn thành đúng hạn” – ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẳng định.
Còn theo báo cáo của Sở NNPTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, trên địa bàn tỉnh có 5.870 tàu cá với tổng công suất 1,43 triệu CV. Tàu có chiều dài 15m trở lên hiện có 2.809 chiếc. Trong số 12 cảng cá trên địa bàn đã có 7 cảng được công bố đưa vào danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ hoạt động đánh bắt.
Từ đầu năm 2019 đến nay, cơ quan chức năng đã kiểm tra, kiểm soát tổng cộng trên 7.000 lượt tàu ra vào cảng, thực hiện xác nhận nguồn gốc 866 bộ hồ sơ với hơn 33.000 tấn thủy sản. Việc ghi sổ nhật ký, cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác, triển khai lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá cũng được tỉnh triển khai ráo riết từ năm 2018 đến nay, với 245/2.913 tàu khai thác vùng khơi theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Ngoài ra, đã có 790 tàu cá đã lắp thiết bị thông tin liên lạc định vị vệ tinh GPS.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Cường – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thừa nhận, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai chống khai thác IUU như các tổ chức quản lý cảng cá và các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng có lập sổ sách, ghi chép biểu mẫu nhưng chưa hoàn chỉnh, còn thiếu sót…
Mạnh tay với vi phạm
Làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, chỉ còn khoảng 3 tháng nữa Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá các biện pháp khắc phục “thẻ vàng” ngành thủy sản.
Do đó, các địa phương cần phải quyết tâm cao, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng khắc phục những tồn tại; cần thông tin tuyên truyền thường xuyên, lâu dài, hiểu và thực hành thật tốt đến ngư dân về Luật Thủy sản nhằm tạo sự đồng thuận trong ngư dân. Đồng thời, khai thác hiệu quả kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản.
Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang sau khi kiểm tra cần xử lý triệt để các vấn đề còn tồn tại, đồng thời đề nghị Bà Rịa – Vũng cần huy động toàn bộ lực lượng chính trị vào cuộc, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục nhanh nhất khuyến nghị của EC đối với thủy sản nước ta. Tổng cục Thủy sản cần phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vấn đề lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình nhằm giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo minh bạch trong nguồn gốc thủy sản khai thác.
Theo Danviet
Việt Nam mới chỉ có giống lúa chịu mặn "nửa mùa"
Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh này vừa lai tạo thành công 4 giống lúa chịu mặn lên đến 4 (bốn phần ngàn).
Tuy nhiên, tại Hội thảo "Các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây ăn quả và lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL" ngày 21/9 tại Tiền Giang, do Trung ương Hội Nông dân và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức, TS.Mai Thành Phụng (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới) khẳng định, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng chỉ có giống lúa chịu mặn trong giai đoạn lúa còn non.
Phó Chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định phát biểu tại hội thảo.
"Nếu gặp nước mặn dù 1 thì lúa cũng đã bị ảnh hưởng. Khi ấy, cây lúa đang sinh trưởng sẽ xuất hiện hiện tượng lép hạt, kéo giảm năng suất nghiêm trọng" - TS. Phụng cho biết.
Theo TS.Phụng, để trồng lúa thích ứng biến đổi khí hậu, một trong các giải pháp là nông dân nên ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Theo đó, sử dụng mạ non (11-15 ngày); mở rộng hàng sông và cấy 1 dảnh/khóm hoặc có thể gieo sạ, thưa; giữ cho đất đủ ẩm, song không ngập; tăng lượng hữu cơ nhiều nhất có thể để tăng độ thoáng khí của đất tối đa. Như vậy, nội dung cơ bản và quan trọng của SRI là thay đổi về kỹ thuật tưới nước.
SRI được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2007 nhưng đã phát triển nhanh chóng và diện tích canh tác theo SRI của cả nước đã đạt trên 185.000 ha, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, ứng dụng giải pháp 3 giảm, 3 tăng (3G3T) và sử dụng các giống chín sớm (ngắn ngày).
