Giữa đại dịch COVID-19, doanh nghiệp ô tô Việt Nam làm ăn ra sao?
Theo Bộ Công thương, ô tô là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19.
Thực tế, trong quý I/2020 vừa qua, nhiều doanh nghiệp ô tô đã thực sự “ngấm đòn”.
Có thể kể đến như Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HTL), Công ty cổ phần City Auto (CTF) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX).
Ngành ô tô gặp nhiều khó khăn trong dịch COVID-19.
Trong quý 1/2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại HTL chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm 61 tỷ đồng, tương đương 29,2% so với quý 1/2019. Giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn nên lợi nhuận gộp giảm sâu, giảm 21,3 tỷ đồng, tương đương 72,2% xuống 8,2 tỷ đồng.
Công ty đã thực hiện chính sách tiết kiệm khi cắt giảm nhiều chi phí. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm từ 1,2 tỷ đồng xuống 875 triệu đồng và từ 13,9 tỷ đồng xuống 7 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giữ nguyên ở mức 5,2 tỷ đồng.
Dù tiết kiệm nhưng HTL vẫn lỗ tới 4,6 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong kỳ, do nhận được tiền thưởng, tiền hỗ trợ từ nhà cung cấp và “hoa hồng” bán bảo hiểm lên đến 3,3 tỷ đồng nên khoản lỗ sau thuế của HTL giảm xuống 1,5 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, công ty lãi 11,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Không thua lỗ như HTL nhưng các chỉ tiêu kinh doanh tại CTF lao dốc. Doanh thu bán hàng trong quý 1/2020 tại CTF chỉ đạt 1.130 tỷ đồng, giảm 317 tỷ đồng, tương đương 21,9%. Lợi nhuận gộp đi lùi nhanh hơn khi giảm 29,7 tỷ đồng, tương đương 29,4%.
CTF mạnh tay cắt giảm chi phí bán hàng, từ 48,2 tỷ đồng xuống 38,3 tỷ đồng nhưng chi phí quản lý tài chính tăng đáng kể, tăng 2,6 tỷ đồng, tương đương 26,3% lên 12,5 tỷ đồng.
Kết quả là lợi nhuận sau thuế giảm 24,6 tỷ đồng, tương đương 98% so với quý 1/2019.
Trong khi đó, các chỉ tiêu kinh doanh của HAX chỉ giảm nhẹ. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 1.085 tỷ đồng xuống 920 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 1,4 tỷ đồng, tương đương 30,4%.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả làm ăn ảm đạm, thì một số doanh nghiệp khác lại khởi sắc.
Có thể kể đến như Công ty cổ phần Ô tô TMT ghi nhuận lợi nhuận sau thuế theo quý 1 cao nhất kể từ quý 1/2016. Cụ thể, theo báo cáo tài chính công ty mẹ quý 1/2020, lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 636 triệu đồng, tương đương 110% so với quý 1/2019.
Lợi nhuận tăng vọt khi doanh thu được cải thiện đáng kể. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2020 của TMT tăng 57 tỷ đồng, tương đương 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, tất cả các chi phí của TMT đều tăng đáng kể. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 6,1 tỷ đồng lên 8,6 tỷ đồng và từ 11,4 tỷ đồng lên 12,6 tỷ đồng. Chi phí tài chính là chi phí cao nhất tại TMT, tăng từ 15 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng.
Dù chi phí tăng nhưng TMT vẫn thăng hoa về lợi nhuận. Thế nhưng, TMT lại gây khó hiểu khi giải trình rằng kết quả kinh doanh quý 1/2020 chỉ ở mức khiêm tốn do thị trường ô tô đầu năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán, các dự án xây dựng san lấp mặt bằng chưa triển khai dẫn đến việc đầu tư mua xe tải giảm.
Cùng với TMT, Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) cũng công bố lợi nhuận được cải thiện đáng kể sau nhiều quý chững lại. Công ty cho biết, trong quý 1/2020, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng nhẹ từ 712 tỷ đồng lên 721 tỷ đồng và từ 210 tỷ đồng lên 212 tỷ đồng.
