GME Remittance mở dịch vụ chuyển tiền từ Hàn Quốc về Việt Nam qua Zalo
GME Remittance – công ty chuyển tiền hàng đầu Hàn Quốc – chính thức ra mắt dịch vụ chuyển tiền trực tiếp trên cửa sổ chat Zalo, giúp việc gửi tiền về Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.
Chia sẻ tại buổi ra mắt dịch vụ, ông John Sung – CEO GME Remittance (Global Money Express Remittance) – cho biết theo thống kê năm 2022 của văn phòng Xuất nhập cảnh Hàn Quốc, dân số Việt Nam tại Hàn Quốc đạt 250.000 người. Qua đó, Việt Nam trở thành quốc gia có dân số nước ngoài lớn thứ 2 tại Hàn Quốc.
Trong khi đó, Zalo là ứng dụng hàng đầu, được sử dụng rộng rãi hàng đầu Việt Nam. Đóng vai trò là cầu nối thông tin liên lạc phổ biến của người Việt, Zalo có thể là công cụ tốt để GME triển khai dịch vụ chuyển tiền quốc tế vì người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng cho các hoạt động hàng ngày.
Tích hợp chuyển tiền quốc tế trên Zalo, phục vụ đa nhu cầu
Triển khai trên Zalo, GME Remittance mong muốn cung cấp dịch vụ tiện ích và nhanh chóng cho 250.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Hàn Quốc.
“Với việc triển khai dịch vụ chuyển tiền quốc tế trên Zalo, chúng tôi tin rằng tất cả người Việt Nam tại Hàn Quốc đều có thể gửi tiền về nước dễ dàng như khi nhắn tin. Chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ thuận tiện và dễ dàng hơn cho tất cả kiều bào ở Hàn Quốc”, ông John Sung nhấn mạnh.
Ông John Sung, CEO GME Remittance, phát biểu tại buổi lễ ra mắt dịch vụ. Ảnh: Nguyên Thảo.
Ứng dụng Zalo hiện có hơn 73 triệu người sử dụng. Mục tiêu quan trọng của Zalo là xây dựng một nền tảng với nhiều công cụ, tính năng phục vụ đời sống hàng ngày của người dùng, để cuộc sống của người Việt tiện nghi, dễ dàng hơn.
“Tận dụng năng lực về công nghệ, chúng tôi liên tục đầu tư để phát triển công cụ hỗ trợ các bên thứ 3 trong quá trình chuyển đổi số cũng như triển khai dịch vụ trên Zalo dễ dàng, nhanh chóng, từ đó mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho cuộc sống của người dùng”, bà Lê Thị Kim Xuyến, Giám đốc Dịch vụ công và Chuyển đổi số Zalo, cho biết.
Video đang HOT
Đại diện Zalo và đại diện GME trong buổi ra mắt dịch vụ. Ảnh: Nguyên Thảo.
Thời gian qua, bên cạnh nhắn tin, liên lạc, người dân Việt Nam có thể thực hiện nhiều dịch vụ trên ứng dụng Zalo như: Làm các thủ tục hành chính trực tuyến, theo dõi tin tức, dự báo thời tiết, tra cứu vi phạm giao thông, lịch cắt điện, thông tin tiền điện – nước… Hiện khoảng 10.000 đối tác là các cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ công hoạt động trên Zalo.
Hàn Quốc là một trong 3 quốc gia ngoài Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Zalo cao nhất. Là công cụ cho các đối tác quốc tế như GME triển khai dịch vụ, Zalo hy vọng mang đến cho người Việt những tiện ích thiết thực, đặc biệt với người dùng Việt Nam đang sinh sống tại Hàn Quốc.
“Chúng tôi đánh giá cao sự nhạy bén của GME Remittance trong việc nắm bắt nhu cầu và tận dụng các xu hướng công nghệ mới, đặc biệt là những nỗ lực trong việc xây dựng dịch vụ chuyển tiền trực tiếp trên ứng dụng Zalo. Chúng tôi tin tưởng đây sẽ là một tiện ích thiết thực cho người dùng Zalo”, bà Kim Xuyến bày tỏ.
Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế GME nhanh chóng trên Zalo
Có thể thấy, dịch vụ chuyển tiền quốc tế của GME ngay trong khung chat Zalo đã đáp ứng nhu cầu vừa nhắn tin trò chuyện với người thân, vừa thực hiện giao dịch chuyển tiền trên một cửa sổ cửa sổ màn hình. Sự nhanh chóng, tiện lợi và tránh chuyển nhầm là ưu điểm lớn nhất của dịch vụ.
Giao diện ứng dụng Zalo giúp người chuyển dễ dàng thao tác.
Cụ thể, người muốn chuyển tiền chỉ cần thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Trong khung chat Zalo, người dùng nhấp vào biểu tượng “…” trên thanh công cụ, góc phải màn hình và chọn icon “Chuyển tiền”.
Bước 2: Chọn GME, sau đó đăng nhập lần đầu (hoặc đăng ký tài khoản mới).
Bước 3: Điền các thông tin liên quan gồm số tiền cần chuyển, lý do chuyển và mối quan hệ với người nhận.
