Gỡ nút thắt room ngoại: NVDR thế giới làm cả trăm năm, Việt Nam bắt đầu có khái niệm trong Luật Chứng khoán sửa đổi

Theo dõi VGT trên

Dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) đã có khái niệm bao quát về chứng chỉ lưu ký để có thể đưa sản phẩm này có khả năng thực thi.

Gỡ nút thắt room ngoại: NVDR thế giới làm cả trăm năm, Việt Nam bắt đầu có khái niệm trong Luật Chứng khoán sửa đổi - Hình 1

Năm 2019 TTCK Việt Nam chứng kiến sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, từ sự xuất hiện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày lễ đánh cồng đầu năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019, đến việc Thủ tướng ký Quyết định 242/2019 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″, theo hướng phát triển TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, có thể sánh vai với hệ thống ngân hàng.

Kỳ họp Quốc hội lần này, Chính phủ cũng trình lên Quốc hội dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi, tạo một bước đột phá mới cả về lượng và chất cho sự phát triển sau này của TTCK.

Nút thắt nới room

Một trong các nút thắt hiện nay trong việc nâng hạng thị trường và thu hút vốn nước ngoài đó là giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại. Mặc dù Nghị định 60 đã quy định với các công ty đại chúng mà ngành nghề không hạn chế, thì “tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”.

Tại Luật Chứng khoán sửa đổi lần này, quy định về tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài được quy định rất mở: “ Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan vẫn giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 49%, TTCK Việt Nam đã tiến rất xa. Tuy nhiên luật đã mở còn thực tế triển khai lại vướng mắc. Trong số hơn 370 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE chỉ có 25 DN mở room 100% và chỉ có 3 DN mở room từ 51%-75%. Có 3 lí do khiến việc nới room ngoại gặp khó: (i) liên quan đến vấn đề pháp lý, các DN phải rà soát lại ngành nghề kinh doanh có điều kiện, (ii) liên quan đến quyền lợi kinh tế, một số ngành như y tế hay IT nếu vốn nước ngoài trên 51% sẽ không được tham gia các dự án công, (iii) bản thân các DN giới hạn quyền kiểm soát của NĐT ngoại.

Giải pháp

Gỡ nút thắt room ngoại: NVDR thế giới làm cả trăm năm, Việt Nam bắt đầu có khái niệm trong Luật Chứng khoán sửa đổi - Hình 2

Các giải pháp giải bài toán nới room hiện nay được đưa ra bao gồm: Đợi Chính phủ tiếp tục cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nới room trong từng lĩnh vực chuyên ngành như ngân hàng, hàng không; hai là chứng chỉ quỹ ETF (đã triển khai) và chứng quyền có đảm bảo – covered warrant (dự kiến triển khai cuối tháng 6/2019); ba là nghiên cứu cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR).

Một số nhà đầu tư cho rằng covered warrant có thể giải quyết bài toán hết room nhưng chi phí cho sản phẩm này rất đắt đỏ, chưa kể tại Việt Nam hiện nay mới chỉ cho giao dịch covered warrant một chiều (chưa cho short). Covered warrant tại Việt Nam do các công ty chứng khoán phát hành, tuy nhiên một số công ty chứng khoán 100% vốn ngoại lại không thể mua cổ phiếu hết room để làm tài sản đảm bảo (xây kho để phòng hộ rủi ro – hedging), do đó cần phải có giải pháp khác bên cạnh covered warrant.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà, Uỷ viên chuyên trách HĐQT Sở GDCK Tp.HCM, với mô hình cổ phiếu không có quyền biểu quyết đang áp dụng tại Malaysia và Nhật Bản, đây không phải là một dòng cổ phiếu phát hành song song với cổ phiếu phổ thông mà đây chính là cổ phiếu phổ thông, nếu NĐT nước ngoài mua vượt room thì bị mất quyền biểu quyết. Ở thị trường Malaysia thì FOL được quy định tại điều lệ công ty và không bị quản lý tại Sở giao dịch. Do đó NĐT nước ngoài được mua thoải mái cho đến thời điểm chốt danh sách cổ đông cho từng sự kiện thì Công ty lưu ký chứng khoán mới xác định cổ đông nước ngoài nào nằm trong hạn mức room được hưởng quyền biểu quyết như NĐT bình thường, còn trên mức quy định thì chỉ được hưởng quyền lợi tài chính trừ quyền biểu quyết.

