Giữa cơn ’sốt’ đất, ngân hàng siết vốn vay
Giá đất tăng nóng bất thường tại nhiều quận huyện ở TPHCM như Q.9, 12, H. Hóc Môn, H.Nhà Bè, H. Cần Giờ … Nhiều nhà đầu tư “sáng mua, trưa bán” khiến giá đất đã nóng lại càng thêm nóng. Trước tình hình này, nhiều ngân hàng đã có biện pháp để ngăn ngừa rủi ro với các khoản vay bất động sản.
Người dân xếp hàng làm thủ tục nhà đất ở Q.9 (ảnh: Đình Du)
Đang có nhu cầu mua đất, bà Hoàng Thị Mai (46 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) khảo sát một số ngân hàng (NH) để hỏi vay. Tại BIDV, nhân viên tư vấn có hai phương án. Nếu muốn cố định trong thời gian 12 tháng, lãi suất là 7,8%/năm; còn cố định 24 tháng lãi suất sẽ là 8,8%/năm. Sau thời gian này, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất kỳ hạn 24 tháng cộng với biên độ 3,5%/năm (theo mức tính hiện nay là khoảng 10,7%/năm).
Người dân đổ xô đi mua đất các vùng ven ngoại thành TPHCM
Đến một NH khác, nếu khách muốn vay theo chương trình ưu đãi, nhà băng chỉ xét cho vay 50% nhu cầu. Số tiền còn lại phải vay theo chương trình thông thường với lãi suất 10,7%/năm. Ngoài ra, tùy theo thời gian cố định, lãi suất NH cũng ràng buộc người vay không được trả trước hạn (trong một thời gian nhất định). Nếu vi phạm, ngoài việc bị phạt, NH sẽ tính lại lãi suất trong thời gian ưu đãi.
“Lãi suất cho vay không chỉ cao hơn trước, mà các khoản vay ưu đãi cũng chỉ áp dụng một phần khiến tôi vô cùng khó khăn khi có ý định mua nhà” – chị Mai cho biết.
Khảo sát tại một số NH cổ phần tại TPHCM, nhiều nhà băng áp dụng mức lãi suất cho vay mua đất, mua nhà, xây sửa nhà khá cao, có nơi lên đến 12%/năm nếu khách hàng vay trung hạn. Trường hợp vay dài hạn, lãi suất thời điểm giải ngân lên đến 12,5%/năm. So với vài tháng trước đây, lãi suất cho vay mua, xây sửa nhà tại các NH đã tăng khoảng 2%/năm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, do giá nhà đất vừa qua tăng khá nóng, nên các NH cũng thẩm định lại giá và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị.
Do nhiều người vay NH để đầu tư đất nên nhà băng siết vốn vay để hạn chế nợ xấu -ảnh: Đình Du
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, thời gian qua đã có nhiều văn bản cảnh báo các NH về việc rót vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Theo ông Minh, các NH đã cảnh báo rủi ro nhiều hơn, đặc biệt ở những khu vực mà giá đất bị đẩy lên bất thường ở các vùng ven ngoại thành. “Ngoài khảo sát kỹ giá đất, nhiều NH thậm chí còn giảm tỉ lệ cho vay xuống mức thấp, khoảng 50%, thậm chí 30% so với giá thị trường” – ông Minh thông tin.
Theo các chuyên gia bất động sản, trước thực trạng trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon và cho vay rất mạnh tay, nên dòng tín dụng có dấu hiệu “ồ ạt” chảy vào thị trường địa ốc. Điều này dẫn đến hệ lụy là nhiều nhà đầu tư lấy dự án bất động sản làm tài sản thế chấp vay ngân hàng, phải chịu áp lực trả nợ, trong khi khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng rất khó khăn.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có văn bản số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh.NHNN yêu cầu hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản; Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; Nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.
Theo Uyên Phương (Tiền phong)
Năm Mậu Tuất: Sốt đất có thể vẫn tiếp diễn
Bứt phá giai đoạn 2014-2016, không ngừng leo thang năm 2017, cơn bão tăng giá đất được dự báo chưa dừng lại trong năm 2018.
Trao đổi trước thềm xuân Mậu Tuất, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, ông Trần Khánh Quang đánh giá nhiều khả năng tình trạng sốt đất từng xảy ra tại TP HCM trong năm 2017 vẫn tiếp tục lan rộng trong 12 tháng tới. Chuyên gia chỉ ra các dấu hiệu cho thấy giá đất tại Sài Gòn sẽ đứng trước kịch bản tăng phi mã khi sang năm mới.
Nhà đất có mãi lực mạnh sát Tết
Từ đầu quý I/2018, nhiều dự án đất nền, nhà phố tại TP HCM vẫn đông khách, cháy hàng dù giá chào bán đợt sau cao hơn đợt trước. Các bất động sản liền thổ tại khu đô thị Vạn Phúc (Thủ Đức), Cát Lái (quận 2), khu dân cư Green Life (Nhà Bè) hay thậm chí xa hơn là đất lô lớn đến nhỏ lẻ tại Cần Giờ đều có tốc độ giao dịch sôi động, giá liên tục nhích lên. Đây là dấu hiệu cho thấy cơn sốt đất năm 2017 vẫn tiếp tục truyền nhiệt sang năm 2018.
