Giúp bé học nói
Thay vì bập bẹ học nói, có những trường hợp bé đã hai-ba tuổi nhưng nhất định “im hơi lặng tiếng”, gặp chuyện bất bình chỉ khóc la như trẻ sơ sinh…
Không trò chuyện với bé…
Bé sau khi sinh chỉ có một ngôn ngữ duy nhất: khóc. Nhiều phụ huynh không nói chuyện với con vì nghĩ bé không hiểu ngôn ngữ người lớn. Khi con khóc, phụ huynh chỉ kiểm tra xem có “xì trum” không; nếu không, sẽ cho con bú trong im lặng, cho ăn trong âm thầm… Mãi đến khi thấy con người ta bi bô, chỉ gì biết nấy, còn con mình một tuổi vẫn chỉ biết khóc, la… mới lo lắng đưa con đi khám vì chậm nói.
“Khoán” cho người giúp việc
Mẹ nghỉ sinh chỉ được từ bốn đến sáu tháng, sau đó nhờ ông bà chăm sóc bé để đi làm, nếu không có người thân sẽ nhờ đến cô giúp việc nuôi bé. Đã có trường hợp, khi người lớn ra khỏi nhà chỉ còn bé và cô giúp việc. Cha mẹ đi làm về mệt, bé lại tiếp tục ngủ với cô giúp việc. Cha mẹ thấy con 20 tháng vẫn chưa nói, đưa đi khám kết quả hoàn toàn bình thường. Nghi hoặc, người mẹ bỏ việc về nhà giữa chừng, thấy cô giúp việc nằm xem phim bộ, còn bé thì mò mẫm tự chơi. Biết được nguyên nhân con chậm nói, người mẹ mới ra sức dạy con, gần con, nhưng mãi 28 tháng bé mới nói, mà nói ngọng. Chỉ sau khi được đi mẫu giáo, bé mới nói tốt và biết kể chuyện cho mẹ nghe.
Người lớn nói bậy
Tại các gia đình đông người, nhiều bé mau biết nói, nhưng do không nhất quán trong việc dạy bé học nói nên ai thích gì dạy nấy hoặc chọc bé. Cũng có trường hợp người này mắng người kia những từ ngắn gọn như “câm mồm” chẳng hạn. Bé học nhanh, cũng hét lên “câm mồm” khi gặp người lớn. Nghe buồn cười nên không bắt lỗi. Ít ai ngờ điều này hình thành thói quen xấu trong lời ăn tiếng nói của bé sau này.
Video đang HOT
Dạy con
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã biết nghe, đó là lý do các nhà khoa học khuyên cho trẻ nghe nhạc để thông minh. Trò chuyện ngay khi bé còn là bào thai cũng là cách giúp bé mau biết nói. Sau khi bé chào đời, cha mẹ nên tập cho bé làm quen với âm thanh qua các bài hát ru. Nếu, không biết hát ru, hãy hát những bài nhạc có giai điệu da diết để bé dễ ngủ. Bé mới sinh chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là khóc: đòi ăn cũng khóc, ướt cũng khóc, khó chịu cũng khóc… Cha mẹ cần giải mã tiếng khóc của bé để đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó là “tám” với bé. Chẳng hạn như dỗ dành lúc bé đói: “Có ngay, con yêu”. Khi nói chuyện cần nhìn vào mắt bé để bé hiểu là đang trò chuyện với bé. Dần dần, bé sẽ biết lắng nghe, chờ đợi, thay vì gào thét, gắt gỏng, hối thúc khi đòi ăn hoặc bị ướt, bị dơ…
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò. Khi biết bò, bé rất thích sờ soạng, nếm, ngậm để khám phá thế giới xung quanh. Hãy tận dụng tâm lý này để dạy bé nói. Dạy bé học nhanh nhất là đơn âm và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bé sẽ mau biết nói. Ví dụ như bé giơ tay đòi bế thì nói ngay “bế”. Dạy bé học nói bằng cách trò chuyện, giải thích khi tắm, thay tã, đi vệ sinh… Điều này tuy đơn giản, nhưng giúp bé tích lũy vốn từ nhiều hơn, biết được mối liên hệ giữa nói và làm. Nên dạy nói cho bé kèm với thói quen sinh hoạt hàng ngày càng sớm càng tốt. Đã có không ít trường hợp, người mẹ đưa bô cho con khi mới biết bò và nói: “bô”. Sau đó, mỗi lần bé muốn đi “nặng” hoặc đi “nhẹ” thì bế ra bô xi. Chỉ vài tháng sau, mỗi lần muốn đi vệ sinh bé sẽ hét “bô” và khi bé biết đi, sẽ tự tìm bô để giải quyết “chuyện riêng” mà không phiền đến ai.
