Giữa dịch Covid-19, người Mỹ làm điều chưa từng có
Các công ty viễn thông lớn ở Mỹ đều bất ngờ trước con số 800 triệu cuộc gọi thoại được thực hiện mỗi ngày, giữa thời đại Internet và đầy rẫy các ứng dụng video call.
Lược dịch bài viết của tác giả Cecilia Kang, trang tin The New York Times.
Theo USTelecom, khoảng 90 triệu đường dây điện thoại tại Mỹ bị ngừng sử dụng từ những năm 2000. Các nhà phân tích cho rằng sự phát triển của các cuộc gọi không dây là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của điện thoại cố định truyền thống.
Trong thập kỉ vừa qua, thời gian của các cuộc gọi cũng giảm nhiều khi người dùng chuyển sang nhắn tin trên các ứng dụng như FaceTime và WhatsApp. Tuy nhiên, đang có một sự thay đổi lớn xảy ra giữa đại dịch Covid-19.
Gọi thoại tăng đột biến
Trong bối cảnh hàng triệu người dân phải làm việc tại nhà, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ở Mỹ đã chuẩn bị nhiều kế hoạch để đảm bảo Internet vận hành ổn định. Trái với sự chuẩn bị, điều khiến họ bất ngờ là sự tăng đột biến của hình thức gọi thoại truyền thống.
Nhà mạng Verizon cho biết công ty đang xử lý trung bình 800 triệu cuộc gọi không dây mỗi ngày. Con số này nhiều hơn lượng cuộc gọi được thực hiện vào Ngày của mẹ ở Mỹ, vốn được xem là ngày gọi bận rộn nhất trong năm.
Verizon cho biết thời lượng của các cuộc gọi đã tăng 33% so với mức trung bình trước khi dịch bệnh bùng phát. Tương tự, nhà mạng AT&T báo cáo số lượng cuộc gọi di động của hãng tăng 35% và các cuộc gọi sử dụng Wi-Fi cũng tăng gần gấp đôi so với những ngày bình thường.
Ngược lại, lưu lượng truy cập Internet chỉ tăng khoảng 20-25% so với những ngày trước.
Cảm thấy được chia sẻ qua tiếng nói
Cô Alyssa MacKenzie, nhân viên tổ chức hoạt động nhân quyền, cho biết bản thân hiếm khi gọi điện thoại trực tiếp ngoài những thứ liên quan tới công việc.
Nhưng từ khi lệnh cách ly toàn xã hội ban hành, cô dành hàng giờ để trò chuyện với mẹ mình khi không thể trực tiếp đến thăm. “Tôi muốn nghe giọng nói quen thuộc của mẹ”, cô chia sẻ thêm.
Tại bang Louisiana, các linh mục và phó tế của nhà thờ St. Margaret Queen of Scotland đã gọi cho 900 giáo dân để kiểm tra tình hình cuộc sống, điều mà họ chưa bao giờ làm trước đó.
Video đang HOT
Nội dung của cuộc trò chuyện đa phần là xoay quanh các hoạt động thường ngày của mọi người. “Phần lớn chỉ muốn nghe một lời cầu nguyện”, ông Brad Doyle, phó linh mục chia sẻ.
Grace McClellan, giáo viên trung học ở Charleston bang California, quyết định sử dụng gọi điện thoại như một giải pháp giúp giảm bớt sự cô đơn khi phải sống cách ly gia đình và bạn bè.
Cô thường gọị cho bạn thân mỗi khi bắt đầu hành trình đi bộ. “Cảm thấy như chúng tôi đang đi bộ cùng nhau”, cô McClellan giải thích.
Gọi thoại để giảm bớt sự cô đơn khi phải cách ly với gia đình và bạn bè: Ảnh: Financial Times.
“Chúng ta đang khao khát lắng nghe tiếng nói của nhau”, ông Jessica Rosenworcel, Uỷ viên Ủy ban Truyền thông Liên bang, đưa ra nhận định trước sự tăng trưởng mạnh của số lượng cuộc gọi thoại được thực hiện.
Gây bất ngờ cho các công ty viễn thông
Trong nhiều năm qua, các nhà mạng như Verizon, CenturyLink và AT&T đã cho dừng hoạt động của hệ thống đường dây điện thoại bằng đồng, vốn đã có tuổi đời hơn 150 năm.
Thay vào đó, các công ty đầu tư vào việc mở rộng băng thông mạng để người dùng có thể xem video và chơi game có độ phân giải cao hơn. Đồng thời, các công ty này cũng tập trung phát triển hệ thống mạng không dây tốt hơn như mạng 5G, cho phép mọi người tải phim chỉ trong vài giây.
Số liệu của AT&T cho biết trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, đa số các cuộc gọi không dây diễn ra vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối. Sau khi mọi người đến văn phòng làm việc và các cơ sở trường học, số lượng cuộc gọi sẽ giảm.
Ở thời điểm hiện tại, các cuộc gọi xảy ra xuyên suốt trong ngày. Mặc dù Zoom và Google Hangouts đang dần phổ biến cho các cuộc gọi đông người, nhưng gọi điện thoại cơ bản vẫn dễ dàng hơn cho cuộc trò chuyện hai người vì không bị giật (lag).
Các nhà cung cấp viễn thông đã gặp một số trục trặc khi số lượng cuộc gọi thoại tăng lên, nhưng họ đã nâng cấp hệ thống kết nối cuộc gọi và có thể đáp ứng nhu cầu mới, ông Chris Sambar, Phó giám đốc Công nghệ và Vận hành AT&T nói.
