Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư
Vì tin đồn chữa được bệnh ung thư mà loại gỗ quý hiếm này suýt bị đẩy đến mức tuyệt chủng.
Ở Việt Nam có một loại cây gỗ vô cùng quý hiếm, có mặt trong Sách Đỏ và ngoài nước ta chỉ có 2 nước trên thế giới có là Trung Quốc và Lào. Đó là gỗ thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus.
Gỗ thủy tùng
Gỗ thủy tùng phân bổ rải rác ở các khu vụ như Quảng Đông (Trung Quốc), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam). Tại nước ta, hiện nay chỉ còn hai 2 quần thể thủy tùng tự nhiên ở huyện Ea H’Leo (142 cây), Krông Năng (19 cây) và 1 cây ởthị xã Buôn Hồ. Lịch sử hình thành của cây gỗ thủy tùng bắt đầu từ 10 triệu năm trước nên giới chuyên môn gọi nó là hóa thạch sống của ngành hạt trần.
Cây thủy tùng cao trung bình hơn 30 mét với đường kính thân dao động trong khoảng từ 0,6 – 1 mét. Đặc điểm nổi bật của gỗ thủy tùng là phần vỏ dày, xốp, thớ gỗ mịn, không bị nứt, cong vênh hay mối mọt, có mùi thơm dịu. Do đó nó phù hợp để làm nhà, đồ nội thất cao cấp, đồ phong thủy… Đáng nói, trong được y học cổ truyền của Trung Quốc, gỗ thủy tùng còn được cho là vị thuố.c giúp điều trị nhiều bệnh như tăng huyết áp, viêm da, viêm khớp dạng thấp, bỏng nước.
Cây thủy tùng
Video đang HOT
Phôi thủy tùng
Vì sự quý hiếm và công năng đặc biệt mà giá 1m2 gỗ thủy tùng có đường kính 80cm lên đến 250 triệu đồng. Tại Việt Nam, loại gỗ này từng bị săn lùng ráo riết vì được cho là có thể trị được cả bệnh ung thư. Trước tình hình này, các nhà khoa học đã nhân giống ống nghiệm câythủy tùng đề phòng nó có thể bị tuyệt chủng.UBND tỉnh Đắk vào đầu năm 2011 cũng đã phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý, đến tháng 8/2012 thì thành lập ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thủy tùng.
Loài mèo có ngoại hình giống chồn, thích sống... trên cây
Mèo cây châu Mỹ hay mèo rừng châu Mỹ có họ với báo và sư tử nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Loài mèo này không chỉ ăn tạp mà còn có tập tính kỳ lạ là thích sống trên cây.
Mèo cây châu Mỹ (Herpailurus yagouaroundi), tên bản địa Jaguarundi, là một loài mèo hoang dã độc đáo có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Phạm vi sinh sống của loài mèo này kéo dài từ trung tâm Argentina ở phía Nam đến biên giới Mỹ - Mexico ở phía Bắc, qua Trung và Nam Mỹ ở phía Đông dãy Andes.
Chúng có kích cỡ lớn gấp đôi so với một con mèo nhà, với chiều cao đạt gần 36cm ở vai, chiều dài đầu và thân là từ 53 - 77cm, đuôi dài 31 - 52cm và nặng 3,5 - 7kg.
Màu lông của loài mèo này đồng nhất, tương tự như loài họ gần nhất của nó là báo sư tử, và khác biệt đáng kể so với các loài mèo khác ở châu Mỹ. Chúng có hai biến thể màu sắc là xám (phổ biến) và đỏ (hiếm gặp).
Vẻ ngoài của mèo cây châu Mỹ giống với các loài họ Chồn trên nhiều khía cạnh, như có thân hình thuôn dài, đôi chân tương đối ngắn, đầu nhỏ và hẹp, tai nhỏ, tròn, mồm ngắn và đuôi dài.
Trong tự nhiên, loài mèo này sinh sống ở các sinh cảnh đa dạng, từ rừng mưa nhiệt đới và rừng rụng lá đến sa mạc và bụi gai. Chúng khá phổ biến ở Brazil, Peru và Venezuela, nhưng đã tuyệt chủng ở Mỹ.
Mèo cây châu Mỹ thường sống đơn độc hoặc tạo thành cặp đôi trong tự nhiên, chúng hoạt động nhiều hơn vào ban ngày và chủ yếu săn mồi vào ban ngày và buổi chiều. Khá khó để quan sát do chúng có lối sống khá bí mật và cảnh giác.
Là loài leo trèo cừ khôi nhưng mèo cây châu Mỹ thường thích săn mồi trên mặt đất. Chúng ăn nhiều loại con mồi khác nhau, đặc biệt là các loài chim kiếm ăn trên mặt đất, bò sát, động vật gặm nhấm và động vật có vú nhỏ.
Những con mèo này sinh sản quanh năm. Sau thời gian mang thai từ 70 - 75 ngày, một lứa từ 1 - 4 mèo con được sinh ra. Tuổ.i thọ của chúng lên đến 15 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Trong sách đỏ IUCN, mèo cây châu Mỹ được đán.h giá là thuộc diện ít quan tâm, nhưng quần thể đang suy giảm ở nhiều nơi do mất và chia cắt môi trường sống cũng như việc bị nông dân giế.t để bảo vệ gia cầm.
Bí ẩn về loài Tuatara: Chứng nhân sống sót từ thời kỳ khủng long sở hữu 'con mắt thứ ba' Tuatara là một loài bò sát độc đáo và cổ xưa, được mệnh danh là "hóa thạch sống" của New Zealand. Chúng là loài duy nhất còn tồn tại của bộ Rhynchocephalia, một nhóm bò sát đã từng rất đa dạng vào thời kỳ khủng long. Vườn thú Chester, Anh quốc, đã công bố một thành tựu đáng kể trong công tác bảo...