Giữ quỹ lớp: Vừa học vừa lo… đánh rơi mất tiền
Chỗ để tiền an toàn nhất của H. là ở trong túi quần. Bất kể giờ học, giờ chơi hay trong tất cả mọi hoạt động, em còn kiêm thêm nhiệm vụ “canh chừng” khoản tiền quỹ lớp.
Chỉ trong một thời gian ngắn, ở TPHCM và Hà Nội đều có trường hợp học sinh (HS) uống thuốc tự tử được cho là vì lý do đánh mất tiền quỹ lớp. Ít ai biết rằng hiểm họa “chắc chết nếu mất tiền quỹ” luôn treo lơ lửng với không ít học trò mang danh thủ quỹ.
Khổ như giữ chức thủ quỹ
Trừ bậc tiểu học tiền quỹ lớp thường do giáo viên hoặc phụ huynh trực tiếp đứng ra quản lý thì ở bậc học THCS và THPT ở TPHCM, hầu hết các lớp đều có quỹ. Khoản quỹ này có thể được thu theo kỳ, theo tháng hoặc theo tuần đối với tất cả các HS trong lớp để chi cho các khoản như tiền học liệu, hoạt động ngoại khóa, ngày hội…
Nhiều lớp, quỹ lên đến tiền triệu và thường do chính HS trong lớp giữ khoản tiền này. Việc giữ tiền quỹ lớp vô cùng rắc tối nhưng không phải “tay cầm quỹ” nào cũng hình dung hết được những khó khăn vì các em suy nghĩ rất đơn giản khi chưa gặp sự cố.
Không có kỹ năng quản lý tài chính, học trò gặp khó khăn trong việc giữ quỹ lớp (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Em Q.H., một lớp trưởng tại Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TPHCM) cho hay, trong kỳ một năm học này tiền quỹ của lớp thu được hơn 3 triệu đồng do H. và một bạn phụ trách phong trào chia nhau giữ. Cho rằng, tiền quỹ lớp luôn phải mang theo bên người nên chỗ để số tiền quỹ khoảng 1,5 triệu đồng ưng ý nhất của H. chính là… túi quần, túi áo của mình.
“Lúc nào em cũng mang tiền theo người, em để sâu trong túi quần. Hôm nào giờ nghỉ, giải lao mà lớp khóa cửa em mới để trong cặp”, H hồn nhiên như thể… đó là một sáng kiến của mình.
Nhắc đến những bất tiện mình gặp phải khi khư khư giữ tiền, H. mới nghĩ ngợi: “Khi học hay khi chơi em cũng canh cánh giữ tiền, lâu lâu lại thò tay vô túi xem sợ rơi mất, thế nên em cũng không được chạy nhảy thoái mái như các bạn. Nhiều hôm trong giờ học em cũng ngồi kiểm tra lại tiền”.
Video đang HOT
Em Nguyễn C.D., lớp 8, cùng trường với em H. cho biết, trước đây mỗi HS đóng 5.000 đồng mỗi tuần cho quỹ lớp, mới đây giãn ra 2 tuần đóng một lần do bạn thủ quỹ giữ. Sau hai lần bạn thủ quỹ để tiền trong cặp bị mất, mỗi lần vài chục nghìn nên cuối cùng phải giao cho cô giáo chủ nhiệm giữ.
Theo D., khi bị mất tiền, bạn thủ quỹ cũng rất lo lắng, sợ bạn bè nghĩ mình dùng tiền tiêu xài nhưng may là… “Ở lớp em đã có nhiều bạn bị mất đồ dùng, mất tiền nên chắc vì thế bạn thủ quỹ mới dám báo với cô”.
Không chỉ lo giữ tiền, thủ quỹ còn phải “gánh” trách nhiệm như thể chủ nợ… đi đòi nợ. Một nữ sinh khổi 12, Trường THPT Võ Thị Sáu là thủ quỹ cho biết theo quy định của lớp mỗi HS đóng quỹ 20.000 đồng/tháng, tính ra mỗi tháng em giữ gần cả triệu đồng, luôn mang tâm lý lo lắng. Chưa kể bạn chây ì không đóng tiền nên HS này cứ phải lèo nhèo như đi hỏi nợ.
“Chính các bạn đóng tiền cũng khổ. Nhiều bạn gia đình khó khăn thì phải dành dụm tiền ăn sáng, tiền bố mẹ, còn các bạn có điều kiện thì hay chi tiêu hụt nên cũng thường xuyên… hoãn đóng”, nữ sinh này cho hay.
Mất tiền… chắc chết!?
Được tin tưởng chọn là “thần giữ của”, các em HS gặp những bất tiện nhất định nhưng không mấy bận tâm, lo lắng nếu mọi việc trôi chảy. Chỉ khi có tình huống hay sự cố không hay xảy ra với tiền chung này, có em trở nên luống cuống, bế tắc…
Chưa nói đến việc đánh mất tiền, khi không thu đủ tiền, vào sai sổ sách cũng đã làm nhiều thủ quỹ hoang mang. Chưa kể đến việc có sẵn tiền trong người, học trò rất dễ chi tiêu cá nhân thâm hụt vào quỹ lớp nên phải tìm cách bù đắp. Đã có trường hợp thủ quỹ lấy tiền của bạn hoặc về nhà xin hoặc trộm tiền của bồ mẹ để bỏ vào quỹ lớp… Khi đặt ra tình huống nếu đánh mất tiền quỹ lớp, nhiều thủ quỹ HS thốt lên “Chắc chết quá!”.