“Phải ở nhà đã khiến mọi người khao khát được kết nối với nhau hơn, bằng lời nói với lời nói”, ông Kyle Malady, CTO của Verizon giải thích thêm về sự việc.
Phải ở nhà khiến mọi người khao khát được kết nối với nhau hơn.
Ngay cả những người trẻ tuổi, nhóm khách hàng chủ yếu dùng tin nhắn để giao tiếp, cũng bắt đầu thực hiện những cuộc gọi thoại.
Emily Lancia, 20 tuổi, sinh viên Đại học Bang New York, cho biết cô gọi cho bố mẹ mỗi ngày thay vì hàng tuần như trước đó. Cô cho biết mình đã gọi điện cho người bạn thân nhất từ thuở thơ ấu, người mà cô nhắn tin gần như hàng ngày nhưng chưa bao giờ nói chuyện trực tiếp.
Nhớ về tiếng cười của cha mỗi lần bắt đầu cuộc gọi, Lancia khẳng định cô được an ủi khi nghe tiếng nói của gia đình và bạn bè.
Kim Cang
Mỹ dọa chặn China Telecom, công ty Trung Quốc vỡ mộng
Lo rủi ro an ninh, Mỹ chặn thêm công ty viễn thông Trung Quốc thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã kêu gọi Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) dừng giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế đến và đi tại Mỹ của China Telecom (chi nhánh châu Mỹ), theo Nikkei.
Mỹ lo ngại Chính phủ Trung Quốc điều hành công ty thuộc sở hữu Nhà nước China Telecom.
Lý do được đưa ra là Bộ này lo ngại rủi ro an ninh từ công ty Trung Quốc.
Lời kêu gọi dừng giấy phép của công ty Trung Quốc đưa ra khi nước này đang trong giai đoạn "xem xét" giấy phép của China Telecom và China Unicom.
China Telecom được đề cập ở đây là chi nhánh tại Mỹ của công ty viễn thông này. Đây là hãng viễn thông thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc do đó càng gây lo ngại.
Trước khi Bộ Tư pháp Mỹ lên tiếng, các cơ quan khác của Mỹ bao gồm Bộ An ninh nội địa, Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại đã trích dẫn các rủi ro về an ninh quốc gia để đề xuất loại bỏ các hoạt động của China Telecom ở Mỹ dưới mọi hình thức.
China Telecom (chi nhánh châu Mỹ) ngày 9/4 cho biết họ chưa có bình luận vào lúc này.
Trong một tuyên bố trước đây, China Telecom cho biết họ tuân thủ luật pháp địa phương ở mọi thị trường và đã hoạt động theo luật pháp Mỹ.
"Bên cạnh đó, China Telecom America đã vượt qua cuộc kiểm tra hàng năm theo thỏa thuận kiểm tra với các cơ quan chính phủ Mỹ có liên quan", tuyên bố của China Mobile cho biết.
Trước thông tin này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) nêu rõ trong một tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động sai lầm, đó là luôn luôn sử dụng an ninh quốc gia như là một cái cớ và chấm dứt ép buộc vô lý đối với các doanh nghiệp Trung Quốc".
Ông Cảnh Sảng cũng yêu cầu Washington "tôn trọng các nguyên tắc thị trường, tạo dựng môi trường công bằng, không thiên vị và không phân biệt đối xử đối với các công ty Trung Quốc đầu tư tại Mỹ".
Động thái này có nguy cơ đẩy China Telecom vào danh sách bị tẩy chay ở Mỹ, chung "số phận" với 2 công ty tư nhân Trung Quốc khác là Huawei và ZTE.
Từ tháng 5/2019, FCC đã bỏ phiếu từ chối China Mobile và tuyên bố không cấp quyền cung cấp dịch vụ tại Mỹ, viện các lo ngại Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng nhà mạng để tiến hành hoạt động gián điệp chống lại Chính phủ Mỹ.
Cho đến nay, hai trường hợp còn lại là China Telecom và China Unicom vẫn đang trong diện xem xét.
Trong một tuyên bố hồi tháng 5/2019 khi từ chối cấp phép cho China Mobile, Chủ tịch FCC, ông Ajit Pai cũng nghi ngờ khả năng Chính phủ Trung Quốc có tác động vào China Mobile trong hoạt động điều hành.
"Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng China Mobile để lợi dụng hệ thống mạng điện thoại tại Mỹ, phục vụ cho việc thu thập thông tin tình báo chống lại các cơ quan chính phủ và nhiều mục tiêu trọng yếu có phụ thuộc vào mạng này. Đây rõ ràng là một rủi ro không thể chấp nhận được." - ông Ajit Pai cho hay.
Công ty này nộp đơn đề xuất vào tháng 2/2011 để bước vào thị trường Mỹ. Trong vụ này, Nhà Trắng cũng đã gửi đi cảnh báo trước tới FCC về nguy cơ an ninh thông tin nếu cấp phép cho China Mobile. Điều này sẽ giúp công ty này "quyền được xâm nhập lớn hơn vào đường dây điện thoại bàn, hệ thống cáp quang và mạng tế bào, làm dấy lên quan ngại về khả năng điều khiển, khóa, chuyển hướng lưu lượng truy cập".
Kim Hoa
Trạm gốc 5G tiêu tốn điện năng nhiều hơn gần 70% so với 4G Trong quá trình xây dựng và triển khai mạng 5G thì yếu tố năng lượng sẽ được đưa lên hàng đầu vì nó tiêu tốn nhiều năng lượng hơn 4G. Theo tính toán thì các công ty viễn thông chi trung bình 5% đến 6% chi phí hoạt động cho năng lượng ngoại trừ chi phí khấu hao. Và chi phí này dự...