Gỡ nút thắt giao thông cho ồng bằng sông Cửu Long
Từ nay đến năm 2022, nhiều công trình giao thông trọng điểm của ồng bằng sông Cửu Long sớm hoàn thành, tháo điểm nghẽn cho toàn vùng
Chiều 5-4, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương trong vùng ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng Đông Nam Bộ về tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Sớm hoàn thành các tuyến cao tốc
Tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông cho vùng là vấn đề được quan tâm và ưu tiên bàn thảo tại cuộc làm việc.
Báo cáo về tiến độ triển khai các dự án trọng điểm ở vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết đến nay, một số công trình giao thông trọng điểm đã và đang khẩn trương thực hiện, như: Quốc lộ 1 từ TP HCM đến Cà Mau dài 334 km; tuyến đường cao tốc phía Đông TP HCM – Cần Thơ – Cà Mau đã hoàn thành đoạn TP HCM – Trung Lương, đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đang thi công, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ chuẩn bị mở thầu, đoạn Cần Thơ – Cà Mau đang báo cáo Chính phủ xem xét triển khai.
“Bộ đang phối hợp với tỉnh Tiền Giang điều chỉnh dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo kết luận của Thủ tướng. Tất cả công việc đang diễn ra thuận lợi, Chính phủ quyết định hỗ trợ dự án này 2.186 tỉ đồng. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) sẽ tham mưu cho Chính phủ bằng những quyết định cụ thể. Riêng Bộ GTVT, nhà đầu tư, tỉnh Tiền Giang tập trung điều chỉnh dự án, điều chỉnh lại cơ cấu các nhà đầu tư cũng như cơ cấu vốn. Dự kiến, cuối năm 2020 sẽ thông được đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận. Nếu không thảm được toàn bộ thì thảm một số đoạn, một số đoạn hoàn chỉnh kết cấu để thông tuyến” – ông Thể thông tin.
ối với tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Thể cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính căn cứ nguồn vượt thu năm 2018 để bố trí 932 tỉ đồng cho Bộ GTVT mở thầu. Dự kiến trong năm 2019, sẽ mở thầu dự án này, công bố rộng rãi để triển khai đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Còn tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều lần và Bộ GTVT đang nghiên cứu sẽ lập dự án nhưng thời điểm quyết định đầu tư và vốn sẽ chậm lại vì đang tập trung nguồn lực cho tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Riêng cầu Mỹ Thuận 2 đã được Quốc hội đồng ý bố trí nguồn vốn 5.100 tỉ đồng để xây dựng, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án. Theo kế hoạch, cuối năm nay sẽ khởi công dự án, hoàn thành vào năm 2023. Sau khi cao tốc từ Trung Lương – Cần Thơ thông toàn tuyến và cầu Mỹ Thuận 2 hình thành, sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh, hiện đại, rút ngắn khoảng 50 km và tiết kiệm khoảng 2 giờ đi lại từ TP HCM – Cần Thơ so với tuyến Quốc lộ 1.
Video đang HOT
Công nhân đang thi công tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh: LÊ KHÁNH
Cam kết của Chính phủ
Về các dự án được lãnh đạo Bộ GTVT trình bày, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần ưu tiên, quan tâm bố trí vốn tập trung đầu tư và hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường bộ đã được xác định trong quy hoạch mang tính chất vùng và liên vùng; tăng cường giao thông đường thủy; tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao và các dự án bảo vệ môi trường đã có vốn đầu tư…
Về giải pháp phát triển trong thời gian tới, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ KH-ĐT đang được giao xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ phấn đấu hoàn thành đề án trước tháng 5-2020 để trình Chính phủ xem xét.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong chương trình phát triển GTVT ở ĐBSCL còn nhiều điểm cần điều chỉnh nhưng với báo cáo của Bộ GTVT, có thể nói đó là một cam kết của Chính phủ, của Bộ GTVT trước 20 triệu người dân ĐBSCL về vấn đề hạ tầng.
“Cam kết này sẽ được tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời để giải quyết bức xúc hiện nay đối với ĐBSCL, trước hết là tuyến đường bộ Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, phải được thông tuyến vào năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021″ – Thủ tướng chỉ đạo.
Nói thêm về phát triển hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL, Thủ tướng cho rằng không có giao thông, vùng ĐBSCL sẽ không phát triển được. Đây là nguyện vọng chính đáng của chính quyền, người dân các địa phương trong vùng.
“Trong các giải pháp đột phá, chúng ta nhất trí đột phá về hạ tầng là quan trọng nhất. Hạ tầng ở đây không chỉ là cầu cống, đường sá, sân bay mà còn phải là hạ tầng xã hội, trường học, y tế, thiết chế văn hóa; tích hợp hạ tầng thông minh, kết nối số được ứng dụng mạnh mẽ hơn” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Phải kết nối giao thông liên vùng
Trong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm đến kết nối giao thông liên vùng. Thủ tướng cho biết sẽ có một hội nghị về kết nối ĐBSCL và Đông Nam Bộ với TP HCM trong thời gian tới. Các vành đai, các tuyến quan trọng phải kết nối, vì đây là trung tâm thương mại lớn, đông dân cư, tiêu thụ lớn.
