Giúp bạn giảm đau bụng trong kỳ “đèn đỏ”
Đau bụng trong kỳ “đèn đỏ” là điều mà nhiều chị em hay gặp phải. Thậm chí có người phải nhập viện vì quá đau đớn.
Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do sự giải phóng hoóc môn prostaglandin. Loại hoóc môn đặc biệt này khiến co bóp cổ tử cung trong suốt chu kì, đó cũng là lý do vì sao đôi lúc cơn đau bụng kinh đôi lúc có những đặc điểm tương đồng với cơn chuột rút.
Không những vậy, prostaglandin còn khiến các mạch máu cung cấp máu cho cổ tử cung co bóp, dẫn đến cơn đau. Những bạn gái đau bụng kinh dữ dội có lượng hoóc môn prostaglandin tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến cổ tử cung và các mạch máu co bóp mạnh hơn.
Đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Ảnh minh họa
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại, đau bụng nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường chỉ do hoóc môn, không có nguyên nhân đặc biệt. Đau bụng kinh thứ phát có thể do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung hay nhiễm trung vùng hậu. Ngoài ra những tác động tâm lý như một số chị em quá mẫn cảm với cảm giác đau, vận động quá mạnh hoặc bị lạnh, hoặc do cổ tử cung cấu tạo quá hẹp.
Biểu hiện của đau bụng kinh?
Đau bụng kinh khiến bạn cảm thấy bụng đau từ âm ỉ đến dữ dội, sau đó cơn đau này lan tỏa dần đến các vùng xung quanh như đùi, lưng. Chướng bụng, buồn nôn, bị tiêu chảy hoặc ói mửa. Ra nhiều mồ hôi.
Giúp bạn giảm đau bụng trong kỳ đèn đỏ:
Massage nhẹ
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Sữa hoặc sữa chua
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
Giữ vệ sinh cho “vùng kín”
Video đang HOT
Bạn nên thay băng vệ sinh đều đặn sau khoảng 4 – 6h. Nếu có thể, nên thay rửa cẩn thận cho “vùng kín” để loại bỏ phần máu kinh nguyệt bị tồn đọng ở âm đạo. Nếu không tiện cho việc thay, rửa, bạn có thể dụng khăn ướt dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh sơ qua cho “vùng kín” trước khi đóng miếng băng vệ sinh mới.
Cần lưu ý khi chọn băng vệ sinh, cũng như khăn giấy, tuyệt đối tránh những thương hiệu có mùi hương vì nó là các loại hóa chất có thể gây tổn thương cho “cô bé” của bạn.
Việc giữ vệ sinh “vùng kín” trong chu kỳ “đèn đỏ” là vô cùng quan trọng
Tắm hương liệu
Tắm hương liệu giúp làm giảm đau và thư giãn cơ bắp. Bạn hãy làm điều này trong một phòng tắm hương liệu và xem hiệu quả.
Tập thể dục đều đặn
Nhiều người không có thói quen tập thể dục, đa phần những người này đều cảm thấy vô cùng khó chịu trong thời kỳ “đèn đỏ”. Kể cả những người thường xuyên tập luyện nhưng lại ngừng tập trong thời gian bị “đèn đỏ” cũng khiến những cảm giác khó chịu này tăng lên.
Cách đơn giản nhất để giảm thiểu sự khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt chính là tập thể thao. Việc bạn vận động và toát mồ hôi sẽ giải phóng các loại hormone giúp cơ thể giảm sự căng thẳng và đau nhức. Vì thế, đừng quên vận động nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian này nhé!
Tạm ngừng việc quan hệ tình dục
Trong những ngày “đèn đỏ” tử cung của bạn mở rộng nên rất dễ tổn thương hoặc bị vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập nếu được tạo điều kiện. Vì thế, tốt nhất bạn nên ngừng quan hệ tình dục trong những ngày này.
Nhiều người cho rằng việc quan hệ tình dục và đạt cực khoái trong những ngày có kinh nguyệt sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của kỳ “đèn đỏ” nhưng đó hoàn toàn là 1 hiểu lầm nguy hiểm. Đúng là việc đạt cực khoái có thể giúp bạn dễ chịu hơn nhưng không có nghĩa là bạn cần phải quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ”.
Vì như đã giải thích ở trên, đây là giai đoạn “cô bé” rất yếu ớt và dễ bị nhiễm bệnh. Cách đơn giản để hưởng lợi của cực khoái chính là quan hệ tình dục đều đặn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Chườm bụng với nước nóng
Chườm nóng cótác dụng giảm đau tốt nhất.
Hiện tượng đau bụng, chướng bụng khó chịu trong ngày “đèn đỏ” đa phần là do sự co bóp của tử cung để đẩy máu ra ngoài. Để giảm sự khó chịu này, bạn có thể dùng cách chườm bụng với nước nóng.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng 1 chiếc khăn vào nước ấm, vắt khô và chườm vào phần bụng dưới. Bạn cũng có thể dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh đựng nước nóng vừa để làm ấm bụng và giảm thiểu những cơn co thắt. Lưu ý, đừng để nước nóng quá kẻo nó có thể khiến bạn bị bỏng.
