Giúp trẻ tập trung để học tốt
Quy trình học hỏi của trẻ bao gồm 3 bước: Tập trung để đưa những thông tin quan trọng vào bộ nhớ, ghi nhớ để lưu trữ thông tin và khi gặp tình huống để phân tích hay xử lý thì trẻ sẽ mang những thông tin thích hợp ra sử dụng.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục tại Hà Nội và TP.HCM vào tháng 5 vừa qua, hơn 80% trẻ tiểu học được xác định là còn thiếu nhiều kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, đặc biệt là thiếu linh hoạt trong xử lý các tình huống thực tế. Đây là một thực trạng đáng lo ngại đối với học vấn cũng như sự nghiệp tương lai của trẻ sau này. Vì thế, đã đến lúc các bậc phụ huynh cần thúc đẩy quá trình học hỏi thực tiễn của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
Cha mẹ cần quan tâm rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ
Quy trình học hỏi của trẻ bao gồm 3 bước: Tập trung để đưa những thông tin quan trọng vào bộ nhớ, ghi nhớ để lưu trữ thông tin và khi gặp tình huống để phân tích hay xử lý thì trẻ sẽ mang những thông tin thích hợp ra sử dụng. Như vậy, sự tập trung là bước đầu tiên và thiết yếu trong quá trình học hỏi của trẻ. Độ tuổi cho trẻ đi học mẫu giáo là lúc lên 3, cũng là lúc bộ não của trẻ cũng đã phát triển đến 80% nên việc kích thích trí não hoạt động và làm việc là rất quan trọng để trẻ tăng cường khả năng học hỏi.
Theo tiến sĩ Teresa Aubele, và Susan Reynolds trên Psychology Today, chất béo là thành phần chủ yếu chiếm đến 60% trọng lượng của bộ não. Trong đó, DHA chiếm 20% trong não bộ, và 50% – 60%trong võng mạc mắt. Do đó, nếu càng được bổ sung hàm lượng đúng DHA, não bộ càng hoạt động hiệu quả và nhạy bén. Cũng vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO) đã khuyên cha mẹ bổ sung hàm lượng đúng DHA là từ 75mg/ngày đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên để tận dụng và phát huy tối đa khả năng tập trung, ghi nhớ và phân tích trong quá trình học hỏi của trẻ.
Dưỡng chất thiết yếu và môi trường là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
Video đang HOT
Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt, cha mẹ có thể bắt tay vào việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Quá trình rèn luyện này không phải là những bài học quá phức tạp mà chỉ cần cha mẹ chú ý điều chỉnh trong cách nuôi dạy hàng ngày. Theo Chuyên gia Sam Wass thuộc Trung tâm Phát triển Bộ não và Nhận thức tại Birkbeck (đại học London), cha mẹ nên giúp trẻ tập trung vào một mục tiêu nào đó trong những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như cùng trẻ xem một quyển sách, hoặc cùng chơi một trò chơi nào đó. Trẻ cũng sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu được tiếp xúc với những điều mà trẻ thích. Vì thế, cha mẹ cần khơi gợi sự hứng thú ở trẻ đối với những bài học cơ bản ở cấp mẫu giáo như tô màu, vẽ tranh hay đánh vần.
Hãy bên cạnh và giúp con trẻ tập trung vào những hoạt động hàng ngày
Làm việc và nghiên cứu với hơn 19,000 sinh viên hàng năm, Chuyên gia Sam Wass đã đi đến một kết luận: “Khả năng tập trung cần được kiểm soát và rèn luyện ngay khi trẻ còn nhỏ vì những trẻ có khả năng tập trung tốt hơn thường có khả năng học tập vượt trội hơn, đặc biệt là khi bước vào môi trường có tính học thuật cao như đại học.” Do đó nhận thức đúng đắn của cha mẹ đối với chế độ dinh dưỡng và môi trường giáo dục sẽ giúp trẻ hình thành sự tập trung tốt để sẵn sàng tích lũy kiến thức và gặt hái thành công trong học tập cũng như sự nghiệp trong tương lai.
Bảo Châu
Theo Dân trí
Hội chứng "thiếu tập trung lâu dài" ở trẻ - Không thể lơ là
Sự thiếu tập trung lâu dài có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của trẻ em. Ở độ tuổi đi học, nhất là những năm đầu tiên, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt chính là chiếc chìa khóa quyết định đối với năng lực học hỏi của trẻ trong tương lai.