CA LINH
Theo Nguoilaodong
Không phân biệt giàu nghèo khi cấm phương tiện cá nhân
Hạn chế tiến tới cấm xe máy đi vào nội đô là một giải pháp cần thiết trong bối cảnh dân số và phương tiện cá nhân tăng cơ học hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, tránh phân biệt giàu nghèo, nhiều người còn đề nghị, không chỉ cấm xe máy, mà Hà Nội cần cấm cả ô tô cá nhân.
Cấm xe máy, dừng đăng ký mới ở nội thành đang là chủ đề nóng của ngành giao thông
Đi 70 km nhanh hơn 7 km
Đề cập sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân, tại buổi làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết: Nếu như năm 2008, Hà Nội chỉ có khoảng 2,2 triệu phương tiện thì đến năm 2017 đã tăng lên gấp 3 lần. Trong năm 2018, mỗi ngày có tới 27 nghìn ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển tham gia giao thông. Ngoài ra còn có 1,2 triệu xe các tỉnh đổ về lưu thông tại Hà Nội. Mặt khác thời gian gần đây, loại hình taxi cũng phát triển rất nhanh, riêng taxi grab đã có hơn 41 nghìn xe hoạt động trên địa bàn.
Từ khi Luật Thủ đô ra đời, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn vẫn lên tới trên 200 nghìn người mỗi năm. Theo tính toán của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phạm Trí Thức, với mức tăng này, cứ sau 4 năm, Hà Nội lại tăng gần 1 triệu dân, tương đương với dân số của một tỉnh nhỏ. Tình trạng tăng dân số cơ học kéo theo tăng các phương tiện cá nhân, tạo áp lực rất lớn lên hạ tầng xã hội, gây ùn tắc giao thông. "Ở nhiều nước, người dân sống cách nội đô 70 km nhưng đi tàu điện ngầm có khi còn nhanh hơn đi 7 km ở Việt Nam", ông Thức nhìn nhận.
Thực tế đó đòi hỏi Hà Nội cần đưa ra những giải pháp hài hòa, tổng thể để giải quyết bài toán nan giải, nhức nhối này. Trao đổi với PV Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật ủng hộ lộ trình và giải pháp cấm xe máy lưu thông tại một số tuyến đường đi vào nội đô, như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương mà ngành Giao thông vừa đưa ra. Bên cạnh đó, ông cũng ủng hộ phương án dừng đăng ký xe máy mới tại khu vực nội đô.
Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, không có sự phân biệt giữa người nghèo và người giàu, đại biểu từng tham gia giám sát Luật Thủ đô cho rằng, ngoài xe máy, Hà Nội cần nghiên cứu, đưa ra phương án hạn chế, thậm chí cấm cả ô tô cá nhân đi vào nội đô. Bởi ngoài xe máy, ô tô cá nhân cũng là phương tiện trực tiếp gây ra ùn tắc giao thông.
Cấm có vi phạm quyền dân sự?
Ngoài sự cần thiết dừng đăng ký xe máy mới, ông Phạm Văn Hòa còn đề nghị hạn chế đối đa các cửa hàng kinh doanh phương tiện cá nhân trong khu vực nội thành. Nhưng để mang lại hiệu quả, song song với việc cấm phương tiện cá nhân, Hà Nội và các thành phố lớn khác cần cấp thiết hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao...
"Với những công chức bình thường, hay người dân vốn mưu sinh bằng xe máy, thời gian đầu có thể gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu phương tiện công cộng thay thế tốt hơn, họ sẽ thấy hài lòng và quên đi phương tiện cá nhân của mình. Tất nhiên, để làm được điều này, hệ thống giao thông công cộng phải được đổi mới cung cách phục vụ, đảm bảo giờ giấc và mức giá phải hợp lý. Đặc biệt cần đảm bảo sự lưu thông, đi lại thuận tiện nhất cho người dân", ông Hòa lưu ý.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình, vẫn còn nhiều người băn khoăn về các giải pháp giao thông mà Hà Nội đưa ra. Đồng tình việc từng bước cấm xe máy hoạt động trong nội thành để giảm ùn tắc, ô nhiễm, nhưng ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội lại không ủng hộ việc dừng đăng ký xe mới tại khu vực nội thành để hỗ trợ cấm xe vào năm 2030. Theo ông, điều này là vi phạm quyền dân sự của công dân. Bởi việc đăng ký xe máy là xác định quyền sở hữu hợp pháp về tài sản cá nhân. Do vậy, nhà nước phải đăng ký xe máy cho người dân, còn sử dụng thế nào cho hợp pháp thì họ phải tìm hiểu.
Ông Thảo cho rằng, giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho việc từng bước dừng xe máy lưu thông ở nội đô là tăng phí đăng ký xe mới lên cao hơn nhiều lần hiện nay. Như vậy người dân sẽ cân nhắc, còn nhà nước lại có thêm khoản thu để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
Theo TPO
Xe công phải nêu gương dán thẻ thu phí tự động không dừng? Thông tin mới nhất từ Bộ GTVT cho biết, trong năm 2019, Bộ này sẽ hoàn tất triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) trên tất cả các trạm BOT do Bộ quản lý. Không độc quyền trong đấu thầu Bộ GTVT cho biết, dự án thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT giai đoạn 1 có 44...