Gỡ khó để phát triển vật liệu xây không nung
Ngày 6/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo các quyết định của Chính phủ và Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao trong công trình xây dựng.
Sản xuất gạch không nung thân thiện với môi trường. Ảnh: Bùi Đức Hiếu/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, những năm qua, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng từ 8-10% năm. Nhu cầu vật liệu xây cũng tăng qua các năm.
Sau 10 năm triển khai các nhiệm vụ được giao trong Quyết định 567/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và gần 4 năm thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Năng lực sản xuất vật liệu xây không nung đạt 9,4 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC)/năm chiếm 30% tổng lượng gạch xây; công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung ngày càng hiện đại; chất lượng sản phẩm vật liệu xây không nung ngày càng được nâng cao; chủng loại, mẫu mã sản phẩm vật liệu xây không nung ngày càng phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động trong việc chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung có giá cạnh tranh với dây chuyền, thiết bị nhập khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ và nhiều công việc cần phải tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, một trong những mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (Chương trình 567) là phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 20 – 25% vào năm 2015 và đạt từ 30 – 40% vào năm 2020.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình 567, việc đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đã có sự chuyển biến tích cực. Các công nghệ mới, thiết bị mới sản xuất vật liệu xây không nung đã từng bước được đầu tư, phát triển. Sản phẩm vật liệu xây không nung đa dạng phong phú về chủng loại, gồm gạch bê tông (gạch xi măng cốt liệu), gạch bê tông khí chưng áp, không chưng áp, gạch bê tông bọt, tấm bê tông rỗng đùn ép (Acotec), tấm tường bê tông khí chưng áp. Chất lượng sản phẩm vật liệu xây không nung từng bước được hoàn thiện và nâng cao.
Hiện cả nước có trên 1.600 cơ sở vật liệu xây không nung, với tổng công suất thiết kế khoảng 10,2 tỷ viên QTC/năm – chiếm khoảng 30% tổng công suất thiết kế sản phẩm vật liệu xây những vẫn ở ngưỡng thấp so với mục tiêu của Chương trình 567. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của các cơ sở vật liệu xây không nung cũng mới chỉ phát huy từ 45-50% công suất thiết kế.
Với sản lượng trên, hàng năm đã tiết kiệm khoảng 7,5 triệu m3 đất sét, tương đương 375 ha đất khai thác ở độ sâu 2m, giảm tiêu thụ khoảng 750.000 tấn than và giảm thải ra môi trường khoảng 2,85 triệu tấn CO2. Đây là kết quả ấn tượng góp phần giảm thải gây ô nhiễm môi trường và giảm quá trình suy giảm diện tích đất nông nghiệp.
Cũng trong giai đoạn 10 năm qua, việc thực hiện xóa bỏ các lò gạch thủ công đã được các địa phương thực hiện rất quyết liệt. Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công lạc hậu đã chấm dứt hoạt động…
Thế nhưng, việc phát triển vật liệu xây không nung còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: hệ thống tiêu chuẩn, định mức, các giải pháp thi công, hướng dẫn thi công, nghiệm thu chưa được ban hành kịp thời cho các chủng loại sản phẩm mới ra thị trường – ông Bắc chia sẻ.
Hiện các chính sách ưu đãi trong đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung đã được ban hành nhưng tại nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện đầy đủ; doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi. Sản lượng gạch đất sét nung còn chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây không nung.
Trên thực tế, một số cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ cũ cho ra sản phẩm có chất lượng thấp nhưng vẫn được bán ra thị trường. Những sản phẩm này đã dẫn đến các sự cố như nứt, thấm tường, ảnh hưởng chất lượng công trình khiến lòng tin của người sử dụng đối với sản phẩm vật liệu xây không nung bị giảm sút. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân chưa được đào tạo bài bản khiến thi công còn xảy ra “lỗi”…
Ong Đao Đuc Dien, Công ty CP Đau tu va cong nghe Đuc Thanh, xu ly tro xi la van đe thach thuc đat ra nham bao đam moi truong, đong thoi cung la yeu cau bien chat thai thanh nguon nguyen lieu quy mang lai loi ich ve kinh te, moi truong, xa hoi. Neu xu ly qua cong nghe tuyen tro đap ung đuoc cac chi tieu chat luong va quy chuan thi co the su dung cho nhieu linh vuc như: cong nghiep xi mang; tro bay lam phu gia be tong khoi lon; be tong thong thuong; lam đuong giao thong; nguyen lieu đe san xuat vật liệu xây không nung.