Cháu An nhà tôi năm nay 4 tuổi và bắt đầu đi học lớp chồi. Cháu rất ngoan, tuy nhiên, cô giáo thường báo lại với tôi rằng cháu hay lơ là kể cả lúc học tập cũng như lúc sinh hoạt cùng các bạn. Tình trạng trên cũng lặp lại tại nhà, bé tỏ ra không hề tập trung vào bất cứ điều gì, làm việc gì hay chơi trò gì cũng toàn giữa chừng rồi bỏ. Tôi sợ sắp tới bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học. Phải làm sao để giúp bé đây? (Linh, Hà Nam)
Chào bạn Linh, nỗi lo của bạn cũng là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ sắp bước vào độ tuổi cắp sách đến trường. Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con trẻ siêng năng học tập và đạt thành tích tốt. Do đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy buồn phiền khi con mình không chịu tập trung học tập. Một thực trạng thường thấy ở nhiều gia đình có con em học tập kém là cha mẹ tỏ ra lo lắng hoặc trách mắng thái độ của trẻ trong khi trẻ chỉ tỏ ra bất lực và không thể bào chữa cho sự thiếu tập trung của mình.
Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân của tình trạng mất tập trung không hẳn vì trẻ lười biếng mà có thể là do hệ quả sự thiếu tập trung lâu dài từ lúc trẻ còn nhỏ. Theo những thông tin bạn cung cấp Cháu An nhà bạn có thể có dấu hiệu của Hội chứng thiếu tập trung lâu dài.
Sự thiếu tập trung lâu dài có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của trẻ em. Ở độ tuổi đi học, nhất là những năm đầu tiên, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt chính là chiếc chìa khóa quyết định đối với năng lực học hỏi của trẻ về sau. Trẻ thiếu tập trung lâu dài sẽ không thể ghi nhớ tốt bằng các bạn cùng trang lứa.
Đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, việc thiếu tập trung sẽ gây nên tình trạng lơ là trong lớp, hay suy nghĩ bâng quơ, thích làm việc riêng và không chú ý nghe giảng dẫn đến việc học trước quên sau, thua sút bạn bè, thậm chí không thể theo kịp tiến độ bài giảng của thầy cô. Đến độ tuổi trung học, những kiến thức mới sẽ khá nặng và yêu cầu trẻ phải có kiến thức căn bản vững vàng. Nếu hội chứng thiếu tập trung vẫn không được cải thiện thì trẻ có thể bị "mất căn bản" trong việc học và trở nên chán nản, không còn thiết tha phấn đấu tiếp, dẫn đến trình trạng chán học, bỏ học, gây ảnh hưởng lâu dài đến tương lai sau này.
Trở lại với câu hỏi, cháu An nhà bạn hiện đang ở giai đoạn đầu của độ tuổi học tập, nếu phát hiện sớm dấu hiệu của hội chứng thiếu tập trung lâu dài thì vẫn có thể khắc phục được bằng nhiều cách.
Điều cần làm đầu tiên là cho bé bổ sung các dưỡng chất có lợi cho trí não bao gồm hàm lượng đúng DHA theo độ tuổi, ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B...
Khi não bộ được phát triển, bản thân trẻ đã có được nền tảng trí lực tốt để có thể cải thiện tình trạng của mình. Lúc này bạn có thể cùng trẻ thực hiện các bài luyện tập tại nhà như: các bài tập chuyển động chậm, vẽ hình, nặn bột, phân biệt âm thanh...
Tuy nhiên Bạn nên tham khảo các bài tập được thiết kế bởi các BS- chuyên gia tâm lý hoặc các chuyên viên giáo dục đặc biệt để giúp bé đạt kết quả tốt nhất.
Chúc bạn và cháu thành công!
Chuyên gia tư vấn: Bác sĩ Thái Thanh Thủy
Trưởng khoa tư vấn tâm lý Trẻ em - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Theo Dân trí
Khỏe mạnh hơn nhờ hương thơm Không chỉ khiến bạn tự tin hơn, hương thơm còn mang nhiều công dụng. Hãy tìm hiểu lợi ích của từng mùi hương để biết mùi nào thích hợp với từng tâm trạng của bạn. Được sử dụng từ thời cổ đại cho đến nay dưới nhiều hình thức khác nhau, ở một góc độ nào đó, hương thơm cũng có tác dụng...