Phương pháp này có tác dụng giảm đau tốt nhất. Bạn có thể cảm nhận được hiệu quả trong 5 phút. Nó giúp ngăn ngừa cơn đau và chuột rút. Nhiều phụ nữ cũng giảm cơn đau bụng kinh bằng liệu pháp thay thế, nghĩa là đầu tiên đặt một miếng gạc nóng sau đó là một miếng gạc lạnh.
Nên nghỉ ngơi nhiều hơn
Nếu không quá bận rộn với các công việc quan trọng, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày cơ thể vô cùng nhạy cảm này. Nằm trên giường và nghỉ ngơi sẽ giúp làm dịu các cơn đau bụng và mệt mỏi do kỳ kinh nguyệt mang đến.
Nếu việc nằm nghỉ chưa mang lại hiệu quả tốt như bạn mong muốn, có thể tranh thủ thời gian này để massge nhẹ nhàng phần bụng dưới. Việc này sẽ giúp cơ bụng của bạn không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Theo Khánh Nguyễn – Phununews.vn
Những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh
Chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và đau bụng do mất máu.
Dưới đây là những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh cho chị em trong giai đoạn này.
Thực phẩm giàu carbohydrate hỗn hợp
Theo các nhà khoa học, các loại trái cây, rau củ quả đều tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Trái cây giúp duy trì sự cân bằng cho hệ thống tiêu hóa, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn này. Vị ngọt trong trái cây còn giúp bạn giảm đi sự thèm đồ ngọt - chất gây thêm sự mệt mỏi trong giai đoạn này.
Các loại rau như họ nhà đậu chứa, cải xoăn... chứa lượng magie và sắt lớn giúp bạn bổ sung vào lượng máu đã mất. Củ cải cũng là lựa chọn sáng suốt, củ cải chứa nhiều vitamin E và vitamin C, các khoáng chất và canxi giúp giảm đi những cơn đau thắt ở trong chu kỳ kinh nguyệt.
Uống nhiều nước
Nước là một dung môi quan trọng để giảm đi những cơn đau trong thời kỳ này. Hãy uống hơn 2 lít nước mỗi ngày trong thời ky đèn đỏ này nhé!
Ngũ cốc nguyên hạt
Lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt giúp cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn. Ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa lượng carbohydrate lớn, các vitamin và khoáng chất giúp bạn trải qua thời kỳ đèn đỏ nhẹ nhàng hơn.
Thịt nạc
Thời kỳ này, phụ nữ cần một lượng sắt lớn hơn bình thường để bù vào lượng máu đã mất đi. Thịt nạc là thực phẩm giàu chất sắt, do đó có thể bổ sung sắt thông qua thịt.
Các loại cá béo
Không chỉ giàu omega 3 - tốt cho hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim mạch mà cá còn giàu axit béo không bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi làm kích thích nội tiết tố, giảm viêm, từ đó giảm triệu chứng đau bụng kinh. Phụ nữ hay bổ sung các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,...
Không sử dụng các đồ uống chứa caffeine, nước có gas, cồn
Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ không nên sử dụng rượu bia, cà phê, trà và các loại nước uống có cồn. Những loại nước uống này có thể gây rong kinh, kích thích buồn trứng gây trình trạng đau bụng kinh trở nên nặng nề hơn. Một cốc ca cao nóng hay sinh tố hoa quả sẽ giúp bạn giảm đau.
Không ăn thực phẩm chứa nhiều muối
Đồ hộp, đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp, xúc xích, snack... chứa lượng muối lớn, lượng cholesterol xấu gây tình trạng đầy hơi, tích nước trong cơ thể. Vào thời gian này, chị em phụ nữ chỉ nên ăn những đồ ăn nhẹ nhàng, ăn nhạt các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh để giúp kinh nguyệt thông suốt, giảm đi tình trạng đau bụng.
Tránh ăn, uống đồ ăn lạnh
Trong những ngày hè nắng nóng, nước lạnh luôn là thức uống được ưu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, trong ngày đèn đỏ, các bạn nữ nên tránh những đồ uống, thức ăn lạnh sẽ gây tình trạng đau bụng và gián đoạn kinh nguyệt. Ngoài ra, thực phẩm có tính hàn như cua, ốc... cũng không nên ăn nhiều.
Theo Nguyễn Huế - Sức khỏe cộng đồng
Bí quyết giảm đau bụng kinh Bạn thường đau bụng kinh? Bạn không biết những phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau giúp mình cảm thấy thoải mái hơn trong kinh kỳ. Theo Đông y, đau bụng kinh dữ dội được xem như tình trạng ứ đọng, có thể do thiếu máu lưu thông. Sự ứ đọng trong kinh nguyệt thường tập trung ở bụng dưới, gây khó chịu...