Gỡ khó mặt bằng dự án đường dây 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân
Dự án đường dây 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88 km, gồm 172 vị trí cột.
Ảnh chụp vệ tinh vị trí cột từ 20-26 của đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ được thi công trong thời gian tới. Ảnh: evn.com.vn
Đến nay, dự án này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng tại nhiều vị trí cột, khoảng cột. Tại cuộc họp mới đây với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cam kết không để dự án cấp bách đường dây 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân bị chậm tiến độ vì vấn đề giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo từ EVN, tỉnh Khánh Hòa hiện mới bàn giao được 53 vị trí cột và chưa bàn giao được khoảng cột nào của hành lang tuyến; trong đó, trên địa bàn các huyện Diên Khánh, Cam Lâm đang triển khai kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, nhưng tiến độ tại huyện Cam Lâm đang chậm so với kế hoạch. Thành phố Cam Ranh mới kê kiểm phần móng trụ, chưa kê kiểm hành lang. Việc xét duyệt nguồn gốc tại các địa phương đất còn chậm.
Ngày 22/9/2021, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị được EVNNPT giao quản lý dự án) đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đề nghị xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Hiện nay, sở đang hoàn thiện thủ tục để tổ chức họp thẩm định.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, đây là dự án rất quan trọng, là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với nhà đầu tư BOT. Nếu dự án chậm tiến độ, phía Việt Nam không chỉ bị phạt tiền (khoảng 23 tỷ đồng mỗi ngày), mà uy tín đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Với tầm quan trọng của dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang dành những nguồn lực tốt nhất để triển khai.
Theo yêu cầu từ EVN, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc EVNNPT, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung trực tiếp có mặt tại địa phương để giải quyết công việc. Bên cạnh đó, EVN cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Để đảm bảo tiến độ dự án, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét báo cáo HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng đối với diện tích rừng, đất rừng ảnh hưởng bởi dự án trong tháng 10/2021. Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh cần khẩn trương kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, hoàn thành trong tháng 9/2021; lập phương án bồi thường, phê duyệt chi trả tiền chậm nhất trong tháng 10/2021.
Thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh tổ chức xác minh nguồn gốc đất để làm cơ sở lập phương bồi thường, phê duyệt chi trả tiền trong tháng 10/2021. Đối với thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương trong tháng 9/2021.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – ông Nguyễn Tấn Tuân, dự án hoàn thành đúng tiến độ sẽ giải tỏa hết công suất của Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ có nguồn thu ngân sách rất lớn hàng năm. Cùng với đó, giúp nâng cao ổn định hệ thống điện, giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực; trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải xác định những công việc liên quan đến dự án là trách nhiệm chính trị. Mục tiêu của tỉnh là phải hoàn thành mặt bằng các vị trí móng trong năm 2021, bàn giao cuốn chiếu khoảng cột hành lang tuyến từ tháng 1 đến tháng 6/2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc mà EVN/EVNNPT gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức đoàn thể cũng sẽ tích cực vận động nhân dân ủng hộ, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Hai bên đã thống nhất phương thức làm việc để thúc đẩy tiến độ dự án. Cụ thể, hàng tuần, EVN gửi báo cáo tiến độ tới tỉnh Khánh Hòa. Hai bên tổ chức họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần và họp sơ kết hàng tháng, để kiểm điểm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trong trường hợp chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các tổ chức, hộ dân vẫn cố tình cản trở, địa phương sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ, hỗ trợ an ninh trật tự để đơn vị thi công triển khai công việc.
Thủy sản tồn cả nghìn tấn, nông dân mang đi bán lẻ
Nhiều nông dân ở Khánh Hòa quá khó khăn do thủy sản tồn trong đìa đã chọn cách mang đi bán lẻ để lấy tiền mua thức ăn duy trì số còn lại và trang trải nợ nần.
Dịch Covid-19 kéo dài khiến hàng trăm tấn thủy sản như ốc hương, tôm, cá bớp... của người dân Khánh Hòa bị tồn đọng gần 2 tháng nay. Hàng không bán được, giá xuống thấp khiến họ nguy cơ trắng tay, lâm cảnh nợ nần.
Sáng sớm, ông Nguyễn Ngọc Hưng, ngụ xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, huy động 5 thành viên trong gia đình ra đìa giăng lưới kéo tôm bán cho thương lái. Số lượng bán lần này không nhiều, nhưng giúp ông vơi đi nỗi lo thường trực gần 2 tháng qua.
"Số lượng tôm bán được không nhiều nhưng vẫn vui vì gần 2 tháng nay không ai mua rồi. Hôm nay họ mua thí điểm bán tại các chợ ở Ninh Hòa và TP Nha Trang. Họ nói nếu thuận lợi sẽ mua thêm", ông Hưng vui mừng nói và cho biết gia đình vẫn còn gần 20 tấn tôm chưa tiêu thụ được.
Tồn cả nghìn tấn thủy sản
Hộ ông Nguyễn Ngọc Hưng là một trong hàng trăm người nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa đứng ngồi không yên 2 tháng nay.
Thủy sản nuôi đến vụ thu hoạch thì dịch bệnh ập đến, thương lái không thu mua, giá lại xuống thấp khiến người nuôi điêu đứng.
Ốc hương là đặc sản của tỉnh Khánh Hòa và đang tồn hàng trăm tấn do dịch bệnh. Ảnh: Anh Thư.
