Giữa lúc nhiều ‘kì lân’ lao đao, startup giá trị nhất thế giới lãi 3 tỉ USD trong năm 2019
ByteDance chính là công ty đứng đằng sau sự thành công vượt bậc của ứng dụng video ngắn TikTok.
ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, ghi nhận khoảng lợi nhuận kỉ lục lên tới 3 tỉ USD trong năm 2019, theo nguồn tin thân cận với vấn đề. Công ty này cũng đón doanh thu chạm mốc 17 tỉ USD, tăng hơn 2 lần so với con số 7,4 tỉ USD của năm 2018. Bước nhảy vọt này của ByteDance đến từ thực tế rằng mức tăng trưởng người dùng ấn tượng đã khiến nó thu hút được nhiều “hầu bao” của các nhà quảng cáo từ các đối thủ lớn như Tencent hay Baidu.
TikTok là một trong số ít những mạng xã hội mới nổi đáng chú ý nhất vài năm trở lại đây
Bên cạnh TikTok và phiên bản Trung Quốc của nó có tên Douyin, ByteDance còn vận hành dịch vụ tổng hợp tin tức Toutiao và dịch vụ nhắn tin doanh nghiệp Feishu. Theo báo cáo của Bloomberg, ByteDance có thể đang có khoảng 1,5 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng xuyên suốt hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ của mình. Cũng theo Bloomberg, ByteDance có thể đang có khoảng 6 tỉ USD tiền mặt. Mới đây, nó được định giá khoảng từ 105 tỉ USD đến 110 tỉ USD và Bloomberg ước tính rằng giá trị vốn hoá của ByteDance có thể sẽ mốc từ 150 tỉ USD đến 180 tỉ USD nếu thực hiện IPO thành công.
Video đang HOT
Tuần trước, ByteDance chiêu mộ thành công giám đốc mảng streaming của Disney là Kevin Mayer về ngồi ghế giám đốc vận hành kiêm CEO TikTok. Ông Kevin Mayer chính là người đứng sau màn ra mắt thành công của dịch vụ Disney . ByteDance đồng thời công bố kế hoạch sẽ tuyển thêm 10.000 nhân sự để nâng định biên nhân sự công ty lên mốc 100.000 nhân sự, bất chấp thực tế rằng nhiều công ty đang làm điều ngược lại để cắt giảm chi phí vận hành giưuax đại dịch COVID-19.
Ở Trung Quốc, TikTok có tên gọi khác là Douyin.
Theo Tech In Asia, ByteDance mong muốn tuyển dụng thêm nhiều vị trí nghiên cứu và lập trình cao cấp để tiếp tục củng cố các mảng kinh doanh hiện tại trong khi đó mở rộng sang các mảng kinh doanh mới như trò chơi hay thương mại điện tử.
Tính đến thời điểm tháng 11 năm ngoái, ByteDance có hơn 60.000 nhân viên và phục vụ hơn 150 thị trường khác nhau. Nó có văn phòng ở 126 thành phố trên toàn câu, bao gồm Thượng Hải, New York, London, Paris, Mumbai, Singapore, Jakarta, Seoul, và Tokyo.
Công ty mẹ TikTok âm thầm rời Trung Quốc
ByteDance, công ty mẹ của TikTok đang từng bước rời bỏ quê nhà Trung Quốc để hướng đến thị trường toàn cầu. Mỹ có thể là đích đến của họ.
Việc TikTok bất ngờ mời Kevin Mayer từ công ty Walt Disney về làm CEO, cho thấy tham vọng rõ ràng của ByteDance trong việc dời dần trung tâm quyền lực ra khỏi Trung Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng.
Chiến lược này không chỉ nhắm vào TikTok (vốn không có mặt ở Trung Quốc) mà áp dụng cho tất cả doanh nghiệp khác của ByteDane, bao gồm mạng xã hội ở Ấn Độ, như Helo.
ByteDane, công ty mẹ của TikTok đang âm thầm rời bỏ quê nhà Trung Quốc. Ảnh: Alamy.
ByteDance đã mở rộng các hoạt động kỹ thuật và nghiên cứu phát triển của TikTok tại Mountain View, California. Nguồn tin của Reuters cho biết, công ty đã thuê hơn 150 kỹ sư ở đây. Họ cũng thuê một giám đốc quan hệ, đặt trụ sở tại New York để giữ liên lạc với các nhà đầu tư lớn, như General Atlantic và KKR. Trước đây, các mối quan hệ này được quản lý bởi trụ sở ở Bắc Kinh.
Công ty liên tục tuyển kỹ sư khắp thế giới, cả ở Singapore, Jakarta và Warsaw... Những người hỗ trợ cho các hoạt động của ByteDance đang tiếp cận công việc một cách thận trọng. Họ lo ngại khi công ty bước vào giai đoạn mở rộng tiếp theo, họ có thể trở nên ít quan trọng.
Để chứng minh công ty không liên quan đến chính quyền Bắc Kinh như cáo buộc của Mỹ, TikTok đã dần chuyển nguồn lực kỹ thuật ra khỏi Trung Quốc, đích đến là Mỹ. Tuy nhiên mối liên hệ chặt chẽ của công ty với đội ngũ kỹ sư ở Trung Quốc sẽ là trở ngại không nhỏ. Ngoài TikTok, ByteDance còn một phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc là Douyin. Việc tách biệt hoàn toàn hai ứng dụng này không phải đơn giản. Cả hai đều chia sẻ một số cơ sở hạ tầng, về mặt kỹ thuật, giao diện hai ứng dụng này tương đồng, không có nhiều khác biệt.
Paul Marquest, luật sư của CFIUS (Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ) cho biết: Nỗ lực tái cấu trúc của ByteDance là vấn đề đáng tin cậy. CFIUS sẽ đánh giá xem họ có thực sự hoạt động độc lập và được tách biệt hoàn toàn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn hay không.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều lệnh cám từ Mỹ, TikTok vẫn gặt hái được nhiều thành quả ấn tượng. Thống kê mới nhất từ Sensor Tower trong tháng 4/2020 cho thấy, TikTok đã vượt qua YouTube trở thành ứng dụng kiếm tiền nhất thế giới với 78 triệu USD trong một tháng. Đầu năm nay, TikTok cũng đã soán ngôi WhatsApp để trở thành ứng dụng tải nhiều nhất thế giới.
Apple tiếp tục 'ném tiền' để Siri thông minh hơn Inductiv là startup mới nhất Apple đầu tư để cải thiện khả năng xử lí dữ liệu của Siri. Apple mới đây đã mua Inductiv, một công ty Canada tập trung vào khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm sạch dữ liệu. Theo đó, công ty này đứng đằng sau cong nghệ HoloClean cho phép hệ thống đưa ra các...