Gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29.200 đơn vị, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; 19.600 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 10,2%; 7.400 DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 5%, trong đó có 6.600 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 6,4%; 108 DN có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 0,9%. Trong đó, DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch, giáo dục và đào tạo, thương mại… – đều là những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất, khi có 94% – 97% số DN gặp khó khăn (kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê)…
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có gói hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Đó là gói tín dụng 300.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ người lao động và DN khó khăn trị giá 61.580 tỷ đồng đang được triển khai. Ngoài ra, còn có các gói hỗ trợ khác về thuế, phí như giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với DN nhỏ và vừa từ Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa.
Những giải pháp mạnh mẽ này đã tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giúp DN, nhất là DN nhỏ và vừa, hồi phục sau dịch bệnh. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn đối với các DN nhỏ và vừa rất khó khăn. Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn thẩm định, đánh giá phần lớn các khoản vay bằng tài sản thế chấp, chứ chưa chú trọng nhiều vào việc thẩm định dựa trên hiệu quả từ phương án kinh doanh. Điều này sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro, trong khi DN, nhất là các DN nhỏ và vừa, sẽ không dễ tiếp cận nguồn vốn do không đủ các điều kiện vay vốn thế chấp. Thậm chí, nhiều DN phản ánh rằng các điều kiện vay vốn còn khắt khe, chặt chẽ hơn; thủ tục thẩm định, chứng minh thiệt hại còn phức tạp, rườm rà; đối tượng áp dụng còn chưa rõ ràng. Trong khi DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận chính sách ưu đãi; còn các chính sách hỗ trợ hiện cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng. Hiện không ít đơn vị cho thuê tài chính có hướng tiếp cận vốn đơn giản hơn, dù lãi suất cao hơn của các ngân hàng. DN có thể được cho vay bằng chính tài sản dự kiến đầu tư. Nếu các kênh hỗ trợ chính thống của nhà nước đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi như vậy, DN sẽ dễ tiếp cận với nguồn vốn dồi dào của ngân hàng.
Theo các chuyên gia, các ngân hàng cần tháo gỡ một số rào cản về thẩm định, chứng minh thiệt hại do Covid-19 gây ra, chứng minh tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ… bởi đây đang được xem là nút thắt lớn nhất để DN tiếp cận được nguồn vốn vay. Đặc biệt, cần tập trung hỗ trợ DN chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu, sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường, thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối, ngân hàng với DN; khai thác tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mới; tăng cường xúc tiến thương mại để DN đẩy mạnh sản xuất trong tình hình mới, vừa khôi phục sản xuất vừa chống dịch hiệu quả!
Quyền quyết về room, những quan điểm trái chiều
Việc trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (room) trên thực tế có những bất cập nên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề xuất bãi bỏ quy định này, nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.
Lý do đề xuất bãi bỏ quyền quyết định về room
Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/9/2015 đã trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt việc nới room đối với những công ty hoạt động trong các ngành, lĩnh vực không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần.
Video đang HOT
Sau quyết định trên, không ít công ty đã nới room lên tối đa 100%, trong đó có những doanh nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài như VNM, BMP, DHG...
Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa dành cho nhà đầu tư ngoại là 49%, thậm chí có doanh nghiệp còn giảm tỷ lệ này xuống dưới 49%.
Đại diện Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, năm 2019, trong số 376 công ty niêm yết trên Sở có 25 doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài mở tối đa lên 100%, 3 công ty mở room lên 51 - 70%, 317 công ty giữ nguyên tỷ lệ 49%, 8 công ty có room 30%, 23 công ty hạn chế bớt sở hữu nước ngoài (dưới 49%).
Việc đa số doanh nghiệp giữ nguyên room tối đa 49%, thậm chí giảm dưới mức này, có nguyên nhân doanh nghiệp muốn duy trì quyền kiểm soát của cổ đông trong nước.
Theo ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp vì nhiều lý do khiến cho nhà đầu tư nước ngoài không biết đâu mà lần.
Ngoài các quy định về lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đã rắc rối, việc doanh nghiệp tự quyết định room khiến cho nhà đầu tư nước ngoài không thể biết chính xác họ được sở hữu tối đa bao nhiêu. Ở đây, rõ ràng room có vấn đề về tính minh bạch.
"Ngoài ra, điều đáng nói nữa là việc trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt room đã ảnh hưởng không tích cực đến cơ hội được bán cổ phần đa dạng của các nhà đầu tư nhỏ. Có những quyết định tại doanh nghiệp được thông qua ở tỷ lệ 51% hoặc 65% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết, nhưng không hẳn hoàn toàn đại diện cho quyền lợi của rất nhiều cổ đông nhỏ lẻ, nên cơ chế cho phép doanh nghiệp tự quyết định nới room bộc lộ sự không hợp lý", ông Hải cho hay.