Quỹ đất sạch ngày càng khó tìm
Hiện nay đa phần các quỹ đất đẹp tại Sài Gòn đã hình thành khu dân cư hiện hữu, đất đã có chủ, hoặc đã chốt kế hoạch phát triển trong tương lai. Một nghịch lý đáng chú ý là siêu đô thị như TP HCM không còn nhiều quỹ đất dự trữ cho vài thập niên tới.
Cơn sốt đất năm 2017 đã lan rộng và dấy lên làn sóng thu gom quỹ đất mạnh mẽ, xoay trục khắp thành phố, từ khu Đông, khu Nam sang phía Tây, không bỏ sót cả các xã vùng ven heo hút ở Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh. Điều này khiến cho quỹ đất sạch ngày càng trở nên khó tìm và trở thành thách thức lớn cho các nhà phát triển bất động sản. Một khi cung ít cầu nhiều, hiện tượng tăng giá, sốt đất có thể lại tiếp diễn.
Nhà đầu tư thứ cấp vẫn gom hàng
Thị trường bất động sản năm 2017, đầu năm 2018 đã và đang có sự tham gia của một lượng lớn giới đầu tư, phân thành nhiều cấp độ. Nhà đầu tư lớn cấp một (thuộc nhóm tổ chức) là các chủ đầu tư, luôn tồn tại trong thị trường. Nhà đầu tư cấp hai (thuộc nhóm vừa và nhỏ) là những tay săn chuyên nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các chủ đầu tư. Nhà đầu tư cấp ba là người mua đi bán lại có kiến thức và hoạt động mua bán nhỏ lẻ thường xuyên trên thị trường. Cuối cùng là nhà đầu tư cấp bốn, không chuyên, nhưng có vốn nhàn rỗi, chuộng cách tích lũy tài sản bằng nhà đất.
Từ năm 2017 đến nay, lực lượng nhà đầu tư thứ cấp tham gia thị trường ngày càng tăng dần, sóng sau tiếp nối sóng trước, khiến cho mãi lực lên cao. Nhu cầu nhiều trong khi nguồn cung đất nền chỉ bán ra nhỏ giọt có thể khiến cho thị trường tiếp tục hình thành mặt bằng giá cao hơn.
Khối ngoại bơm vốn vào thị trường
Ở nhóm nhà đầu tư nước ngoài, cần phân biệt 2 dòng chảy song song vào thị trường trong thời gian qua. Đầu tiên là dòng vốn đăng ký và giải ngân của các nhà đầu tư tổ chức đến từ nước ngoài, rõ nét nhất là Nhật, Hàn, Singapore, có cả các quỹ đầu tư đến từ Đại lục và các vùng lãnh thổ.
Kế đến là nhà đầu tư cá nhân nước ngoài gốc Á dịch chuyển sang thị trường TP HCM ngày một nhiều, hình thành một dòng vốn ngoại quy mô nhỏ hơn nhưng tần suất dày đặc hơn. Trong điều kiện sức hút của thị trường mới nổi quá lớn, khối ngoại thường tích cực bơm vốn vào. Động thái rầm rộ này được xem là chiến dịch chinh phạt, săn lùng cơ hội mới và thường tạo nên hiệu ứng đẩy giá đất ở thị trường bản địa đi lên.
Tiền từ chứng khoán chảy vào bất động sản
Dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư thắng chứng khoán đã và đang tạo mạch ngầm dịch chuyển sang thị trường địa ốc, giúp thị trường này đón nhận thêm rất nhiều dòng vốn mới. Từ nhiều cột mốc lịch sử của thị trường đầu tư tài chính cho thấy, những người đã "hái" ra tiền từ chứng khoán thường hiện thực hóa các khoản lời (chốt lời) bằng việc tậu đất, mua nhà, căn hộ.
Điểm rơi của các dòng vốn thường chuộng bất động sản liền thổ vì khả năng chống trượt giá cao. Do đó, một lần nữa, nguồn cầu đối với quỹ đất lại lớn hơn nguồn cung và khả năng tăng giá đất rất khó tránh khỏi.
Ông Quang đánh giá, viễn cảnh sốt đất tiếp diễn trong năm 2018 có thể sẽ tạo nên bước ngoặt lớn cho bất động sản TP HCM với nhiều cơ hội lẫn thách thức lớn hơn năm 2017. Đề phòng kịch bản bong bóng bất động sản chưa bao giờ thừa nhưng theo chuyên gia này, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị cả nước ổn định, cơ quan chức năng có đủ công cụ điều tiết, thậm chí là hạ nhiệt thị trường khi cần thiết.
"Chừng nào giới đầu tư vẫn giữ được sự cân bằng giữa lòng tham và nỗi sợ hãi, thì chừng đó, không ai bị bỏng nặng ngay cả khi giá đất tại TP HCM đột ngột sôi sục thêm lần nữa", ông Quang nói.
Theo Vũ Lê (Vnexpress)
La liệt dự án chậm bàn giao dù có quy định bảo lãnh nhà trên giấy Từ sau khi có quy định dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh trước khi mở bán, thị trường vẫn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình, phản đối của người dân vì chủ dự án chậm giao nhà. Quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán,...