Giữa năm nay tàu Metro ở Sài Gòn chạy thử nghiệm, nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành đã dần rõ dáng rồi!
Sau hơn chục năm thi công, đến nay tổng khối lượng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đã đạt được 89%.
Hiện nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành là nhà ga phức tạp nhất cũng đã thành hình rõ dáng.
Ngày 10/2, Ban quản lý tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên ở TP.HCM ( Metro số 1) đã tổ chức triển khai thi công sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Tại buổi lễ triển khai thi công đầu năm Nhâm Dần, ông Nguyễn Quốc Hiển – Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR), cho biết các tàu của Metro số 1 dự kiến chạy thử từ giữa năm nay theo từng đoạn, sau đó trên toàn tuyến từ depot Long Bình đến ga Bến Thành trước ngày 31/12.
Theo ông Hiển, từ giữa năm nay tàu Metro số 1 sẽ chạy thử nghiệm đoạn trên cao từ depot Long Bình đến ga Bình Thái. Đến tháng 8, tàu Metro sẽ chạy thử nghiệm từ depot Long Bình đến ga Văn Thánh.
Đến tháng 12 năm nay, tàu chạy thử nghiệm trên toàn tuyến dài gần 20 km. Thời gian chạy thử tàu metro, hệ thống tín hiệu, cấp điện, điều khiển tàu tự động, theo dõi từ xa,… cũng được kiểm tra.
Bên trên mặt đất nhà ga trung tâm Bến Thành của tuyến Metro ở TP.HCM
Trong năm 2021, mặc dù dự án chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19 nhưng Ban quản lý đường sắt đô thị, các Nhà thầu và các đơn vị Tư vấn đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong công tác thi công dự án, luôn tìm kiếm và thực hiện các giải pháp để thích ứng linh hoạt với tình hình thực tế, duy trì các công việc quan trọng của dự án trong các thời điểm khó khăn nhất.
Giữa năm nay tàu Metro ở Sài Gòn chạy thử nghiệm, nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành đã dần rõ dáng rồi!
Đến nay dự án đã đạt được 89% tổng khối lượng với nhiều dấu ấn trong năm 2021 như: kéo cáp trên toàn tuyến (vào tháng 1/2021), tái lập khu vực nhà ga Ba Son (vào tháng 4/2021), hoàn thành đóng điện trạm Điện Bình Thái (vào tháng 7/2021), nhập khẩu được 11 đoàn tàu về Việt Nam để chuẩn bị cho công tác vận hành.
Hiện tại nhà ga trung tâm Bến Thành – nhà ga ngầm phức tạo nhất của tuyến Metro đã thành hình, rõ dáng sau hơn 6 năm thi công.
Nhà ga trung tâm Bến Thành cũng là nhà ga lớn nhất và phức tạp nhất do kết nối tất cả các tuyến Metro của TP.HCM trong tương lai
Lễ triển khai thi công sau Tết Nguyên đán 2022 tại nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành. Hiện có gần 2.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân đang thi công trên công trường; trong đó tại nhà ga trung tâm Bến Thành (gói thầu CP1a) có khoảng 420 người
Khu vực giếng trời của ga ngầm trung tâm Bến Thành. Phần kết cấu nhà ga đã cơ bản hoàn thành, trong khi phía trên đang được gấp rút đắp trả mặt bằng
Về cơ bản, ga trung tâm Bến Thành đã hoàn tất xây dựng thô, trong khi phía trên nhà ga
Khu vực tàu Metro chạy cũng đã hoàn thành việc lắp đặt đường ray
Đến nay toàn dự án đã đạt được 89% tổng khối lượng với nhiều dấu ấn trong năm 2021
Bên dưới các tầng hầm, lực lượng kỹ sư, công nhân sẽ tiếp tục gấp rút thi công các hạng mục hoàn thiện nhà ga (cơ điện và kiến trúc)
Một số đoạn đường ray dưới nhà ga ngầm cũng đang tiếp tục được lắp đặt
Được khởi công từ năm 2016, nhà ga Bến Thành như một khu phố ngầm, dài 236m, rộng 60m, sâu khoảng 32m, quy mô 4 tầng
Nhà ga bao gồm sảnh chờ, sảnh thu phí, lối lên xuống, văn phòng, phòng nghỉ của nhân viên, phòng cơ học, phòng điện, phòng quạt thông gió…
Gói thầu CP1a từ ga Bến Thành-ga Nhà hát Thành phố, bao gồm nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm metro dài 515m
Các tầng của nhà ga Bến Thành cơ bản đã hoàn thành phần thô
Nhà ga ngầm Bến Thành có các lối lên xuống tại các khu vực Công viên 23/9, Công trường Quách Thị Trang, đường Phan Chu Trinh, lối vào tầng hầm của dự án khu tứ giác Bến Thành, giao lộ Lê Lai-Huỳnh Thúc Kháng-Hàm Nghi
Hiện nay, các hạng mục liên quan kết cấu của nhà ga Bến Thành đã hoàn thành
Khu vực bán vé tự động và phòng máy điều chỉnh đã hoàn thành phần cơ bản
Các công nhân, kỹ sư đang lắp đặt hệ thống điện, cáp, phòng cháy chữa cháy,… trên trần nhà
4 tầng nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành đã dần thành hình rõ dáng. Đây là nhà ga có khối lượng công việc lớn nhất của toàn tuyến Metro số 1
Hệ thống quạt gió cho nhà ga đã được vận chuyển tới chờ lắp đặt
Thúc tiến độ điều tra sự cố gối cầu Metro Số 1
Sở Giao thông Vận tải đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh thuê tư vấn độc lập nhằm điều tra sự cố gối cầu tuyến Metro Số 1, bởi sau 8 tháng chưa rõ nguyên nhân.
