Giữ vững địa bàn chiến lược miền Trung – Tây Nguyên
Chặng đường 75 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, LLVT Quân khu 5 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT quân khu đã lập nhiều chiến công, tô thắm thêm truyền thống “Tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu trí sáng tạo, chiến đấu kiên cường, chiến thắng vẻ vang”.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 thường xuyên chăm lo xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh SSCĐ và chiến đấu. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm quân sự, quốc phòng (QS, QP) của Đảng, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, đặc điểm, tình hình nhiệm vụ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh quân khu phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân (ANND) vững mạnh, trọng tâm là xây dựng các tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị xã) trên địa bàn thành khu vực phòng thủ “cơ bản, liên hoàn, vững chắc” mà điểm cốt lõi, xuyên suốt là xây dựng thế trận lòng dân ở từng địa phương cơ sở vững mạnh; đẩy mạnh xây dựng LLVT quân khu theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trong đó lấy xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu. Nhờ vậy, nền QPTD, thế trận ANND từng bước được củng cố; khả năng phòng thủ SSCĐ trên cả 3 tuyến: Biển đảo, nội địa, biên giới được tăng cường. Cơ chế lãnh đạo, điều hành công tác QS, QP theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị được vận hành đồng bộ từ quân khu đến cơ sở xã (phường, thị trấn). Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được chú trọng xây dựng củng cố cả về chất lượng, số lượng và hiệu quả hoạt động. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP, AN đạt hiệu quả thiết thực.
Lữ đoàn Thông tin 575 (Quân khu 5) tham gia diễn tập năm 2019.Ảnh: HỒNG THỌ.
Trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng trận địa lòng dân và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên, các cơ quan, đơn vị quân khu đều xác định phát huy truyền thống “Trung dũng, kiên cường” của Khu 5 trong các cuộc kháng chiến với những chiến thắng lẫy lừng: Núi Thành, Ba Gia, Vạn Tường… để coi đó vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của mỗi quân nhân, là động lực góp phần xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tập trung lãnh đạo xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND và biên phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng LLVT quân khu có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Xây dựng Đảng bộ quân khu thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiêu biểu về phẩm chất, năng lực. Tập trung thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ về các mặt: Huấn luyện và đào tạo; xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Nâng cao năng lực tham mưu, quản lý nhà nước về quốc phòng của cơ quan quân sự các cấp; xây dựng các tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị xã) trên địa bàn thành khu vực phòng thủ “cơ bản, liên hoàn, vững chắc”; phối hợp với các lực lượng xử lý thắng lợi các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ; không để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp; phối hợp triển khai toàn diện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng, ngoại giao nhân dân, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, giữ vững địa bàn chiến lược miền Trung-Tây Nguyên..
Sư đoàn 2 (Quân khu 5) tham gia diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng năm 2019.Ảnh: VIỆT HÙNG.
Đảng ủy, Bộ tư lệnh quân khu tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT Quân khu 5, coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý chí chiến đấu cao cho cán bộ, chiến sĩ. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng huấn luyện và đào tạo, đẩy mạnh xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, có hiệu quả để hạn chế vi phạm pháp luật, kỷ luật và tình hình tai nạn, nhất là trong tham gia giao thông và thực hiện các nhiệm vụ.
Quán triệt, cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ QS, QP, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết số 28 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” vào các hoạt động của quân và dân trên địa bàn Quân khu 5. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền các địa phương, xây dựng các tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ “cơ bản, liên hoàn, vững chắc”; phát hiện, ngăn ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ dẫn đến xung đột, chiến tranh, bạo loạn, khủng bố và nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 xác định cụ thể hóa phương châm: “Sống vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì người thân gia đình, bè bạn” để xây dựng bản lĩnh chính trị, góp phần làm chuyển biến về tình hình tư tưởng chính trị, phẩm chất và đạo đức lối sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảng ủy, Bộ tư lệnh quân khu và cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tập trung giáo dục, rèn luyện, phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 5 đã không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững trận địa tư tưởng và bản chất giai cấp công nhân; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi để bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống. Các cơ quan, đơn vị thường xuyên triển khai và thực hiện công tác vận động quần chúng; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức luyện tập, kịp thời cơ động và phối hợp với các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai, thảm họa, phòng chống dịch Covid-19, xem đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Các cơ quan, đơn vị quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương xây dựng chương trình phối hợp hành động, đưa bộ đội hành quân dã ngoại về các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tôn giáo, vùng căn cứ cách mạng để tuyên truyền vận động nhân dân, giúp dân định canh, định cư, tham gia sản xuất, thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa…
Có thể nói, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 trong 75 năm qua là niềm tin, niềm tự hào để LLVT quân khu phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, ra sức phấn đấu xây dựng, phát triển ngày càng lớn mạnh, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh giữ “phên giậu” miền Trung-Tây Nguyên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Cập nhật bão lũ miền trung và ứng phó : Mở dường tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3
Thủ tướng Chính phủ liên tiếp các công điện về ứng phó mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Dự kiến trưa nay (13/10), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ có mặt tại Thừa Thiên - Huế để chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão. Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương...