Để thúc đẩy phát triển vật liệu xây không nung, Bộ Xây dựng đề xuất Nhà nước hỗ trợ kịp thời về vốn vay đầu tư, vốn để sản xuất, kinh doanh, chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp về khoa học công nghệ, xây dựng, công bố và ban hành đầy đủ tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm vật liệu xây không nung, thiết kế, thi công, nghiệm thu… các công trình sử dụng vật liệu xây không nung.
Video đang HOT
Việc tuyên truyền để các nhà quản lý, chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu và người dân hiểu hết những lợi ích của vật liệu xây không nung như cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng công trình… cần được tăng cường để hình thành ý thức, trách nhiệm sử dụng vật liệu xây không nung thay cho sử dụng gạch đất sét nung.
Về đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao, đại diện Vụ Vật liệu xây dựng cho biết, năm 2020, một số Tập đoàn như Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các nhà máy nhiệt điện BOT… có tổng lượng tiêu thụ tro, xỉ nhiệt điện khoảng 34,5 triệu tấn tương đương 42% tổng lượng phát thải qua các năm.
Trong số đó, tro, xỉ được sử dụng nhiều nhất là lĩnh vực làm phụ gia khoáng cho xi măng ước khoảng 24 triệu tấn (70%); sản xuất gạch đất sét nung và gạch không nung ước khoảng 4 triệu tấn (12%); làm phụ gia cho sản xuất bê tông tươi, bê tông cho các công trình thủy lợi, công trình giao thông (đường bê tông xi măng vùng nông thôn) và công trình xây dựng dân dụng (kết cấu móng khối lớn ít tỏa nhiệt) ước khoảng 3 triệu tấn (8%) và làm vật liệu san lấp, đắp đường giao thông các loại khoảng 3,5 triệu tấn (9%).
Một số nhà máy nhiệt điện tiêu thụ khá tốt như: Nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đạt 100%, Hải Phòng 98%; Thái Bình, Phả Lại 71%; Nghi Sơn 1, Formosa Hà Tĩnh và Duyên Hải 3 khoảng 85%…
Mặc dù lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ được khoảng 34,5 triệu tấn tương đương với 44% tổng lượng phát thải qua những vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra tại Quyết định 452 là 52%.
Việc tro xỉ, thạch cao tiêu thụ còn chậm chủ yếu do một số nguyên nhân liên quan đến chi phí vận chuyển lớn; khó khăn về kỹ thuật; các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành đầy đủ…
Nhằm khắc phục những tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao phát thải từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón, hóa chất làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đề xuất thực hiện những giải pháp.
Đó là, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng; nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn nhà nước ngoài ngân sách, đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng vốn nhà nước phải sử dụng tro, xỉ vào các dự án giao thông. Cơ quan chức năng cần giám sát thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc diện tích bãi thải chỉ chứa lượng thải của 2 năm sản xuất trung bình và không cấp phép mở rộng các bãi thải tro, xỉ, thạch cao đã được phê duyệt…
Tài chính tuần qua: Formosa Hà Tĩnh không bị truy thu thuế nghìn tỷ, nhóm quỹ KIM rút bớt khỏi Gelex
Nhóm quỹ KIM (Hàn Quốc) rút bớt vốn khỏi Gelex và Thép Nam Kim; đại diện Cục Thuế Hà Tĩnh phủ nhận tin đồn Formosa Hà Tĩnh bị truy thu thuế hơn 1.200 tỷ đồng; Bộ Tài chính 'bật đèn xanh' cho các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch từ xa... là các thông tin tài chính đáng chú ý tuần qua.