Tại Nhật, FOL không được quy định ở công ty mà quy định theo luật chuyên ngành, NĐT nước ngoài được giao dịch không hạn chế, trên website của VSD công bố tỷ lệ sở hữu của NĐT đối với mỗi cty còn room. Những cổ phiếu vượt room không được quyền biểu quyết nhưng được hưởng quyền lợi đầy đủ về tài chính.

Video đang HOT

Sản phẩm này được đề xuất lên UBCK nhưng nó sẽ thay đổi cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tại Malaysia hay Nhật Bản, NĐTNN được giao dịch không hạn chế cho đến khi lập danh sách cổ đông thì tổ chức phát hành mới kiểm tra tỷ lệ sở hữu và xác định cổ đông nào có quyền lợi biểu quyết tuy nhiên triển khai sản phẩm này tại Việt Nam phải được điều chỉnh trong Luật Chứng khoán vì liên quan đến nghĩa vụ của Sở và VSD về quản lý room và điều chỉnh Luật DN về quyền của NĐT nước ngoài.

Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR)

NVDR (Non-Voting Depositary Receipt) – Chưng chi luu ky khong co quyên biêu quyêt la mọt loai chưng chi luu ky đạc biẹt, đuơc phat hanh bơi mọt tô chưc thư ba goi la Tô chưc phat hanh NVDR (mọt cong ty con cua Sơ GDCK). Tô chưc phat hanh NVDR se chuyên giao cho nha đâu tu (NĐT) tât ca quyên lơi tai chinh găn liên vơi cô phiêu nhu cô tưc, quyên mua cô phiêu mơi… ngoai trư quyên biêu quyêt cho NĐT (trư truơng hơp biêu quyêt vê vân đê huy niem yêt cô phiêu).

Sản phẩm này trên thế giới được triển khai từ những năm 1920 (cách đây gần 100 năm). Tại Thái Lan sản phẩm này rất phát triển. Thái Lan vẫn đang giới hạn sở hữu nước ngoài ở mức 49%, năm 2000 Thái Lan đưa vào triển khai NVDR để thúc đẩy giao dịch của NĐT nước ngoài và được NĐT đón nhận. Theo công bố của Sở GDCK Thái Lan, giá trị giao dịch của NVDR trên TTCK Thái Lan chiếm 15% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và 40% giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Hoài Giang, Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), về mặt kỹ thuật việc triển khai NVDR là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Gỡ nút thắt room ngoại: NVDR thế giới làm cả trăm năm, Việt Nam bắt đầu có khái niệm trong Luật Chứng khoán sửa đổi - Hình 3

Mô hình phát hành NVDR (giao dịch như với cổ phiếu thường, giá bằng cổ phiếu thường, chỉ bắt đầu phân tách từ VSD và NĐT phải tích vào ô R khi đặt lệnh)

Việc triển khai NVDR tại Việt Nam: Đã có khái niệm trong Luật Chứng khoán sửa đổi

Theo bà Trân Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường UBCK, sản phẩm NVDR đã được HoSE đề xuất cách đây 6 năm tuy nhiên sản phẩm này chưa thể triển khai do 3 vướng mắc: (i) chưa có quy định cụ thể tại các văn bản luật, (ii) Luật chưa cho phép Sở GDCK được thành lập công ty con do kinh nghiệm của Thái đơn vị phát hành NVDR là thuộc công ty con của SET, (iii) quyền biểu quyết của tổ chức phát hành NVDR.

Theo bà Hà, dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) đã có khái niệm bao quát về chứng chỉ lưu ký để có thể đưa sản phẩm này có khả năng thực thi.

Khoản 4 điều 61 dự thảo quy định: “ Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể hoạt động chuyển giao chứng khoán để phát hành chứng chỉ lưu ký và hoạt động niêm yết chứng khoán tại thị trường chứng khoán nước ngoài”.

Khoản 2 điều 43 dự thảo quy định Sở GDCK được thành lập công ty con, như vậy 2 nút thắt về mặt quy định luật đã được tháo gỡ.

