Giữa bão Covid-19, gã khổng lồ thời trang H&M chuyển hướng sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ và găng tay
H&M nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới thông báo vào ngày 22/3, công ty đang lên kế hoạch cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho các bệnh viện để góp phần đối phó với dịch Covid-19.
Theo Reuters, phát ngôn viên của H&M cho biết trong một email: “Tập đoàn H&M đang làm việc nhanh chóng với chuỗi cung ứng để sản xuất thiết bị bảo hộ y tế cung cấp cho bệnh viện và nhân viên y tế. Theo thông tin của chúng tôi nắm được, khẩu trang là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên thiết bị bảo vệ cá nhân khác như đồ bảo hộ và găng tay cũng rất cần thiết”.
H&M cho biết, đại diện tập đoàn đã có cuộc đối thoại với Liên minh châu Âu nhằm hiểu rõ những nhu cầu cấp bách nhất hiện nay và họ đang nỗ lực làm việc với các chuỗi cung ứng phù hợp. Trước tiên, trong giai đoạn khẩn cấp ban đầu, H&M sẽ quyên góp các vật tư cần thiết để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, email viết.
H&M sẽ quyên góp các vật tư cần thiết để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Ảnh: Business Insider.
Helena Helmersson, Giám đốc điều hành của H&M, nói với Dailymail: “Đây là bước đầu tiên của chúng tôi trong việc nỗ lực hỗ trợ toàn thế giới đối phó dịch bệnh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bằng mọi cách có thể”.
Helmersson cho biết thêm, H&M sẽ sử dụng mạng lưới giao hàng sẵn có để vận chuyển thiết bị y tế hỗ trợ đến các bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
LVMH chuyển hướng các nhà máy mỹ phẩm sang sản xuất dung dịch khử trùng tay. Ảnh: CNBC.
Trong khi đó, LVMH, đế chế khổng lồ sở hữu Louis Vuitton, Givenchy, Christian Dior và hơn 70 thương hiệu xa xỉ khác, đã chuyển hướng các nhà máy mỹ phẩm sang sản xuất dung dịch khử trùng tay. LVMH cũng đặt 40 triệu chiếc khẩu trang từ Trung Quốc để hỗ trợ cho Pháp, theo Dailymail.
Minh Hằng
Doanh nghiệp lo 'ế' khẩu trang
Nhiều doanh nghiệp may mặc khẳng định năng lực sản xuất khẩu trang đủ đáp ứng nhu cầu thị trường song bày tỏ lo lắng đầu ra cho sản phẩm.
Chiều 17/3, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì buổi làm việc với các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp phân phối để đánh giá năng lực sản xuất, cũng như khả năng cung ứng khẩu trang ra thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Doanh nghiệp sản xuất khẩu trang nano. (Ảnh: TNG)
Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, năng lực sản xuất khẩu trang của các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
Tuy vậy, theo ông Cẩm, doanh nghiệp sản xuất đang rất lo khâu đầu ra, nên cần sự vào cuộc của doanh nghiệp phân phối và các cơ quan quản lý nhà nước. "Doanh nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ cùng cộng đồng để chung tay phòng chống dịch. Tuy nhiên, nỗi lo về đầu ra cho sản phẩm khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn", ông Cẩm nói.
Bên cạnh khó khăn về đầu ra, ông Cẩm chia sẻ thêm vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang khi thiếu nguyên, phụ liệu và các thủ tục, chính sách...
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thời gian qua, Bộ Công Thương có nhiều hoạt động kết nối cung - cầu để đảm bảo các hệ thống phân phối lớn ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân trong mùa dịch.
Theo đó, Vụ Thị trường trong nước kết nối các hệ thống phân phối bán lẻ lớn như Vincommerce (chuỗi cửa hàng Vinmart, Vinmart ), Big C, MM Mega Market, AEON, BRG Retail với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải.
Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phân phối nghiên cứu chủ động tăng đặt hàng khẩu trang vải trước diễn biến dịch bệnh, nhằm đáp ứng đủ nhu cẩu khẩu trang của người dân cho phòng chống dịch bệnh.