Theo ông Hưng, thời điểm đầu tháng 9, giá tôm xuống thấp nhất nhiều năm qua nhưng thương lái không mua vì hàng hóa không thể lưu thông. "Tôm tồn quá lâu nên ai cũng gặp khó khăn. Cả tháng nay phải chạy vạy đi mượn tiền để mua thức ăn cầm cự cho đàn tôm không bị đói, chết", ông Hưng cho biết.
Còn bà Nguyễn Thị Vinh (ngụ xã Vạn Thọ) cho biết giá tôm xuống thấp khiến người nuôi như bà điêu đứng.
"Đa phần người nuôi tôm đều vay mượn ngân hàng và ngoài xã hội. Giờ tôm bị ứ đọng gần 2 tháng trong đìa không còn cách nào xoay trở được. Chỉ mong bán được tôm, dù nhiều ít gì cũng giúp gia đình có tiền trang trải nợ nần và mua thức ăn duy trì tôm dưới đìa chờ ngày hết giãn cách", bà Vinh bày tỏ.
Tương tự, hàng trăm hộ nuôi ốc hương ở Khánh Hòa cũng "đứng ngồi không yên" nhiều tháng nay. "Giá ốc chỉ còn 145.000/kg cho loại 100 con. Chưa bao giờ giá lại xuống thấp như thế này, nhưng vẫn khó bán vì dịch bệnh", ông Ngô Quốc Trung, ngụ phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, cho biết.
Theo ông Trung, ốc không bán được nên một số hộ tự bắt đi bán lẻ nhưng số lượng không được là bao nhiêu. "Giờ người dân cũng không còn tiền để mua ốc ăn nữa. Chúng tôi nuôi để xuất khẩu hoặc bỏ mối cho các thị trường lớn ở Hà Nội, TP.HCM. Nếu tình hình kéo dài thêm nữa, chúng tôi vỡ nợ mất", ông Trung buồn bã nói.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, do dịch bệnh hiện một số nông sản chủ lực của địa phương đã đến kỳ thu hoạch, có sản lượng lớn, nhưng đang tồn đọng với số lượng lớn. Trong đó, cá mú tồn số lượng nhiều nhất với 253 tấn, ốc hương 225 tấn, cá chim 100 tấn, cá bớp 160 tấn....
"Giá cá loại thủy sản đều xuống thấp vì dịch bệnh kéo dài, giãn cách xã hội ở nhiều địa phương, trong khi xuất khẩu ngưng trệ. Chúng tôi đang lên phương án để giúp người nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này", lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa nói.
Kết nối doanh nghiệp với nông dân
Theo bà Trần Thị Anh Thư, Phòng kinh tế huyện Vạn Ninh, đơn vị đã cố gắng liên hệ giúp các đầu mối để bà con bán được thủy sản trong thời gian qua. Nhưng thực tế dịch bệnh kéo dài doanh nghiệp khó khăn, không thể thu mua thủy sản số lượng lớn ngay lúc này.
"Các hộ nuôi ốc hương họ rất muốn xuất bán cả đìa, vì khi bán số lượng ít lúc đánh bắt sẽ ảnh hưởng tới số còn lại. Ốc hương là loài rất nhạy cảm với môi trường nên dễ bị chết. Mà dịch bệnh như thế này rất ít nơi mua hết được cả đìa, nên người nông dân lại càng khó khăn trong khâu tiêu thụ", bà Thư cho biết.
Cá nhân, doanh nghiệp cần mua thủy sản có thể liên hệ trực tiếp các hộ nuôi để thỏa thuận giá. Ảnh: Anh Thư.
Cũng theo bà Thư, hiện mốt số đơn vị là doanh nghiệp lớn trong tỉnh và siêu thị có liên hệ để mua giúp nông dân hàng thủy sản tồn đọng. "Trước mắt huyện hy vọng giúp bà con bán được hàng, còn số lượng bao nhiêu chưa quan trọng. Vì có bán được hàng thì bà con mới có kinh phí duy trì số thủy sản còn lại trong đìa, lồng", bà Thư nói.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, nắm bắt việc bà con nông dân gặp khó khăn, hàng thủy sản tồn đọng vì dịch bênh, địa phương đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp sở, ngành liên khẩn trương lên kế hoạch để tiêu thụ giúp người dân trong giai đoạn khó khăn này.
"Sở NN&PTNT phải lên kế hoạch và cung cấp đầu mối để các siêu thị, thương lái và doanh nghiệp biết nơi cần mua ở đâu, loại nông sản gì. Nhiều người biết nông dân gặp khó nhưng không biết nơi nào để liên hệ, giờ tỉnh giao trách nhiệm cho Sở NN&PTNT làm đầu mối chính và công khai các chương trình giúp nông dân", vị lãnh đạo này nói và cho biết doanh nghiệp, thương lái và các siêu thị giờ có thể qua đầu mối của Sở NN&PTNT tỉnh để xin địa chỉ, số điện thoại liên hệ trực tiếp với nông dân thỏa thuận giá cả và số lượng cần mua mà không cần qua thương lái hay môi giới như trước nay.
Thêm 3 dự án điện gió được xác nhận đi vào vận hành thương mại Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, cập nhật trong tháng 8/2021, đã có 3 nhà máy điện gió với mức công suất cụ thể đã được công nhận vận hành thương mại (COD). Trang trại điện gió Trung Nam tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN Theo đó, Nhà máy điện gió Hòa...