Giữ yên bầu trời Tổ quốc
Cuối năm 1972, sau khi hiệp định Paris bế tắc, Mỹ quyết định mở Chiến dịch Linebacker II, đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trong chiến dịch này Mỹ đã sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm từ ngày 18 đến 30-12-1972.
Sau bước leo thang bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam bị thất bại nặng nề, 30-12-1972, chính quyền Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ Vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại diện Chính phủ Việt Nam tại Paris, Pháp bàn việc kí hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong chiến thắng này, có một vật chứng vô cùng đặc biệt, đó là chiếc máy bay Mig 21 F96 – số hiệu 5121. Chiếc máy bay này thuộc Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, là Trung đoàn tiêm kích đầu tiên của không quân nhân dân Việt Nam. Mig 21 F96 – số hiệu 5121 có màu xám bạc, là loại máy bay chiến đấu 1 người lái, lắp động cơ phản lực P13-300, do Liên Xô trước đây sản xuất. Phía đầu máy bay sơn 5 ngôi sao đỏ (là 5 chiến công bắn rơi máy bay Mỹ), trong đó có 1 máy bay B52 do phi công Phạm Tuân lập công đêm 27-12-1972. Tại sở chỉ huy trên màn hình hiện sáng đã ghi lại hình ảnh chiếc “Siêu pháo đài bay” B52 này của Mỹ bốc cháy. Ngay đêm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện khen ngợi bộ đội không quân lập công xuất sắc. Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111. Đây chính là biểu tượng cho chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, là biểu tượng của tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Hiện chiếc máy bay đang được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Theo ANTD
Đỉnh cao của cuộc đối đầu lịch sử
Chiều 20-11 đã diễn ra cuộc họp báo về hội thảo "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên phủ trên không".
Hội thảo khoa học có sự tham gia của hơn 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, địa phương, các lão thành cách mạng và nhân chứng lịch sử từng trực tiếp chỉ huy, tham gia chiến đấu trong trận "Điện Biên phủ trên không" tháng 12/1972. Cuộc hội thảo do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức vào ngày 28-11 tại Hà Nội.
Gần 70 tham luận tại hội thảo làm sáng tỏ và sâu sắc hơn các vấn đề, tron đó có phần khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
Hồ B52 chứng tích của "Điện Biên phủ trên không"
Đồng thời, Hội thảo làm rõ và khẳng định chiến thắng Điện Biên phủ trên không là đỉnh cao của cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Phòng không Không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng Không quân chiến lược Mỹ.
Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên phủ trên không là biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh và tầm cao trí tuệ Việt nam. Qua đây để thấy rõ được Bản lĩnh của Việt Nam, cuộc hội thảo sẽ có nhiều tham luận đề cập đến những tính toán, mưu mô của Nhà Trắng lúc bấy giờ trong việc mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng nhằm đè bẹp ý chí của nhân dân miền Bắc, nhưng chúng ta không chỉ đối phó được mà còn chiến thắng oanh liệt.
Theo ANTD
Ký ức người Hà Nội "Đối mặt với B52" Được ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm trận "Điện Biên Phủ trên không", cuốn sách "Đối mặt với B52" sẽ mang đến góc nhìn khác về Hà Nội 12 ngày đêm. Cuốn sách là kết quả điều tra trong 2 năm của nhóm các tác giả: Huyền Mermet, Đặng Đức Tuệ, Nguyễn Xuân Mai và nhiếp ảnh gia Phạm Hoài...