Giúp thanh niên làm giàu từ KH&CN
Có một dự án không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa song đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực thông qua việc cung cấp thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) cho nhiều thanh niên các tỉnh Bắc Trung bộ.
Không ít mô hình hay, gương thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi đã bắt đầu khởi nghiệp nhờ những thông tin nhận được từ dự án.
Thông tin KH&CN đã giúp nhiều thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế.
Đưa thông tin KH&CN đến với thanh niên
Để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ, hướng tới mục tiêu đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, thời gian qua, Trung tâm Phát triển KH&CN và Tài năng trẻ thuộc Trung ương Đoàn đã triển khai Dự án: “Cung cấp thông tin KH&CN cho thanh niên các tỉnh Bắc Trung bộ”. Dự án triển khai tại 15 huyện thuộc 6 tỉnh, bước đầu đạt kết quả tốt và được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Đức Hồng, Phó GĐ Trung tâm Phát triển KH&CN và Tài năng trẻ, cho biết: Việc đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp đang là nhu cầu bức thiết hiện nay để xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Điều đó đặt ra yêu cầu phải khuyến khích, động viên, thu hút lực lượng lao động trẻ, có năng lực, trình độ để đảm nhận. Không ai khác, chính thanh niên phải giữ vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ này. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ cho thanh niên, đồng thời giúp người dân trên địa bàn tiếp cận thông tin về KH&CN thuận lợi, kịp thời để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
Thực hiện mục tiêu này, dự án đã xây dựng cho mỗi huyện một “Thư viện điện tử KH&CN thanh niên” với kho cơ sở dữ liệu phong phú gồm 178.000 tài liệu các loại như sách, báo, phim ảnh, đĩa VCD… Đó là các tài liệu khoa học kĩ thuật phục vụ nông nghiệp và nông thôn, có nội dung thiết thực, hướng dẫn kĩ thuật nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến sau thu hoạch các loại vật nuôi, cây trồng. Các vấn đề gần gũi với đời sống nông thôn cũng là nội dung được chú trọng như việc làm, làng nghề, phát triển nghề truyền thống,…
Ngoài hình thức thư viện, dự án còn in sao tài liệu ra bản giấy, đĩa VCD, phát cho thanh niên và bà con nông dân mang về nhà tìm hiểu. Với những thanh niên tiếp cận được với internet, thông tin được chuyển qua hòm thư điện tử, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dự án còn tổ chức chiếu phim lưu động tại các xã, thôn, bản, tạo điều kiện cho thanh niên và bà con dễ dàng tiếp cận thông tin KH&CN.
Nhanh, chính xác, rẻ
Hình thức cung cấp thông tin mà dự án triển khai đã tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc lại khắc phục được những khó khăn về đường sá đi lại ở vùng sâu, vùng xa. Chỉ sau một năm triển khai, đến nay dự án đã cho những kết quả tốt. Thư viện KH&CN thu hút 15.754 lượt thanh niên và nông dân đến tìm hiểu. Không chỉ mang đến hàng nghìn tài liệu các loại dưới dạng văn bản, đĩa CD, những người làm chương trình đã tổ chức được gần 200 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho hơn 8 nghìn lượt thanh niên
Mặc dù hoạt động của dự án không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, song với những tiện ích mà dự án mang lại, nhiều thanh niên đã ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN vào sản xuất và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Từ đây đã xuất hiện nhiều mô hình hay, nhiều gương thanh niên sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đó là mô hình trồng cao su của anh Quách Văn Tùng và trồng cây cảnh của anh Lê Tuấn Anh (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa); mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Hồ Đức Ngọc, nuôi lợn rừng của anh Phan Văn Hải, trồng hoa cúc của anh Lâm Văn Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế); mô hình nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Tiến (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)… Các chủ mô hình đều nhận xét, việc tiếp cận thông tin KH&CN thông qua dự án có ưu điểm kịp thời, chính xác, phong phú, chi phí lại thấp nên đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân.
Để đạt được những thành công bước đầu này, những người làm dự án đã phải vượt qua nhiều thử thách khi công tác tuyên truyền còn khó đến được với thanh niên vùng sâu, vùng xa, số người đến khai thác thông tin tại thư viện điện tử chưa nhiều, nhân sự hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành được nhiều thời gian cho dự án… Ban quản lí dự án cơ sở Thanh Hóa cho biết: Các buổi tập huấn, chiếu phim khoa học ở các xã cần phải cơ động trong khi thiết bị của Trung tâm KH&CN thanh niên quá cồng kềnh, khó khăn trong việc vận chuyển. Khi đó, trung tâm lại phải mượn máy tính xách tay và máy chiếu của các cơ quan khác, nên đôi khi bị động trong việc bố trí lịch chiếu phim và tập huấn. Địa hình các huyện phức tạp trong khi hệ thống máy móc chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Tuy nhiên, hoạt động của dự án đã khẳng định được vai trò của tuổi trẻ trong việc tiếp thu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Bước đầu, dự án còn tạo được nguồn thu từ dịch vụ in, sao văn bản tài liệu, sao đĩa VCD… Mặc dù nguồn thu còn rất khiêm tốn so với chi phí bỏ ra nhưng cũng bù đắp được một phần kinh phí để bảo dưỡng, duy tu trang thiết bị. Nổi bật nhất là huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã thu được hơn 30 triệu đồng, không những bảo đảm được hoạt động của dự án mà còn tạo nguồn hỗ trợ cho cán bộ tham gia. Đó là những tín hiệu đáng mừng để nhân rộng kết quả dự án trong thời gian tới.
Theo Hà Nội Mới
Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây
Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
Video đang HOT
Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên "East Meets West" (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
"Đông Tây gặp gỡ" thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: "Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu".
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng... Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là "người khổng lồ".
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính "dắt dây" như trong xã hội phương Đông.
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể "trong héo ngoài tươi".
Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.
Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Thức uống "lành mạnh": Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.
Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.
Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh "tâm điểm" này.
Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu "cơm đường cháo chợ" là điều không ai thích.
Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển "lành mạnh" nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông "ăn chơi" sẽ tìm tới các món Âu.
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Theo Dantri
Con số "đáng suy nghĩ" về kết quả tạo việc làm, giảm thất nghiệp "Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 20 năm. Mỗi năm, khoảng 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động nên phải đề ra mục tiêu giải quyết việc làm. Quan trọng là thực tế có giải quyết được 1,6 triệu việc làm như báo cáo không"... Ngày 22/11, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề...