Giúp trẻ tránh xa điện thoại nhờ nhảy dây
Muốn học sinh tránh xa điện thoại, hiệu trưởng một trường tiểu học ở tỉnh Giang Tô biến nhảy dây thành văn hóa với nhiều kỹ thuật đặc biệt.
Trường Tiểu học Qilu ở huyện Tuy Ninh, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, có 210 học sinh, trong đó 130 em thuộc diện “bị bỏ lại” ở quê để cha mẹ lên thành phố làm việc và 15 giáo viên, phần lớn trên 50 tuổi. Ngôi trường nghèo chỉ có một tòa nhà hai tầng cũ kỹ và hai dãy nhà học.
“Trẻ bị bỏ lại nhà cho ông bà chăm sóc và thiếu sự quan tâm của bố mẹ đã sinh ra những thói quen xấu, trong đó có việc lạm dụng điện thoại và các thiết bị điện tử”, Liu En, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Ông Liu gắn bó với những ngôi trường ở vùng nông thôn kể từ khi ra trường năm 1988. Năm 2001, ông được chuyển công tác tới Qilu cùng vợ, bà Liu Yan, giáo viên tiếng Trung lớp 6.
Học sinh trường Qilu nhảy dây trên sân trường. Ảnh: jyb.
Video đang HOT
Theo thầy Liu, trước khi trường bắt đầu triển khai các bài học nhảy dây, nhiều học sinh lớp 3, lớp 4 đã bị cận thị, số khác hư vì nhiều vấn đề, trong đó có việc thiếu động lực học, khả năng thích nghi xã hội yếu và sự hợp tác kém. Để khắc phục, thầy Liu giới thiệu những bài học mang tính đổi mới, tổ chức nhiều hoạt động thể thao, giúp các em có hứng thú học tập, tránh xa thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, trường không có cơ sở vật chất đạt chuẩn để học sinh rèn luyện thể thao, thiếu thiết bị, kinh phí và giáo viên thể chất. Cuối cùng, thầy giáo quyết định môn nhảy dây là lựa chọn lý tưởng. Năm 2012, thầy cô giáo và học sinh cùng rèn luyện môn nhảy dây để tham gia một hoạt động giao lưu cùng các trường khác tại địa phương.
Để lôi kéo sự quan tâm của học sinh, thầy Liu cho phép các em được đưa ra những cách nhảy của riêng mình. Từ đó, số lượng học sinh tham gia nhảy dây tăng lên. Năm 2015, thầy Liu xây dựng được đội nhảy dây đầu tiên của trường, thầy là huấn luyện viên cho mỗi bài học.
“Khi phải đổi mới, các học trò giỏi hơn tôi”, thầy Liu nói, cho biết thêm nhà trường đã quyết định đặt tên cho một kỹ thuật nhảy mới do một học sinh nghĩ ra nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan tâm tới hoạt động này.
Hiện trường Qilu có hơn 30 kỹ thuật nhảy dây cơ bản và 200 động tác cải tiến. Năm 2017, dự án văn hóa nhảy dây đặc biệt của trường Qilu được ngành giáo dục địa phương ủng hộ. Văn hóa này sau đó được khuyến khích rộng rãi tại nhiều trường tiểu học khắp huyện.
“Con thật sự biết ơn các thầy cô giáo vì đã mang môn nhảy dây đến cho chúng con. Môn này không chỉ giúp con có kỹ năng thể thao mà còn cả sự tự tin trong cuộc sống”, Xiao Ya, nữ sinh “bị bỏ lại”, nói.
Học sinh Qilu được thỏa sức sáng tạo động tác và kỹ thuật nhảy dây. Ảnh: jyb.
Ném hơn 25 gói hàng cấm qua hàng rào nhà tù
Hơn 25 gói hàng cấm gồm thịt gà, thuốc lá, thuốc... được ném qua hàng rào cao hơn 5 m của một nhà tù tại bang Mississippi.
Tuy nhiên, các gói hàng đã bị cán bộ quản giáo tại nhà tù South Mississippi ở thị trấn Leakesville thu giữ, theo thông cáo ngày 9/12.
Khoảng 1h30 ngày 9/12, kẻ buôn lậu vứt số hàng cấm qua hàng rào nhà tù để một số phạm nhân ăn mừng "Giáng sinh chợ đen". Trong những gói này bao gồm ba kg cánh gà hun khói, 9 kg thuốc lá, 1,8 kg cần sa, 38 chiếc điện thoại, cục sạc và tai nghe không dây, 10 hộp thuốc lá nhai... Một số đồ được khâu trong ruột quả bóng bầu dục và có thể dễ dàng bị ném qua hàng rào.
Những món đồ cấm bị ném qua hàng rào nhà tù. Ảnh: Mississippi Department of Correction.
Tuy kẻ buôn lậu chọn nơi vứt vắng vẻ, công nghệ cảm biến ở sân nhà tù đã phát báo động, giúp cán bộ kịp thời tới hiện trường thu giữ và bắt gặp chiếc xe khả nghi. Chủ xe đang bị nhà chức trách truy tìm.
Những phạm nhân bị phát hiện dính líu tới vụ buôn lậu lần này sẽ mất quyền xin tha tù trước thời hạn và mất số giờ cải tạo tốt đã tích lũy.
Trong tù, đồ cấm (như ma túy, điện thoại, thuốc lá, rượu...) được coi như một dạng tiền tệ, phạm nhân có càng nhiều đồ cấm thì càng có "địa vị và quyền lực". Cũng chính những món đồ cấm khiến cuộc sống trong tù càng trở nên nguy hiểm vì có thể khiến phạm nhân dùng bạo lực tranh cướp.
Điện thoại là một trong những đồ cấm nguy hiểm trong tù vì cho phép phạm nhân có thể tiếp tục phạm tội từ sau song sắt. Ví dụ, năm 2018, bang South Carolina đã triệt phá mạng lưới phạm nhân vờ làm bé gái vị thành niên để tống tiền hàng trăm quân nhân.
Với đồ cấm là ma túy, độ nguy hiểm tăng lên nhiều lần. Buôn lậu ma túy vào trong tù có thể mang lại lợi nhuận rất lớn vì một túi nhỏ có thể có giá trị gấp 10 lần so với bên ngoài. Các băng đảng trong tù cũng tranh chấp địa bàn bán ma túy như ở bên ngoài. Phạm nhân có thể tử vong do sốc thuốc, người nợ tiền chơi ma túy sẽ trở thành mục tiêu bị đánh đập.
Nạn nhân bị 'bắt cóc' trở về sau 22 ngày biệt tích Ba tuần sau khi mất tích, Sherri Papini bất ngờ trở về bên gia đình với câu chuyện mình bị bắt cóc. Chiều 2/11/2016, bà mẹ hai con Sherri Papini, 34 tuổi, được chồng Keith báo mất tích khỏi nhà riêng tại thành phố Redding, bang California. Keith kể Sherri trước đó nói sẽ đón con từ nhà trẻ sau khi đi chạy...