Học trò ở TPHCM trong lớp học giáo dục tài chính do Hội bảo vệ trẻ em Việt Nam tổ chức.
Một HS ở trường THCS Châu Văn Liêm (Q. Phú Nhuận) cho biết tuy giữ tiền của lớp và cũng lo mất nhưng chưa bao giờ em đặt ra cho mình tình huống “nếu như mất tiền”. Khi được hỏi, em lắc đầu bảo không biết làm sao.
“Đó là số tiền lớn với em, em chẳng biết lấy đâu để bù vào. Nếu em nói chắc gì bạn bè đã tin là bị mất, thầy cô, bố mẹ chắc chắn sẽ la. Nên em chỉ có cách là giữ để không làm mất tiền thôi”, em nói.
Tỏ ra rất tự tin khi đề cập đến việc nếu mất tiền quỹ lớp, em Q.H. cho hay việc đầu tiên em sẽ thông báo cho cô chủ nhiệm, cho các bạn trong lớp về sự việc. Khi đó sẽ nhờ các bạn trong lớp giúp đỡ đồng thời dùng tiền tiết kiệm hoặc xin thêm bố mẹ để bỏ vào. Nếu mọi người không tin việc bị mất tiền, H. khẳng định em sẽ chứng minh để mọi người thấy rằng mình không nói dối.
Cách xử lý tình huống của cô lớp trưởng này đúng là không có gì để chê, rất đáng để các các thủ quỹ học trò khác học hỏi. Thế nhưng, đó chỉ là tình huống giả định còn thực tế H. kể, có lần em sợ tái mặt khi không thấy tiền quỹ lớp trong người, may sau đó nhớ ra là để quên trong túi quần ở nhà tắm.
Theo quy định của Sở GD-ĐT TPHCM, các lớp tại các trường học hiện nay không được thành lập quỹ lớp nhưng thực tế quỹ lớp này hầu hết tồn tại ở các lớp và chủ yếu giao cho một em HS được tin tưởng giữ. Giữ khoản tiền chung của hàng chục HS nhưng các em không có kỹ năng quản lý tiền bạc, lập sổ sách, quyết toán hay cách xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Chưa kể, việc qũy lớp thu công khai nhưng vẫn được coi là “quỹ ngầm” của học trò nên nhà trường hay giáo viên cũng ít can thiệp vào. Điều này dẫn đến các em càng ít cơ hội được chia sẻ, tư vấn về việc quản lý tiền quỹ lớp mà phải “tự bơi”.
Như thủ qũy lớp 8 tại Q.3 cho biết, em giữ tiền triệu của lớp nhưng kỹ năng được trang bị duy nhất là lời dặn dò của cô chủ nhiệm: “Em giữ tiền cho cẩn thận, không được để mất. Mất là em ráng chịu, kiếm tiền đền chứ cô không biết đâu nha”. Giáo viên dường như quên mất rằng, chẳng ai muốn bị mất tiền, còn HS chỉ biết làm sao giữ tiền cho chắc, chứ mất thì… chưa biết phải làm thế nào.
(còn tiếp)
Hoài Nam
Theo dân trí
TPHCM: Một học sinh đánh giáo viên chủ nhiệm chảy máu đầu
Ngày 31-10, thầy L.Đ.H., giáo viên môn toán của Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6 - TPHCM) bị một học sinh lớp 10C20 đánh ngay trong giờ học.
Theo lời kể của các học sinh lớp 10C20, học sinh tên Huy của lớp 10C20 vi phạm nội quy nhà trường. Đến tiết học thứ hai của lớp 10C20 là môn toán, cũng là giờ dạy của thầy L.Đ.H. - giáo viên chủ nhiệm của lớp, thầy H. đã nhắc nhở và gọi Huy ra cho giám thị xử lý nhưng học sinh này đã đánh thầy chảy máu đầu.
Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, TPHCM) - nơi xảy ra vụ việc
Do ban giám hiệu nhà trường không tiếp báo chí nên chúng tôi đã phải trực tiếp liên lạc và thông tin về đơn vị quản lý chuyên môn của trường là Phòng Giáo dục Trung học của Sở GD-ĐT TPHCM.
Sau khi xác minh thông tin từ phía nhà trường, ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học của sở, cho biết: Theo báo cáo sơ bộ từ Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Tất Thành, sáng 31-10, một học sinh tên Huy không thực hiện đúng tác phong, đồng phục quy định khi đến trường nên bị giám thị lưu ý với giáo viên chủ nhiệm.
Do em này đã nhiều lần vi phạm nên đến giờ của mình, giáo viên chủ nhiệm đã mời em ra để giám thị nhắc nhở, xử lý. Vì lý do này, Huy đã đánh thầy chủ nhiệm của mình.
"Tôi đã yêu cầu nhà trường phải báo cáo chi tiết sự việc bằng văn bản. Sau đó, hội đồng kỷ luật nhà trường cần căn cứ vào các quy định để kỷ luật hành vi vô lễ của học sinh đối với giáo viên" - ông Hiếu nói.
Theo Tiêu Hà (Phụ Nữ TPHCM)
Xót xa những cái chết phi lý Chỉ trong một tuần đã có 2 cái chết làm dư luận xã hội bàng hoàng bởi đều là cái chết quá trẻ, quá phi lý của 2 học sinh lớp 9 và lớp 10, có cùng nguyên nhân: làm mất tiền quỹ lớp! Ngày 13-10, nhiều thầy cô, bạn bè và hàng xóm bàng hoàng đau xót trước tin em Nguyễn Thị...