Khi dạy bé nói, nếu thấy bé không phản ứng thì nên thử xem tai bé có vấn đề hay không. Theo BS Đỗ Hồng Giang – BV Tai Mũi Họng TP.HCM thì từ bảy-chín tháng, bé thích các đồ chơi tạo ra âm thanh nên thử thính lực của bé bằng cách vỗ tay, gõ trống… xem bé có quay lại nhìn theo hướng phát ra tiếng động hay không. Nếu bé không có phản ứng với những tiếng động to bất thường thì nên đi khám để điều trị điếc sớm, bé mới có thể nói được.
Trong trường hợp bé nói những từ “người lớn”, BS Phạm Ngọc Thanh – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM khuyên: “Cần sửa ngay khi thấy bé nói sai, làm sai. Người lớn trong gia đình chính là tấm gương để bé nhìn vào mỗi ngày”.
Theo PNO
10 cách tăng cường sức khỏe đơn giản
Mọi người đều biết, để tăng cường sức khỏe, cần tuân thủ chế độ ăn giàu trái cây và rau xanh; luyện tập thể chất thường xuyên; bảo đảm ngủ đủ từ bảy-tám giờ mỗi ngày, đồng thời tránh hút thuốc cũng như uống rượu quá độ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, còn có những phương pháp đơn giản khác giúp tăng cường sức khỏe mỗi ngày. Dưới đây là mười trong số các phương pháp đó:
Đánh răng: Thực hiện việc đánh răng hàng ngày đã được chứng minh có tác dụng giúp loại bỏ các mảng bám, vốn là nơi lý tưởng giúp các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Trong đó có vài loại vi khuẩn có thể thâm nhập vào máu, gây nên chứng nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Uống rượu vang đỏ: Các nhà khoa học đã phát hiện rằng, việc uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp ngừa bệnh tim, đột quỵ cũng như các thể ung thư nhẹ khác.
Uống nước nho ép: Nước nho ép cũng đã được chứng minh có tác dụng tương tự như rượu vang đỏ trong việc giúp ngừa bệnh tim và đột quỵ nếu bạn dùng thường xuyên.
Nghe nhạc: Việc thả hồn vào những làn điệu âm nhạc mà bạn yêu thích có tác dụng giúp giảm stress, giảm huyết áp, tăng cường sự tập trung và làm dịu cơn đau.
Tạo độ ẩm không khí: Theo các chuyên gia, các loại virus cúm thường phát triển trong môi trường khô hanh nên bệnh cúm trở nên phổ biến vào mùa đông. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe khi sống ở những nơi có độ ẩm thấp, bạn nên lắp đặt dụng cụ tạo độ ẩm không khí trong nhà.
Uống cà phê: Theo giới chuyên môn, việc tiêu thụ cà phê thường xuyên có tác dụng giúp ngừa bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư và các thể bệnh khác.
Xem phim hoặc kịch hài: Tiếng cười có thể mang lại cho bạn niềm sảng khoái. Khi bạn cười sẽ giúp cơ thể phóng thích ra chất endorphin, giúp giảm stress, tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức khỏe tim mạch.
Ca hát: Nghiên cứu cho thấy, ca hát là loại hình hoạt động có ích trong việc giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như hệ bạch huyết, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh.
Quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục một hoặc hai lần mỗi tuần có thể giúp tăng cường immunogobulin (globulin miễn dịch (IgA) là môt nhóm các protein và phân tử có hoạt tính sinh học đặc biêt được tìm thấy trong huyết thanh và các chất lỏng mô khác), vốn là phòng tuyến đầu tiên của cơ thể giúp chống lại các bệnh nhiễm như cúm và cảm lạnh.
Quan hệ bạn bè: Các số liệu thống kê cho thấy, những người có quan hệ bạn bè rộng rãi thường có cuộc sống khỏe mạnh và sống lâu hơn những người ít hoặc không có bạn bè.
Nguyễn Niệm (Theo Health 24)
Muốn thụ thai, trước tiên hãy đánh bay stress Bạn đang trông ngóng một thiên thần bé bỏng đến để cho cuộc sống gia đình thêm gắn kết và đầm ấm, nhưng bạn có biết, muốn nhanh chóng có bầu, bạn cần phải loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống của mình. Theo kết quả nghiên cứu chung của Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ và Đại học Oxford của...