Theo số liệu tổng hợp từ Saigon Coopmart, Big C, Vincommerce (Vinmart, Vinmart ), BRG Retail, MM Mega Market, dự kiến khẩu trang cung ứng ra thị trường từ 15/3-31/3 là hơn 23 triệu chiếc, tăng 13 triệu chiếc. Kế hoạch từ 31/2 đến 15/4 sẽ cung ứng ra thị trường thêm gần 9 triệu chiếc nữa.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết các doanh nghiệp sản xuất cũng như phân phối khẩu trang đã góp phần đảm bảo khâu sản xuất, lưu thông, phân phối khẩu trang ra thị trường được thông suốt.
Hiện sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên, 1.200 m2 vải dệt từ sợi nhân tạo, tổng cả 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày. Nếu tính trung bình 1m2 sản xuất được 20 khẩu trang, thì một ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại (nếu tính giả định toàn bộ vải dùng để may khẩu trang).
Ngoài ra, dịch bệnh đã được kiểm soát tại Trung Quốc, nguồn vải từ Trung Quốc bắt đầu được nhập về Việt Nam.
"Do vậy hoàn toàn có thể tự tin khẳng định, với năng lực sẵn có, chúng ta có thể sản xuất đủ khẩu trang theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, đáp ứng nhu cầu của người dân trong phòng chống dịch bệnh", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Thành lập Tổ công tác kết nối cung cầu Bộ Công Thương
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao Thứ trưởng Cao Quốc Hưng chỉ đạo Cục Công nghiệp và Vụ Thị trường trong nước thành lập Tổ công tác của Bộ Công Thương về kết nối cung cầu, khẩn trương làm việc với Bộ Y tế để xác định nhu cầu cần thiết sử dụng khẩu trang vải kháng giọt bắn và khẩu trang.
Tổ kết nối cung cầu có nhiệm vụ làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực để đảm bảo nguồn nguyên liệu và sản xuất khẩu trang vải phục vụ nhu cầu của người dân phòng, chống dịch Covid-19.
Làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp phân phối lớn có hệ thống phân phối, siêu thị, bán lẻ trên địa bàn cả nước để tham gia vào chuỗi cung ứng khẩu trang phục vụ người dân phòng, chống dịch Covid-19.
Phối hợp làm việc với các địa phương để cập nhật thông tin, số liệu liên quan đến việc cung ứng khẩu trang, từ đó có phương án làm việc với Bộ Y tế để báo cáo và đề xuất với Chính phủ xem xét sử dụng ngân sách nhà nước hoặc ngân sách nhà nước đã được giao cho các địa phương quản lý để mua khẩu trang cung cấp miễn phí cho các đối tượng xã hội như người già, trẻ em và người có bệnh nền để phòng, chống dịch Covid-19.
Thống kê các ý kiến đóng góp, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải để làm việc với Bộ Y tế và Bộ Khoa học và công nghệ thống nhất quy trình hỗ trợ hợp chuẩn và hợp quy đối với mặt hàng khẩu trang vải theo cơ chế nhanh nhất, tập trung một đầu mối duy nhất để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất; nghiên cứu và báo cáo Chính phủ xem xét phương án miễn/giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất khẩu trang vải trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp để đảm bảo nguồn cung ứng các sản phẩm cần thiết phục vụ người dân phòng, chống dịch.
Đồng thời, chủ động phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và phân phối khẩu trang vải giải quyết khó khăn, vướng mắt trong thời điểm hiện tại.
Theo VTC News
Vinatex thông tin về quy trình sản xuất khẩu trang kháng khuẩn Theo lãnh đạo Vinatex, trong 30 năm gần đây, Công ty Đông Xuân thường xuyên sản xuất loại vải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khách hàng truyền thống Nhật Bản. Vải kháng khuẩn của Đông Xuân duy trì được tỷ lệ kháng khuẩn này sau 30 lần giặt. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết trước...