Tài chính tuần qua: Nhóm quỹ Hàn Quốc rút bớt vốn khỏi Gelex và Thép Nam Kim, Formosa Hà Tĩnh không bị truy thu thuế 1.200 tỷ đồng
Nhóm quỹ KIM rút bớt vốn khỏi Gelex và Thép Nam Kim
Nhóm quỹ Korea Investment Management Co., Ltd (KIM) thông báo chính thức không còn là cổ đông lớn của Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX) đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG).
Trong thời gian gần đây, nhóm quỹ KIM (Hàn Quốc) có nhiều động thái tái cơ cấu danh mục khi liên tục bán ra với số lượng lớn cổ phiếu trong danh mục, trong đó ở một số doanh nghiệp thì nhóm quỹ này không còn là cổ đông lớn.
Tại Gelex, nhóm quỹ KIM đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,34% xuống còn 4,96% thông qua giao dịch bán ra hơn 1,7 triệu cổ phiếu GEX của quỹ thành viên KIM Vietnam Growth Equity Fund.
Quỹ thành viên này đã giảm số cổ phiếu GEX đang nắm giữ từ hơn 19,3 triệu đơn vị xuống còn hơn 17,5 triệu đơn vị, qua đó giảm tổng số cổ phiếu nhóm quỹ KIM đang nắm giữ từ hơn 25 triệu đơn vị xuống còn hơn 23,3 triệu đơn vị.
Tại Thép Nam Kim, quỹ thành viên KIM Vietnam Growth Equity Fund của nhóm quỹ KIM cũng đã bán thành công 700.000 cổ phiếu NKG ở phiên giao dịch ngày 18/9/2020, giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ ngoại này tại Thép Nam Kim từ 7,13% xuống còn 6,72%.
Với tỷ lệ sở hữu trên, nhóm quỹ KIM hiện vẫn là cổ đông lớn tại Thép Nam Kim. Tuy nhiên riêng quỹ thành viên KIM Vietnam Growth Equity Fund thì không còn là cổ đông lớn vì tỷ lệ sở hữu đã giảm xuống còn 4,97% sau giao dịch bán 700.000 cổ phiếu NKG.
Theo thị giá của NKG ở phiên ngày 18/9, ước tính quỹ đầu tư Hàn Quốc này đã thu về khoảng 5,6 tỷ đồng sau khi thoái thành công 700.000 cổ phiếu NKG.(Xem thêm)
Không có chuyện Formosa Hà Tĩnh bị truy thu thuế hơn 1.200 tỷ đồng
Đại diện Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết thông tin Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) bị truy thu thuế với số tiền hơn 1.200 tỷ đồng là không chính xác. Hiện nay, Cục Thuế Hà Tĩnh đang làm các thủ tục để yêu cầu đính chính thông tin tránh gây tổn hại cho doanh nghiệp.
"Thông tin FHS bị truy thu thuế là không đúng, doanh nghiệp này chấp hành tốt trong việc nộp thuế chứ không nợ thuế", Cục phó Cục Thuế Hà Tĩnh Trương Quang Long nói với VietnamFinance.
Cũng theo ông Long, năm 2019, FHS đã đóng nộp 1.099 tỷ đồng thuế nội địa, 1.761 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020.
Theo Chi cục trưởng chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Vũng Áng Cao Đức Thắng, FHS là doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đóng thuế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua.
"Năm 2019, FHS đã đóng 6.061 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu, riêng năm 2020, tính đến 23/9 doanh nghiệp này đóng 3.253 tỷ đồng", ông Thắng cho biết.
Liên quan đến việc truy thu thuế doanh nghiệp, đại diện FHS cho biết, hiện Bộ Tài chính đang chỉ đạo Cục thuế Hà Tĩnh có văn bản đính chính thông tin trên.
"Phía FHS cũng sẽ có văn bản trả lời chính thức làm rõ các vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp", đại diện FHS thông tin.(Xem thêm)
TP. HCM thanh, kiểm tra hơn 12.000 doanh nghiệp, phạt vi phạm thuế 2.500 tỷ đồng
Cục Thuế TP. HCM cho biết lũy kế 8 tháng đầu năm, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được 12.263 doanh nghiệp, phát hiện nhiều vi phạm với số thuế truy thu, phạt và truy hoàn lên đến 2.502 tỷ đồng.