Duy nhất vấn đề về quyền biểu quyết thuộc về ai phụ thuộc vào Luật Doanh nghiệp, đây là một vấn đề tranh cãi lớn và chưa được nghiên cứu sâu. NVDR Thái có quyền tham dự các cuộc họp cổ đông nhưng sẽ không bỏ phiếu trừ khi cuộc họp đã được gọi cụ thể để xem xét hủy bỏ niêm yết. Các chuyên gia cho rằng có thể giới hạn tỷ lệ phát hành NVDR ở mức 15% số cổ phiếu phổ thông và tổ chức phát hành NVDR vẫn sẽ tham dự ĐHCĐ và biểu quyết. Nhưng quyền biểu quyết được phân bổ mặc định theo tỷ lệ biểu quyết của các NĐT trong nước. Một vấn đề nữa là hiện nay việc biểu quyết của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xảy ra đồng thời, nên ý kiến đóng góp là chờ có kết quả NĐT trong nước bỏ phiếu thì tổ chức phát hành NDVR sẽ bỏ phiếu theo đúng tỷ lệ của NĐT trong nước.

Tại Thái Lan, một nhà đầu tư chỉ được phép nắm giữ bất kỳ sự kết hợp nào của NVDR và cổ phiếu với tổng số ít hơn 25% tổng số quyền biểu quyết của công ty mục tiêu. Và bất cứ giao dịch nào đạt bội số của 5% cũng đều phải thông báo.

Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ quản lý Kinh doanh Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết việc triển khai NVDR không nhất thiết phải sửa luật Doanh nghiệp. Nếu làm theo NVDR của Thái Lan có thể có một số khó khăn. Về giải pháp có thể áp dụng ADR hay JDR là NVDR được phát hành bởi sự phối hợp của các ngân hàng lưu ký, nếu đi theo con đường này chỉ cần sửa ở cấp Thông tư và nghị định, các giải pháp khác như cho phép phát hành ETF dựa trên single stock (chưa có mô hình này tại Việt Nam), hoặc là covered warrant chỉ cần thay đổi một chút về mặt kỹ thuật là có thể thay thế được NDVR.

Cách giao dịch NVDR

NVDR do Thai NVDR là một công ty con của Sở GDCK Thái (SET) phát hành. Cách thức giao dịch của NVDR rất đơn giản, giá giao dịch bằng với giá cổ phiếu thường, NĐTNN chỉ cần tích vào ô đánh dấu (-R), để giao dịch như mua bán cổ phiếu thường.

Vi du: NĐT nhạp lẹnh giao dich NVDR cua cô phiêu ABC băng cach nhạp lẹnh giao dich cô phiêu ABC va đanh dâu tren lẹnh đay la lẹnh NVDR. Lẹnh NVDR se đuơc khơp binh thuơng cung vơi lẹnh cô phiêu trong cung sô lẹnh. Điêu nay co nghia, mọt lẹnh mua NVDR co thê đuơc khơp vơi mọt lẹnh ban NVDR hoạc mọt lẹnh ban cô phiêu.

Khi kêt qua khơp lẹnh chuyên đên Trung tam Luu ky chưng khoan, đôi vơi nhưng lẹnh khơp đuơc đanh dâu NVDR thi trung tam nay se thưc hiẹn but toan đông thơi trong tai khoan cua NĐT va Tô chưc phat hanh NVDR nhu sau:

- Nêu la lẹnh mua: tang sô luơng cô phiêu ABC năm giư cho Tô chưc phat hanh NVDR (thay vi cho NĐT) va ghi co sô luơng NVDR cho NĐT. Đay đuơc xem la khau phat hanh NVDR.

- Nêu la lẹnh ban: giam sô luơng cô phiêu ABC năm giư cua Tô chưc phat hanh NVDR (thay vi cho NĐT) va trư sô luơng NVDR cua NĐT. Đay đuơc xem la khau thu hôi NVDR. (Nguồn: CTCK Yuanta)

Tâm An

Theo Trí thức trẻ

Nâng room ngoại tại ngân hàng: Nhu cầu lại nóng

Không chỉ có nhà đầu tư ngoại muốn được nâng tỷ lệ sở hữu tối đa (room), mà để có thể tăng vốn nhằm đáp ứng chuẩn Basel II, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng Việt cũng mong được nới room.