Để khắc phục bất cập trên, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021), Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề xuất, không tiếp tục trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt room như quy định hiện hành.
Không nên can thiệp vào quyền quyết định của doanh nghiệp
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán và chuyên gia pháp lý không ủng hộ đề xuất trên của nhà hoạch định chính sách, vì làm như vậy là can thiệp vào quyền quyết định của doanh nghiệp.
Chuyên gia pháp chế của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cho rằng, việc không cho phép doanh nghiệp tiếp tục quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng và tác động lớn đến quyền của cổ đông. Pháp luật không nên cản trở quyền tự do định đoạt của doanh nghiệp đối với vấn đề này.
Cùng góc nhìn trên, lãnh đạo một công ty niêm yết khác cho rằng, việc không cho doanh nghiệp quyết định room là không hợp lý.
Đành rằng trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt vấn đề này không phải trường hợp nào cũng nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các cổ đông, nhưng không thể khác khi mà quyền quyết định thuộc về số đông, những người nắm nhiều cổ phần tại doanh nghiệp.
Với tư cách là người bỏ nhiều vốn vào doanh nghiệp, các cổ đông lớn có quyền định đoạt bán hay không bán cổ phần, bán với tỷ lệ bao nhiêu cho nhà đầu tư nước ngoài, để làm sao mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty, cũng như bản thân họ.
Do đó, việc không cho doanh nghiệp định đoạt room là không phù hợp, can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.
Từ góc nhìn của cơ quan hoạch định chính sách, ông Bùi Hoàng Hải chia sẻ, việc đề xuất không tiếp tục trao quyền cho doanh nghiệp quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp niêm yết Việt Nam đang có nhiều quan điểm khác nhau.
Trên thực tế, việc doanh nghiệp được quyền đưa ra tỷ lệ room xuất phát từ Nghị định 60/2015/NĐ-CP, chứ Nghị định 58/2012/NĐ-CP trước đó không quy định về nội dung này.
"Nhìn sang các nước, qua rà soát, chúng tôi khẳng định, nhiều nước có quy định về room. Tuy nhiên, quy định cổ đông được quyền xác lập tỷ lệ này thì chúng tôi chưa nhìn thấy", ông Hải nói.
Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, room được trình đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua, nhưng nếu đại hội dùng quyền biểu quyết để thông qua ở ngưỡng 51% thì chưa ổn. Các cổ đông lớn không được sử dụng các ưu thế của mình để làm ảnh hưởng đến cổ đông nhỏ.
Khi đại hội đồng cổ đông thông qua room thì có thể dẫn đến hệ quả là hạn chế quyền bán của các cổ đông nhỏ khác.
Phạm vi bán cổ phần của cổ đông nhỏ lẻ không còn rộng mở khi cổ đông lớn đưa ra quyết định hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần, chẳng hạn ở mức 0% áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài. Điều này rõ ràng là ảnh hưởng tiêu cực đến quyền bán của các cổ đông nhỏ lẻ.
"Tất nhiên, việc bãi bỏ quy định cho phép doanh nghiệp quyết định room có ý kiến nhiều chiều, bởi có quan điểm cho rằng đó là quyền quyết định của doanh nghiệp, nhưng ý kiến khác lại cho rằng không thể để ý chí của một số cổ đông áp đặt lên các cổ đông khác. Ở đây không thể nói ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Chúng tôi cần những ý kiến đa chiều để việc hoàn thiện chính sách khả thi, hiệu quả", ông Hải nói.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Luật pháp không được can thiệp vào quyết định của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam về bán cổ phần với tỷ lệ bao nhiêu cho nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp theo nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp định thương mại và đầu tư mà Việt Nam là thành viên.
Liên quan đến việc cắt quyền của doanh nghiệp trong định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài để bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, cần nhận thấy rằng công ty cổ phần hoạt động theo nguyên tắc đối vốn, nên cổ đông lớn có nhiều quyền hơn trong đưa ra các quyết định tại doanh nghiệp nói chung, về tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Do đó, việc trao quyền cho đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp quyết định room là hợp lý, không nên sửa đổi như dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán.
Lãi suất cho vay đã hạ, vì sao doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn? Bên cạnh giảm mạnh lãi suất cho vay, các ngân hàng còn tìm mọi phương thức để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp. Song, không vì thế mà doanh nghiệp có thể dễ vay được vốn... Thực tế, các ngân hàng cũng tìm đủ mọi cách để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp. Thảo luận về kinh tế -...