Cụ thể, về công tác thanh tra, Cục Thuế TP. HCM đã thực hiện 725 hồ sơ với số thuế truy thu, phạt, truy hoàn 943 tỷ đồng, tăng 98% về số hồ sơ thanh tra và tăng 80% về số truy thu, phạt, truy hoàn so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với công tác kiểm tra, đơn vị đã rà soát, kiểm tra được 26.201 hồ sơ kê khai thuế và tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp 12.263 lượt với số thuế truy thu, phạt và truy hoàn 1.559 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 356 tỷ đồng, giảm lỗ 14.372 tỷ đồng.
Về kế hoạch thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm, đại diện Cục Thuế TP. HCM cho biết đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Song song đó là điều chỉnh kế hoạch thanh tra kiểm tra theo hướng tập trung thanh tra, kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, các doanh nghiệp có đột biến về doanh thu và lợi nhuận ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh; trao đổi với doanh nghiệp trước việc tiến hành thanh tra, kiểm tra để không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...", vị đại diện nói.(Xem thêm)
Bộ Tài chính 'bật đèn xanh' cho các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch từ xa
Dự thảo thông tư mới hướng dẫn hoạt động của công ty chứng khoán bổ sung các quy định liên quan đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán từ xa. Hiện đã có một số công ty chứng khoán thực hiện cách làm mới này.
Mới đây, Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo Thông tư Hướng dẫn hoạt động của công ty chứng khoán, thay thế Thông tư số 210/2012/TT-BTC và Thông tư số 07/2016/TT-BTC.
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo thông tư mới là việc bổ sung một số quy định liên quan đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán theo hướng hoàn thiện pháp lý để các công ty chứng khoán có thể mở tài khoản giao dịch từ xa.
Theo đó, công ty chứng khoán được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu tiên thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, công ty chứng khoán phải đảm bảo có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.
Cùng với đó, công ty chứng khoán phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.
Dự thảo thông tư cũng khẳng định rằng công ty chứng khoán được mở tài khoản giao dịch chứng khoán từ xa, qua phương tiện điện tử. Khi thực hiện, công ty chứng khoán phải đảm bảo 2 yêu cầu: xây dựng quy trình mở tài khoản từ xa; có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh chính xác khách hàng.(Xem thêm)
Aquatex Bentre bị phạt và truy thu thuế 1,2 tỷ đồng
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre (Aquatex Bentre, HoSE: ABT) vừa công bố thông tin về việc công ty nhận được quyết định của Cục Thuế tỉnh Bến Tre về việc xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với công ty.
Theo đó, công ty bị phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu là 41,4 triệu đồng do đã kê khai thiếu số tiền thuế phải nộp là 207,1 triệu đồng. Trong đó, kê khai thiếu thuế TNDN phải nộp năm 2017 là 99,7 triệu đồng, kê khai thiếu thuế TNDN phải nộp năm 2018 là hơn 103 triệu đồng, kê khai thiếu thuế TNDN phải nộp năm 2019 hơn 4,3 triệu đồng.
Cùng với đó, Aquatex Bentre cũng bị phạt hành chính 2 triệu đồng đối với hành vi kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế TNCN phải nộp là 699 triệu đồng, do công ty đã kê khai thiếu số thuế TNCN đã khấu trừ trên tổng thu nhập chi trả trong năm tại tờ khai quyết toán thuế TNCN và công ty đã nộp tiền thuế khi thực hiện khấu trừ thuế.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, Aquatex Bentre bị truy thu thuế TNDN và thuế TNCN các năm 2017, 2018, 2019 qua thanh tra là 906 triệu đồng. Bên cạnh đó, công ty còn phải nộp thêm 207 triệu đồng tiền thuế qua thanh tra; tiền chậm nộp là 44 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền phạt và truy thu mà Aquatex Bentre phải nộp cho cơ quan thuế là 1,2 tỷ đồng.(Xem thêm)
Thách thức và giải pháp công nghệ trong phát triển ngành năng lượng Trong giai đoạn vừa qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực, bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu đáng ghi nhận. Lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời áp mái. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN) Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học...