Nâng room ngoại tại ngân hàng: Nhu cầu lại nóng - Hình 1

Với nhà đầu tư nước ngoài, tài chính - ngân hàng Việt Nam vẫn là lĩnh vực được quan tâm và mạnh tay rót vốn. Các nhà băng quy mô và tiềm năng (Vietcombank, HDBank, ACB, Techcombank, VietinBank, TPBank...) hầu hết đã cạn room từ lâu, tức tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đạt mức tối đa 30% theo quy định.

Vì vậy, để có thể sở hữu thêm vốn tại ngân hàng Việt Nam, không ít lần các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất nâng room ngân hàng, trong đó có các quỹ đầu tư tài chính như VinaCapital, Dragon Capital.

Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang nỗ lực tăng huy động vốn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, Chính phủ nên cho phép room ngoại tại các nhà băng tăng từ 30% lên 49%.

Giám đốc điều hành VinaCapital, ông Andy Ho kiến nghị, ngành ngân hàng Việt Nam nên nới room để thu hút vốn ngoại trong bối cảnh cần vốn để đẩy mạnh tái cơ cấu. Tất nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng được nới room để có cơ hội sở hữu thêm cổ phần, nhất là trong bối cảnh hiện nay, cổ phiếu "vua" đang tăng giá theo xu hướng hồi phục của thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, các ngân hàng mong muốn thu hút thêm vốn ngoại. Chẳng hạn, Vietcombank và VietinBank từng đề xuất nới room lên lần lượt 35% và 40% để có thể tăng thêm vốn, nâng hệ số an toàn vốn (CAR) khi áp dụng chuẩn mực Basel II.

Mặc dù đã hoàn tất áp dụng các chuẩn mực quốc tế Basel II, song Vietcombank cho biết, Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn trong năm nay. Được biết, cuối năm 2018, nhà băng này đã phát hành riêng lẻ 111,1 triệu cổ phiếu với giá 55.510 đồng/cổ phiếu cho Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản và Quỹ GIC từ Singapore.

VietinBank cũng dự kiến tăng thêm vốn trong năm nay, trong đó có phương án hút thêm vốn từ cổ đông ngoại. Cổ đông lớn Nhật Bản là Ngân hàng MUFG sẵn sàng hỗ trợ VietinBank tăng vốn.

Tại TPBank, cuối năm 2018, ngân hàng này nâng room ngoại từ 24,9% lên 30%. Trước đó, BIDV đã thông qua việc phát hành hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc, tỷ lệ cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là 15% quy mô vốn điều lệ sau khi phát hành (tương đương tỷ lệ 17,65% vốn điều lệ hiện tại).

Hiện các ngân hàng Việt Nam đang cố gắng tăng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước để chuẩn bị cho việc áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, bởi đảm bảo hệ số CAR tối thiểu 8% theo tiêu chuẩn Basel II là một thách thức không nhỏ.

Câu chuyện huy động vốn ngoại là dấu hiệu cho sự trở lại của ngành ngân hàng trong cuộc đua tăng vốn hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II. Ngay cả 4 ngân hàng lớn nhất thị trường là Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank cũng gặp khó khăn trong quá trình tăng vốn cấp 1. Vì thế, nhiều ngân hàng thương mại liên tục bày tỏ mong muốn được nới room cho khối ngoại để tăng vốn, xử lý nợ xấu và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu tối đa của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%.

Một số chuyên gia tài chính cho rằng, hiện việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ mang tính chất là đầu tư tài chính, chứ chưa có sự tham gia mạnh mẽ vào việc quản trị, quản lý và điều hành ngân hàng.

Bởi lẽ, tỷ lệ sở hữu như vậy chưa đủ hấp dẫn các đối tác ngoại, khi tiếng nói của họ không thật sự có đủ trọng lượng để có thể hỗ trợ hoặc cải thiện tình hình tài chính của các nhà băng. Trong bối cảnh này, mong muốn nới room của các nhà đầu tư ngoại, cũng như bản thân ngân hàng trong nước là có cơ sở. Mức đề nghị là 35 - 40%, thậm chí một số nhà băng mong muốn được nới room lên 49% hoặc 51%.

Riêng đối với các ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua lại 100% vốn của ngân hàng Việt đang trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, song đến nay vẫn chưa có thương vụ nào thành công.

Thùy Vinh

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

Tin nổi bật

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

Thế giới

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.