Lực lượng chức năng đang tiếp tục công tác cứu trợ, sơ tán người dân tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Được tin mưa lũ đã gây sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67 và công trình thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn và người của công trường thuỷ điện bị vùi lấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương tập trung chỉ đạo các lực lượng, phương tiện cần thiết, phù hợp để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời các nạn nhân bị vùi lấp; lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện và khẩn trương khắc phục sự cố.
2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi, kể cả các công trình đang thi công, có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người, tài sản nhà nước và nhân dân trên địa bàn.
Đây là Công điện mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về công tác ứng phó trong đợt bão lũ đang diễn ra tại các tỉnh miền Trung.
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12/10/2020 gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và các Bộ, ngành liên quan đề nghị tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có công điện 1384/CĐ-TTg ngày 9/10 về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị; Công điện số 1732/CĐ-TTg ngày 8/10 về việc tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền Trung.
Huy động phương tiện, lực lượng mở đường tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3
Theo báo Thừa Thiên -Huế, sáng 13/10, tại xã Phong Xuân (Phong Điền), Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Doãn Anh có có cuộc họp bàn phương án tiếp cận, cứu hộ cứu nạn những người mắc kẹt tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu, Chủ tịch UND tỉnh Phan Ngọc Thọ, đại diện lãnh đạo Quân khu IV và các lực lượng họp bàn phương án tiếp cận, cứu hộ, cứu hạn thủy điện Rào Trăng 3. - Ảnh: Báo Thừa Thiên-Huế
Theo ghi nhận hiện trường và nhận định của đoàn công tác, do trời mưa lớn nên tuyến đường vào thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 20km, có hơn 10 điểm sạt lở lớn, 4 con suối nước chảy siết, thời tiết xấu dẫn đến việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn. Đoàn công tác đã gọi điện báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trước mắt, tỉnh đã tập trung lực lượng, phương tiện chuyên dụng xe múc, xe cẩu mở đường tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 3. Đồng thời, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế nhằm đảm bảo cho công tác cứu hộ cứu nạn. Công an tỉnh cũng đã điều 3 xe và lực lượng phòng cháy chữa cháy - cứu nạn cứu hộ đến hiện trường. Hàng chục cán bộ chiến sĩ cũng đã lên đường.
Đến 10h30, các lực lượng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường do lượng đất đá sạt lở là rất lớn cộng thêm nước suối dâng cao.
Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đến từng nhà giúp người dân tránh lũ. Ảnh: VGP
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 lập Sở chỉ huy tiền phương
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp chỉ đạo và có Công điện số 24/CĐ-TW gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các Bộ, ngành liên quan để chủ động ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa lũ.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa lũ đã gây ngập lụt hầu hết các địa phương các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 duy trì 8.574 người (Bộ đội: 1.580, Dân quân: 6.994), 88 ô tô các loại và 172 tàu, xuồng phối hợp với các lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả mưa lũ.
Sáng 12/10, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 đã trực tiếp thị sát các khu vực xung yếu, ngập nặng, bị chia cắt ở huyện Phong Điền; yêu cầu các đơn vị LLVT trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhanh chóng có các biện pháp hỗ trợ, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; cứu trợ lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân ở những vùng bị chia cắt, không để người dân đói rét... Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã kịp thời hỗ trợ 1.200 thùng mì ăn liền và 2 tấn gạo tới đồng bào bị ngập lụt.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 cùng đoàn công tác thị sát tình hình mưa bão ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: QĐND
Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh rút ngắn để đối phó bão
Theo thông báo mới nhất từ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày thay vì 4 ngày như trước.
Theo Thông báo số 1360-TB/TU ngày 12/10 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, do tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, cần phải tập trung lãnh đạo tổ chức tốt đại hội, đồng thời phải lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống mưa lũ và các nhiệm vụ quan trọng khác, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX trong 3 ngày, từ 13h30 chiều 14/10 và bế mạc vào 17h ngày 16/10.
Trước đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX dự kiến diễn ra trong 4 ngày, từ chiều 14/10 đến trưa 17/10/2020.
Tin bão khẩn cấp
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 07 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 220km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 07 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực thượng Lào.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Ở khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 3-5m.
Hiện nay (13/10), ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to, lượng mưa trong 24 giờ vừa qua (tính từ 07h00 ngày 12/10 đến 07h00 ngày 13/10) phổ biến khoảng 100-300mm, có nơi trên 300mm như Hồ Thọ Sơn 364mm (Thừa Thiên Huế), Hồ Chứa Nước Khe Ngang (Thừa Thiên Huế) 345mm, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) 332mm, A Vào (Quảng Trị) 323mm,...
Dự báo: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Trung Bộ nối với bão sô 7 kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên ngày hôm nay (13/10), ở các tỉnh Trung Trung Bộ còn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 20-50mm, có nơi trên 70mm; riêng ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khoảng từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Từ đêm nay mưa giảm dần.
Cảnh báo: Từ ngày mai (14/10) đến ngày 16/10, do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to và rải rác có dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Tĩnh các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Quán triệt các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, nhiệm kỳ 2015-2020, công tác cán bộ đã được BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, triển khai một cách đồng bộ, với nhiều giải pháp đổi mới, hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng. Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng trao quyết định điều động...