Giúp cơ thể hấp thu sắt
Theo giới chuyên môn, thiếu hụt sắt là một rối loạn dinh dưỡng khá phổ biến trên thế giới. Những người bị thiếu chất sắt có thể mắc phải các triệu chứng như mệt mỏi hoặc kiệt sức. Đặc biệt, tình trạng thiếu chất sắt còn có thể dẫn đến chứng thiếu máu, vốn là tác nhân gây lo lắng, trầm cảm, tức ngực, các bệnh nhiễm và các vấn đề về tim nếu không được điều trị kịp thời. Theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hiện có khoảng hai tỉ người – chiếm khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu do thiếu sắt.
Để ngừa tình trạng cơ thể thiếu sắt, bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, gan, rau bó xôi, đậu và đậu lăng hoặc uống các nguồn bổ sung chất sắt. Tuy nhiên, điều quan trọng mọi người cần nhớ rằng có một số tác nhân (bao gồm vài loại thực phẩm) có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.
Theo các chuyên gia, để bảo đảm cơ thể hấp thu tốt chất sắt, bạn nên thực hiện những lời khuyên dưới đây:
- Tránh uống trà hoặc rượu vang trong vòng một giờ trước và sau khi uống nguồn bổ sung chất sắt. Vì chất tannin chứa trong hai loại thức uống này có thể ngăn cản việc hấp thu chất sắt vào cơ thể. Bên cạnh đó, chất phốt phát chứa trong các loại thức uống có ga được biết cũng gây cản trở việc cơ thể hấp thu chất sắt.
Video đang HOT
- Chỉ nên uống sữa cách một giờ trước và sau khi ăn các loại thực phẩm chứa chất sắt. Vì một ly sữa lớn (chứa 165mg canxi) có thể khiến việc hấp thu chất sắt vào cơ thể giảm đi hơn một nửa. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa hoặc nguồn bổ sung canxi cũng khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu chất sắt.
- Chất phytate chứa trong các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể gây cản trở việc hấp thu sắt vào cơ thể. Do đó, bạn chỉ nên uống nguồn bổ sung chất sắt một giờ sau khi ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Vitamin C giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng từ hấu hết các loại thực phẩm. Vì thế bạn nên uống nước cam khi bổ sung chất sắt vào cơ thể. Nếu không thể chịu được vị gắt của nước cam, bạn có thể ăn táo, xoài hoặc thơm (dứa), chúng cũng có tác dụng tương tự.
- Tránh đun nấu các loại thực phẩm có chứa chất sắt quá lâu, vì như thế sẽ làm mất đi đáng kể nguồn dưỡng chất này.
- Bạn cần biết một vài loại thuốc cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt vào cơ thể, hoặc chất sắt có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc hấp thu các loại thuốc khác. Dưới đây là vài ví dụ:
Các loại thuốc gây cản trở cơ thể hấp thu sắt bao gồm: thuốc muối ma-giê, tetracycline, trientine, zinc..
Các loại thuốc khiến cơ thể khó hấp thu khi uống nguồn bổ sung hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: bisphosphonates, ciproflaxacin, entacapone, levodopa, penicillamine…
Nguyễn Niệm (Theo Health 24)
Thiếu vi chất, nhiều trẻ bị thấp còi
Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam hiện còn khoảng 1/3 trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi với nguyên nhân là "bị quên" bổ sung vi chất cần thiết. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, tình trạng thiếu kết hợp nhiều vi chất ở trẻ trước tuổi đi học diễn ra khá phổ biến. Có đến hơn 62% trẻ thiếu selen, gần 87% thiếu kẽm và gần 52% trẻ thiếu mangan.
TS Lê Thị Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có nhiều trẻ đến khám trong tình trạng thiếu vitamin D. Mà vitamin D lấy chủ yếu từ ánh nắng mặt trời (80%) và thức ăn chỉ chiếm 20%. "Nhiều bố mẹ quá giữ con nên ít khi cho trẻ ra ngoài chơi để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến trẻ thiếu vitamin D trầm trọng" - TS Bạch Mai chia sẻ.
Theo TS Bạch Mai, thiếu các vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà còn dẫn đến tử vong, suy giảm trí tuệ... Chẳng hạn, thiếu vitamin A đe dọa đến sự sống còn, sự phát triển của trẻ nhỏ và có thể làm mù vĩnh viễn.
"Đối với trẻ, có các loại vi chất cần bổ sung trong những năm tháng đầu đời đó là kẽm, sắt, vitamin C, vitamin B, vitamin D và canxi" - TS Bạch Mai khuyến cáo. Theo đó, khi thiếu kẽm, chiều cao của trẻ kém phát triển, tóc khô, móng tay mềm dễ gãy, vết thương khó lành, hay bị cảm lạnh và bị các bệnh nhiễm trùng, cơ nhão. Thực phẩm giàu kẽm gồm sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà. Khi thiếu sắt, trẻ mang màu da xanh, nhợt nhạt, môi không hồng, móng tay màu nhợt, mềm và dễ gãy. Trẻ hay ngứa, dễ mệt mỏi nên ít đùa nghịch. Sắt có nhiều trong gan, bầu dục lợn, mề gà, lòng đỏ trứng gà, tim lợn, mộc nhĩ, nấm hương.
Thiếu vitamin B trẻ dễ mọc mụn nhiệt quanh vòm miệng, da tay chân nóng và dễ viêm, dễ rối loạn tiêu hóa, hay nôn, chán ăn, tinh thần không phấn chấn. Vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám, đậu đỗ, thịt gà, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, sữa, pho mát... Thiếu vitamin C sẽ gây lợi sưng, dễ chảy máu, vòm miệng và lưỡi có nhiều mụn nhiệt, dễ ốm vặt. Trẻ hay mệt mỏi khi hoạt động. Chất này có nhiều trong cam, quýt, bưởi, ổi chín, rau cải, rau muống, rau ngót. Thiếu vitamin D và canxi trẻ chậm mọc răng, ngủ không yên giấc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi trộm nhất là ở phần đầu, tóc rụng thành một vành sau gáy. Canxi có nhiều trong tôm, cua, trai, ốc, phó mát. Vitamin D được cung cấp chủ yếu qua việc cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, và qua các thực phẩm như dầu cá, trứng, gan.
Trúc Khuê
Theo PNO
Tìm ra kháng thể hiệu quả với nhiều loại ung thư Các nhà nghiên cứu tại Trường y khoa Đại học Stanford (Mỹ) vừa phát hiện một loại thuốc có thể tiêu diệt, thu hẹp hoặc làm chậm quá trình phát triển của các khối u ung thư, ngăn chặn sự di căn. Loại thuốc này có khả năng ngăn chặn được protein CD47. Đây là loại protein do tế bào ung thư sản...