TS.Phụng đề xuất, nếu độ mặn của đất và nước vượt quá mức chịu đựng của cây lúa thì nên chuyển đổi đất sang mục đích khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện với môi trường. Không nên áp đặt là phải lai tạo giống lúa chịu mặn quá cao hoặc canh tác lúa bằng mọi giá.
Hiện nay, Việt Nam có các giống lúa chịu mặn, như: Nhóm chịu mặn tới 3, có: OM8017, OM4900, OM5629, OM5451, KC06 - Đài Thơm 8 (lúa lai, thơm, dẽo); nhóm chịu mặn tới 4 có: OM6976, OM2517, OM9921, OM8108, OM6162, OM3539, OM576, OM9921, OM9915, ST3, ST5, ST20, GKG; nhóm chịu mặn 6 có: OM10252, OM6677, Một Bụi Đỏ.
Các nhà khoa học khuyến khích nông dân áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm thích ứng BĐKH.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 811.000ha đất nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của 17,8 triệu người dân, là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, cung cấp hơn 50% sản lượng gạo (trong đó góp 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước), hơn 70% lượng thủy sản và hơn 36% lượng trái cây cho cả nước.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định, vùng này hiện đang gặp thách thức rất lớn, đó là vấn đề biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, thiếu phù sa, sạt lở đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa và cây ăn quả của vùng.
Tại hội thảo, các chuyên gia khoa học cảnh báo, qua nhiều phân tích từ mô hình toán và qua thảo luận ở cấp quản lý cùng với cộng đồng nông dân, xu thế biến đổi khí hậu chung ở vùng ĐBSCL cho thấy, diễn biến khí hậu hiện đã và đang gây bất lợi cho sản xuất, sinh kế và đời sống của người dân ở đây. Các tác động của biến đổi khí hậu kềm hãm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Hiện nay, mực nước biển dâng 0,19 cm/năm. Dự báo nước biển sẽ dâng cao thêm 100 cm vào năm 2100. ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển trung bình từ 0-4m, nên khả năng chìm dưới mặt biển khá lớn.
"Đã có 9/13 tỉnh ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu" - TS.Phụng cho biết.
Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa.
Ông Cao Văn Hóa thông tin, năm 2016, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50 km trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. "Tiền Giang đang có hơn 200.000ha đất lúa, nhưng sắp tới sẽ quy hoạch chỉ còn 41.000ha đất lúa để thích ứng với BĐKH" - ông Hóa nói.
TS.Vũ Tiến Khang - Trưởng khoa Canh tác (Viện Lúa ĐBSCL) kiến nghị, Chính phủ nên thúc đẩy nhiều chính sách khuyến khích việc áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm giảm thiểu áp dụng hóa học, thuốc BVTV, góp phần tăng độ phì nhiêu đất, giảm ô nhiễm môi trường..., thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Nuôi lợn, gia cầm bền vững: Lập "hàng rào" an toàn sinh học Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tổng đàn lợn cả nước đã giảm khoảng 18,5%, trong đó riêng đàn nái giảm khoảng 20% (tương đương 3,2 triệu con). Để bù đắp sản lượng thịt lợn thiếu hụt, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi, chú...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4

Điện giật khi đào giếng, một người đàn ông tử vong

Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM

Người phụ nữ mua 58 công ty "ma", giao dịch hóa đơn khống hơn 6.000 tỷ đồng

Hàng nghìn người dân TPHCM đội mưa chờ xem diễu binh

Ba người trú mưa tại lán ruộng bị sét đánh trúng, một người tử vong

Cảnh sát bất ngờ kiểm tra, phát hiện nhân viên gác chắn tàu vi phạm nồng độ cồn

Ghi nhận hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng nay

Tài xế ô tô hú hồn khi tàu hỏa sắp đến, barie tự động mở cho xe chạy qua

Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4

Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4

Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis
Thế giới
22:43:33 25/04/2025
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
Sao việt
22:34:59 25/04/2025
Hot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạo
Sao châu á
22:29:12 25/04/2025
Khởi tố bị can dùng sổ hồng giả để cầm cố, chiếm đoạt cả trăm triệu đồng
Pháp luật
22:03:29 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Xem lại khoảnh khắc Hyun Bin xuống tàu gây sốt trong 'Hạ cánh nơi anh'
Hậu trường phim
21:56:10 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn
Góc tâm tình
21:44:29 25/04/2025