Dù đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực kinh doanh, xe đầu kéo Navistar góp phần không nhỏ giúp doanh thu công ty tăng mạnh.
Đây không phải tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đáng lưu ý vì TCH đã đạt lợi nhuận theo quý cao nhất lịch sử công ty.
Thanh Hà
Nhiều doanh nghiệp ô tô doanh thu tăng nhưng lãi giảm sốc trong quý III
Báo cáo tài chính quý III năm 2019 cho thấy nhiều đơn vị phân phối ô tô đều ghi nhận doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại giảm sốc...
Báo cáo tài chính quý III năm 2019 cho thấy nhiều đơn vị phân phối ô tô đều ghi nhận doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại giảm sâu...(Ảnh minh hoạ).
Công ty City Auto (mã chứng khoán: CTF) ghi nhận quý III lỗ hơn 8 tỷ đồng dù doanh thu tăng gấp đôi lên 1.595 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 13 tỷ đồng. Theo giải trình, doanh thu CTF tăng do hợp nhất doanh thu Huyndai Trường Chinh cùng với việc tăng bán các loại xe nhập khẩu giá trị lớn. Tuy nhiên, giá vốn tăng tương ứng; chi phí thuê nhà, điện, nước, nhiên liệu, hành chính tăng đẩy chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh.
Trong khi đó, Công ty dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã chứng khoán: HAX) báo lãi quý III giảm 54% xuống 14 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng giảm 32% về 44 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, doanh thu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng nhưng giá vốn cùng các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý tăng mạnh hơn đã khiến lợi nhuận giảm.
Nguyên nhân được Haxaco lý giải là do trong 9 tháng đầu năm các đại lý xe, hãng ôtô đang cạnh tranh khốc liệt về giá bán, chương trình khuyến mãi... để thu hút khách hàng. Cùng với tiêu chí tập trung và việc gia tăng số lượng xe bán ra cũng như tăng thị phần kinh doanh xe Mercedes-Benz nên Haxaco đã không ngừng đẩy mạnh các chính sách ưu đãi về giá, sử dụng công nghệ mới trong bán hàng, marketing online...
Tương tự, Công ty CP Ô tô TMT (mã chứng khoán: TMT) chuyên sản xuất, lắp ráp các loại xe ben, xe tải ghi nhận doanh thu thuần quý III/2019 đạt hơn 260 tỷ đồng, tăng 68% cùng kỳ. Tuy nhiên, sau khi trừ hết các chi phí, công ty mẹ lại bị lỗ 618 triệu đồng. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần công ty chỉ đạt gần 995 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ, nhưng lỗ ròng gần 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 8 tỷ đồng.
Quý III, Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico - mã chứng khoán: SVC), đơn vị chuyên kinh doanh xe ô tô Toyota, Ford, Cheverolet... cũng cho biết thực tế thị trường ô tô quý này gặp nhiều khó khăn hơn cùng kỳ do nguồn cung tăng mạnh và cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, dù doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhờ toàn hệ thống ô tô gia tăng được sản lượng, thị phần nhưng lợi nhuận sau thuế quý III năm 2019 của doanh nghiệp giảm 40% về hơn 46 tỷ đồng; luỹ kế 9 tháng đạt hơn 162 tỷ đồng, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM - mã chứng khoán: VEA) đã phải kinh doanh dưới giá vốn quý III, lỗ gộp gần 5 tỷ đồng. Song, doanh thu tài chính tăng mạnh từ 111 tỷ đồng lên 254 tỷ đồng và hoạt động liên kết lãi 1.654 tỷ đồng đã giúp tổng công ty báo lãi sau thuế 1.733 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái...
Biển Ngọc
Theo baogiaothong.vn
Ô tô Hàng Xanh (HAX): Lợi nhuận quý I/2020 giảm hơn 30% Ngày 20/4/2020, Công ty cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (MCK: HAX) công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2020 với doanh thu 920,1 tỷ đồng, lơi nhuận 3,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,2% và 30,43% so với cùng kỳ năm 2019. Không những kết quả kinh doanh suy giảm, dòng tiền hoạt động kinh doanh...