Giúp học sinh khiếm thị ‘bắt’ ánh sáng
Nhờ bộ thí nghiệm quang học của nhóm nghiên cứu Trường THCS-THPT Tân Phú (TP.HCM), học sinh khiếm thị có thể hình dung đường đi của tia sáng trong một số hiện tượng vật lý như khúc xạ ánh sáng, phản xạ ánh sáng.
Anh Khôi (trái), Thành Sang (giữa) cùng thầy Trần Hoàng Phúc (Trường THCS-THPT Tân Phú, giáo viên hướng dẫn) thảo luận về sản phẩm của nhóm – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Sản phẩm cũng là công trình duy nhất của đoàn TP.HCM giành giải nhất tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.
Tỉ mỉ từng chi tiết
Trong dịp đến thăm Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) năm 2019, Vũ Thành Sang (lớp 10A1) và Lê Nguyễn Anh Khôi (lớp 11B1) – cùng học Trường THCS-THPT Tân Phú – nhận thấy các bạn khiếm thị vừa thiệt thòi, vừa gặp nhiều khó khăn khi học các môn thực hành, đặc biệt là các bài liên quan đến quang học.
Hai bạn ấp ủ ý tưởng về một bộ dụng cụ giúp các bạn khiếm khuyết tự tay thực hiện, đo đạc các thí nghiệm liên quan đến ánh sáng – điều tưởng chừng như không thể.
Bộ thiết bị quang học dành cho học sinh khiếm thị – Video: TRỌNG NHÂN
Bộ thí nghiệm được thiết kế gọn nhẹ trong một chiếc hộp, kích thước chỉ như một hộp bánh, nhưng tích hợp nhiều tính năng bên trong. Bề mặt hộp gắn hai vòng tròn đồng tâm, có thể xoay. Trên vòng tròn thứ nhất là bộ phát tia sáng laser đến gương hoặc thấu kính gắn trên trung tâm hộp để tạo hiện tượng, trong khi đó vòng tròn thứ hai chứa cảm biến laser để đón tia phản xạ hoặc khúc xạ.
Giữa hộp là một vòng tròn cố định, đóng vai trò như thước đo góc với các con số nổi cho học sinh khiếm thị sờ và đọc kết quả. Khi muốn đo, học sinh chỉ cần xoay vòng tròn thứ nhất sao cho bộ phận phát tia sáng đến vị trí mong muốn trên thước nổi.
Để tìm vị trí của tia ló, học sinh xoay vòng tròn thứ hai cho đến khi cảm biến bắt được laser và kêu “bíp bíp”. Lúc này, học sinh chỉ việc ướm với thước đo ở trung tâm để biết giá trị của góc phản xạ hoặc khúc xạ.
Làm đêm làm ngày
Nhằm giúp các bạn khiếm thị hiểu rõ hơn đường đi của tia sáng, nhóm làm hẳn một quyển sách nổi, trong đó các trường hợp quang học qua gương hoặc thấu kính được minh họa bằng mô hình giấy cứng và dây. “Các bạn có thể kết hợp dùng dụng cụ của chúng mình và quyển sách này là có thể tự đo và hiểu rõ đường đi của tia sáng trong một số thí nghiệm quang học” – Sang nói.
Nhớ lại quá trình làm sản phẩm, Anh Khôi kể từ khi lên kế hoạch, hai bạn ngày đêm tìm hiểu và bắt tay thực hiện từng bước, từ thiết kế, lập trình đến đi điện… Do học nội trú, Khôi và Sang thường dùng thời gian buổi tối cùng nhau nghiên cứu, rồi tận dụng thêm thời gian ra chơi, cuối tuần, những buổi họp câu lạc bộ để tìm tòi sáng tạo.
Là người trực tiếp dùng thử sản phẩm trong tiết dạy, thầy Nguyễn Văn Tài – phó hiệu trưởng Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu – cho biết bộ dụng cụ khá hoàn hảo và sử dụng tiện lợi cho các học sinh khiếm thị trải nghiệm những bài thực hành về phản xạ hay khúc xạ ánh sáng.
“Tôi trân trọng các em đã dành nhiều thời gian thiết kế dụng cụ và đến đây quan sát, chỉnh sửa nhiều lần theo những nhận xét của các học sinh khiếm thị” – thầy Tài nói.
Thầy Ngô Vĩnh Trường – hiệu trưởng Trường THCS-THPT Tân Phú – cho biết đây là năm thứ hai liên tiếp trường nhận được giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học. Chia sẻ về “bí quyết” gặt hái thành công, thầy chia sẻ mỗi đầu năm học, trường đều phát động cuộc thi đến các giáo viên, học sinh. Học sinh được khuyến khích lên ý tưởng, phác thảo đề tài để tham dự vòng trường, sau đó được hỗ trợ tiếp tục nghiên cứu đi thi cấp thành phố.
Tính thực tiễn, nhân văn
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020 có 75 giải thưởng trong tổng số 137 dự án tham gia. Trong số này, có 11 dự án đoạt giải nhất (21 học sinh), 16 dự án đoạt giải nhì, 21 dự án đoạt giải ba và 27 dự án đoạt giải tư. Theo ông Hồ Tấn Minh – phó trưởng phòng giáo dục trung học, trưởng đoàn TP.HCM dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, sản phẩm của nhóm học sinh Trường THCS-THPT Tân Phú được đánh giá cao vì tính thực tiễn và giá trị nhân văn.