Nội dung đề cập ở báo cáo tình hình giải quyết một số vấn đề liên quan dự án Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM. Việc bổ sung tư vấn độc lập trước đó do Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) đề xuất để thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử khả năng chịu lực công trình.
Một trong các gối cao su trên tuyến Metro Số 1 được dỡ ra ngoài sau khi phát hiện xê dịch. Ảnh: Phạm Quỳnh.
Hiện việc triển khai gói thầu tư vấn độc lập được Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng thống nhất. Vì vậy Sở Giao thông Vận tải đề nghị MAUR rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu để đẩy nhanh tiến trình kiểm tra. Kết quả sau đó sẽ được đối chiếu để đánh giá với báo cáo từ liên danh Sumitomo - Cienco6 (SCC). Đây là tổng thầu gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot tuyến Metro Số 1) - nơi bị sự cố gối cầu.
Gói thầu CP2 dùng hơn 1.100 gối cao su của hãng Megaba (Hàn Quốc) và Kawakin (Nhật Bản). Cả hai thương hiệu đều có gối bị xê dịch khỏi vị trí đã lắp trên tuyến metro. Trước đó nguyên nhân sơ bộ được liên danh SCC đưa ra là do đường ray trong quá trình lắp đặt tạm thời đã ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến gối cầu trên tuyến bị dịch chuyển.
Tổng thầu nhận định điều kiện lắp hoặc xả các kẹp ray dưới sự thay đổi của nhiệt độ ảnh hưởng chuyển động của dầm cầu tuyến metro, đoạn qua trụ P14-10 (TP Thủ Đức) - nơi một gối cầu rơi ra ngoài. Đồng thời, SCC cũng phân tích sự dịch chuyển của gối tăng lên khi mối nối đường ray nằm gần khe co giãn trên cầu cạn của dự án.
Kỹ sư kiểm tra ở vị trí bị sự cố tại trụ P14-10, tháng 11/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Cuối tháng 10/2020, gối cao su dầm cầu cạn tại trụ P14-10 bị phát hiện rơi ra ngoài. Quá trình xác minh, hai tháng sau thêm một gối cầu khác bị lệch khỏi vị trí tại trụ P12-34, thuộc đoạn cầu cạn nằm giữa ngã tư Thủ Đức và Bình Thái (TP Thủ Đức). Hồi tháng 4/2020, thêm bốn gối khác tình trạng tương tự.
Liên quan sự cố, UBND TP HCM đã chỉ đạo chủ đầu tư kiểm tra năng lực, bộ máy tổ chức liên danh NJPT (tư vấn chung dự án Metro Số 1) cùng các nhà thầu để có biện pháp giải quyết, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Hiện, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng cũng yêu cầu rà soát liên tục toàn bộ gối cầu, xuyên suốt cho đến khi hoàn thành việc xử lý...
Metro Số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức). Toàn dự án hiện đạt hơn 86%, trong đó gói thầu CP2 hơn 93%. Tuyến metro dự kiến đưa vào khai thác năm 2022.
Nông dân Sài Gòn kiếm bộn tiền nhờ trồng lúa, trồng hoa sen cho dân nội thành ra "sống ảo" Hiện nay, các hộ nông dân tại TPHCM đã chuyển đổi thành công các mảnh ruộng nhiễm phèn, khu đầm lầy thành những vườn hoa hướng dương, hoa hồng, sao nhái, hoa cúc... để phục vụ cho người dân thích chụp ảnh "check in", "sống ảo" trong dịp Tết Nguyên đán 2022. Cũng nhờ việc chuyển đổi từ cây thuần nông nghiệp sang...