Giữ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết nắng nóng
Trước tình hình trẻ em nập viện nhiều do nắng nóng, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đã đưa ra những lời khuyên sau:
Dù thời tiết nắng nóng nhưng cũng có tình trạng trẻ vui chơi ngoài đường tại những nơi trời nắng, điều này làm trẻ dễ bị cảm do say nắng. Theo bác sĩ Đoàn Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, để tránh trẻ bị cảm, sau khi trẻ ra nắng, phụ huynh nên lau khô mồ hôi xong mới tắm trẻ. Khi trẻ đi chơi về đổ mồ hôi hay nằm ngủ mà hứng quạt trực tiếp vào người cũng rất dễ bị cảm lạnh. Đối với những bé nhũ nhi, cần cho bé tăng cường bú mẹ nhằm tạo nguồn kháng thể, tăng sức đề kháng để bé chống đỡ lại bệnh tật trong thời gian bé có sức đề kháng kém, đặc biệt là lúc thời tiết nắng nóng như hiện nay.
Còn theo bác sĩ Ngô Thị Kiều Nga, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp cho biết, để phòng các bệnh mùa nắng nóng, khâu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm là những việc hết sức quan trọng.
Các bé nhập viện chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp, đường ruột,…
Đối với trẻ nhỏ cần tắm rửa hằng ngày và lưu ý lau khô cơ thể để tránh ẩm ướt da làm cho vi khuẩn dễ phát triển gây viêm da. Mọi người không tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt. Những đối tượng có nguy cơ cao say nắng, say nóng nên chuẩn bị sẵn nước uống có pha thêm một ít muối ăn, đồng thời tăng cường các loại rau, quả tươi.
Không uống nước chưa được đun sôi, không ăn, uống các loại thức ăn, nước giải khát bán dạo, không đảm bảo vệ sinh vì thời điểm nắng nóng cũng khiến thức ăn, nước uống dễ nhiễm khuẩn, gây bệnh lý về đường ruột. Không nên uống nhiều nước ngọt vì có thể làm cho cơ thể dễ mất nước, cũng không nên uống quá nhiều các loại nước có chứa chất cafein, các loại nước có gas, có cồn,… vì các loại nước này làm tim đập nhanh, huyết áp tăng, gây mệt mỏi, gây giãn mạch dưới da, tiểu nhiều khiến cho cơ thể dễ mất nước và làm tăng thân nhiệt.
Video đang HOT
Nếu phải ra ngoài khi trời nắng nóng, chú ý mặc quần áo rộng, vải bông nhẹ dễ hấp thụ mồ hôi và cách nhiệt tốt. Màu sắc quần áo nên chọn màu trắng hoặc màu dịu, không nên mặc các màu hấp thụ nhiệt tốt như màu đen, màu sẫm, màu đỏ,… Mang đủ mũ nón, kính râm, ô,… khi đi ra ngoài nắng. Nếu phải làm việc hoặc đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, nên chủ động có những khoảng nghỉ giải lao từ 15 – 20 phút tại những nơi mát mẻ thoáng đãng, uống đủ nước cho cơ thể hồi phục. Tránh làm việc liên tục dễ bị kiệt sức, đột qụy do nắng nóng.
H.N-N.Hành
Theo Dân trí
Công dụng tốt của cây chó đẻ
Trong Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát... dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.
Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu. Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).
Có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ
- Chữa viêm gan B: Cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
- Chữa xơ gan cổ trướng: Cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
- Chữa suy gan: cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.
- Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: Dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.
- Trị nhọt : Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.
Chữa vết thương chảy máu: Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).
- Chữa sốt rét: Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.
- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).
- Chữa mắt đau sưng đỏ,viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước:Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
- Chữa lở loét,vết thươngkhông liền miệng: Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. inh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).
- Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).
- Sản hậu ứ huyết: Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).
Lưu ý tránh nhầm lẫn với cây chó đẻ là cây hy thiêm (siegesbeckia orientalis - thuộc họ cúc).
Theo Xã Luận
Nguy cơ đột quỵ vì bệnh rung nhĩ Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, gây hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở... Bệnh làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 5 lần, dễ dẫn đến thuyên tắc mạch. Rung nhĩ đã và đang là vấn đề sức khỏe lớn tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Tại Mỹ, số người mắc...