Vũ Thị Hải Anh truyền cảm hứng đọc sách tới những người khiếm thị
Vũ Thị Hải Anh (lớp 9 trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đã vinh dự đoạt giải chính thức và giải phụ cuộc thi "đóng góp cho phát triển văn hóa đọc"
Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương" do Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với Hội Người mù Việt Nam tổ chức.
Hải Anh là một học sinh khiếm thị từng được nhiều người biết đến với những nỗ lực không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Nhờ có thành tích học tập xuất sắc, em vừa được Hội Khuyến học Việt Nam tặng học bổng "Học không bao giờ cùng".
Vũ Thị Hải Anh (lớp 9 trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội)
Ngoài nỗ lực học tập, em còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đã được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc trao giải nhất trong cuộc thi ảnh "Thật tự hào, tôi cùng bạn vượt rào".
Trong bài dự thi nói trên, em đã khẳng định vai trò của văn hóa đọc trong gia đình: "Đọc sách chính là một cách giáo dục con toàn diện và đa dạng nhất. Mỗi cuốn sách hay đều là những chắt lọc từ cuộc sống của tác giả, thậm chí là kinh nghiệm của cả một cuộc đời, cả một thế hệ.
Ta thử làm một phép tính đơn giản: một người vấp ngã rất nhiều lần và cần tới vài chục năm để chiêm nhiệm, giác ngộ và đúc kết ra những kinh nghiệm của bản thân. Trong khi, ta chỉ cần đọc cuốn sách do người đó viết là đã hiểu được phần nào những điều mà người đó trải qua, hơn nữa chỉ cần một khoảng thời gian rất ngắn".
Hải Anh nhận giải thưởng Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương"
Đặc biệt, ý nghĩa của Sách Nói với trẻ khiếm thị, em viết: "Với những trẻ là khiếm thị, việc đọc một cuốn sách chữ là vô cùng khó khăn bởi không phải lúc nào cũng có người mắt sáng bên cạnh cả ngày để đọc sách cho nghe. Bởi vậy, cho trẻ khiếm thị nói riêng và người khiếm thị nói chung, nghe Sách Nói vừa để tăng hiểu biết, vừa tránh khỏi nguy cơ mắc chứng tự kỉ, tự cô lập mình ở lứa tuổi của trẻ nhỏ".
Trong bài dự thi, em đã chia sẻ những trải nghiệm của mình khi nghe kênh Cùng bạn đọc sách: "Tôi biết đến kênh qua trang web của Vụ Thư Viện và qua sự giới thiệu của một người bạn. Qua lời giới thiệu của người bạn ấy, cộng với việc trực tiếp trải nhiệm kênh, tôi thấy đây là một ý tưởng rất hay và có ích cho cộng đồng, đặc biệt là những người khiếm thị như tôi - những người không thể tự mình đọc được một cuốn sách bình thường mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của người sáng mắt...
Là một người khiếm thị đã tốt nghiệp trung học cơ sở và không có cơ hội được đi học trung học phổ thông, sau khi nghe phần giới thiệu về cuốn sách này, tôi đã hiểu ra rằng, việc mình tự đọc, tự học, tự trau dồi tri thức cũng là điều rất cần thiết và quan trọng. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, tin tưởng vào sách báo thì sách báo sẽ là người bạn đồng hành thiết thực, mang lại cho ta những kiến thức và kinh nhiệm quý giá.
Với sự nỗ lực của các tình nguyện viên đang cộng tác với kênh cùng bạn đọc sách, tôi tin rằng, mình sẽ có rất nhiều cơ hội biết đến các cuốn sách hay và bổ ích. Nguồn tài liệu ấy sẽ góp phần giúp những người khiếm thị như tôi nắm được chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa tương lai của mình".
Bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao học bổng cho Hải Anh
Trong bài dự thi, em cũng bày tỏ mơ ước trở thành một biên tập viên và mong muốn sẽ được tiêp cận nhiều hơn với thông tin và tài liệu thông qua kênh "Cùng bạn đọc sách".
"Tôi là một người khiếm thị mong muốn trở thành một biên tập viên nên nguồn tài liệu về văn học, Lịch Sử, sách truyền cảm hứng, sách kĩ năng sống, kĩ năng mềm, tài liệu chuyên ngành là vô cùng quan trọng. tất cả đối với tôi đều là một kho tàng tri thức quý báu.
Những audio sách nói của Vụ Thư Viện chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa kho tàng ấy. Sách nói sẽ đưa tôi đến gần hơn với tri thức. Những người khiếm thị như tôi sẽ có thể tiếp cận nguồn tài liệu như những người mắt sáng bình thường" - Hải Anh nói.
Món "bánh táo rác rưởi" trong menu nhà hàng của Vua đầu bếp Christine Hà được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ và câu chuyện đặc biệt phía sau Tại sao nó lại có tên là "bánh táo rác rưởi"? Christine Hà gọi tên như vậy phải chăng có ý đồ gì ư? Là một trong những người gốc Việt khiến chúng ta vô cùng tự hào, đó chính là Christine Hà - người phụ nữ khiếm thị nhưng đã xuất sắc giành được vị trí quán quân trong chương trình Vua...