Bước 4: Chọn “Xác nhận và gửi tiền”, sau đó nhập OTP là hoàn tất (OTP gửi về số điện thoại đăng ký GME).
Sau đó, thông báo giao dịch thành công sẽ được gửi về Zalo của người gửi để tiện theo dõi.
Số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người nhận tại Việt Nam.
Trong khi đó, người nhận tiền cũng chỉ thực hiện các thao tác đơn giản, bao gồm:
Bước 1: Người nhận sẽ nhận thông báo từ Zalo, chọn “Nhận tiền”.
Bước 2: Người nhận cần nhập thông tin ngân hàng tại Việt Nam.
Bước 3: Chọn “Xác nhận”để nhận tiền ngay.
So với phương thức chuyển tiền trên giao diện website, thao tác trên Zalo mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng khi người dùng có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, thao tác đơn giản có thể thực hiện trực tiếp ngay trong cửa sổ chat khi cuộc trò chuyện đang diễn ra.
Theo ông John Sung, việc tinh giản thao tác sẽ giúp những người lớn tuổi hoặc không biết nhiều về công nghệ cũng có thể sử dụng khi muốn chuyển, nhận tiền.
“Đây là dịch vụ lần đầu tiên tại Hàn Quốc có thể thực hiện chuyển tiền quốc tế trong khi trò chuyện. Trong tương lai, GME mong muốn mở rộng dịch vụ không chỉ cho người Việt Nam tại Hàn Quốc, mà cho tất cả người Việt Nam ở nước ngoài để họ có thể gửi tiền ngay trên Zalo từ khắp nơi trên thế giới”, ông John Sung kỳ vọng.
Thông báo giao dịch đã được tạo thành công sẽ được gửi về Zalo của người gửi để tiện theo dõi. Ảnh: Nguyên Thảo.
Ra đời năm 2016, GME Remittance là công ty chuyển tiền quốc tế đầu tiên được Chính phủ Hàn Quốc cấp phép. Sử dụng dịch vụ chuyển tiền của GME Remittance, khách hàng có thể được trải nghiệm chuyển tiền Hàn – Việt nhanh chóng, tiện lợi với giá cạnh tranh và nhiều chương trình ưu đãi, tích điểm thưởng.
Trong khi đó, Zalo hiện là ứng dụng liên lạc phổ biến nhất Việt Nam với hơn 73 triệu người dùng thường xuyên và là cầu nối chuyển đi hơn 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Samsung là chủ sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất trong năm 2021
Không chỉ có doanh thu khủng vào năm 2021, Samsung còn là chủ sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất.
Lợi nhuận hoạt động của Samsung Electronics tăng 53,3% trong quý 4 năm 2021, nhờ doanh thu hàng năm kỷ lục lên tới 13,87 nghìn tỷ won (11,55 tỷ USD) trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 12 năm 2021, từ mức 9 nghìn tỷ won trong cùng quý năm trước.
Một thành công khác chắc chắn không thể bỏ qua đó là Samsung đã nộp khoảng 90.416 bằng sáng chế trên toàn thế giới, trong đó có 6.366 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, trở thành công ty được cấp nhiều bằng sáng chế nhất vào năm 2021, vượt qua nhiều công ty lớn, theo dữ liệu gần đây của Bankless Times. Bằng sáng chế là một yếu tố để xác định sức mạnh tài chính cũng như giá trị của một công ty vì vậy thành công trên của Samsung rất lớn.
Trong số 10 công ty có nhiều bằng sáng chế nhất năm 2021, các công ty châu Á đang thống trị. Trong đó, Trung Quốc chiếm sáu trong số mười vị trí. Mỹ và Hàn Quốc mỗi nước có một tên tuổi lớn còn Nhật Bản có hai.
Sau Samsung thì Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đứng thứ hai với hơn 78 nghìn bằng sáng chế. Midea Group và Huawei Investment and Holding lần lượt ở vị trí thứ ba và thứ tư. Đại diện duy nhất của Mỹ trong top 10, IBM đứng thứ 8 với 42.000 quyền sở hữu trí tuệ. Các công ty Nhật Bản Canon và Panasonic lần lượt lọt vào top 10 với 40,706 và 37,538 bằng sáng chế. Dữ liệu còn cho biết Trung Quốc nắm giữ 29% trong số 250 công ty nắm giữ bằng sáng chế trên toàn thế giới. Trong khi đó, Mỹ và Nhật Bản lần lượt có 24% và 19%. Các bằng sáng chế của Mỹ đang giảm xuống, So với khoảng 10 năm trước, số lượng đã giảm 7%. Còn so với năm 2020, số lượng cũng giảm 1%.
Tốc độ dữ liệu smartphone toàn cầu tăng nhờ mạng 5G Tốc độ dữ liệu di động đã bắt đầu tăng trên toàn cầu khi nhiều người có quyền truy cập vào 5G, vốn cung cấp tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn so với mạng 4G. Theo AppleInsider, một báo cáo mới từ OpenSignal cho thấy tốc độ dữ liệu đang tăng trên toàn cầu nhờ vào việc triển khai rộng...