Giữ gìn chiến binh bằng rèn luyện tâm lý
Làm thế nào để bảo vệ và duy trì được “ sức khỏe” cho hoạt động tình dục ngày càng nhận được sự quan tâm nghiêm túc của cộng đồng.
Làm thế nào để bảo vệ và duy trì được “sức khỏe” cho hoạt động tình dục ngày càng nhận được sự quan tâm nghiêm túc của cộng đồng. Trong đó, xuất tinh sớm là một vấn đề được các nhà chuyên môn về sức khỏe sinh sản cũng như các nhà nam học quan tâm từ lâu. Chưa có phác đồ điều trị “đặc hiệu” cho hiện tượng xuất tinh sớm, tất cả các biện pháp đề xuất từ trước đến nay hoàn toàn chỉ mang tính “hỗ trợ”, nhưng một trong những bí quyết thành công giúp cải thiện sự mạnh mẽ của cậu nhỏ và giữ các chiến binh biết xuất trận đúng lúc chính là rèn luyện tâm lý. Tất cả các tài liệu đều có chung nhận định, trạng thái tâm lý có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của chuyện ấy, xuất tinh sớm hoàn toàn chỉ là một trạng thái rối loạn tâm lý, không phải là một tình trạng bệnh lý có tổn thương thực thể.
“Mất lòng tin”, “mặc cảm”… là những nguyên nhân được đề cập nhiều nhất. Biện pháp khắc phục đơn giản chỉ là rèn luyện và… rèn luyện. Nhưng rèn luyện như thế nào lại hoàn toàn không đơn giản. Có thể nhận thấy tình dục có bản chất là một hoạt động bản năng để duy trì nòi giống. Con người là kết quả của quá trình tiến hóa, như vậy, hoạt động tình dục cũng được thừa hưởng sự phát triển vượt qua khuôn khổ của bản năng và chịu ảnh hưởng của xã hội, văn hóa, tôn giáo… Quan sát sự giao phối của động vật có thể thấy hầu hết quá trình giao phối đều diễn ra hết sức “tốc độ”. Có lẽ do trong đời sống hoang dã, khi giao phối còn phải lo chuyện đề phòng tấn công, đề phòng nguy hiểm nên không thể nào lâu được. Cho nên một cách suy đoán có thể thấy tổ tiên loài người thời tiền sử, việc “quan hệ” cũng không thể nào diễn ra lâu được? Nhận định trên hoàn toàn chỉ là suy đoán, nhưng nếu những người đang bị trục trặc có suy nghĩ theo kiểu như vậy làm cho họ tự giải quyết được vấn đề mặc cảm.
Việc “xuất tinh sớm” nếu có xảy ra hoàn toàn không phải là bệnh nguy hiểm, có thể nhiều khi chỉ là mối liên quan đến chuyện bản năng của nguồn gốc loài người còn sót lại? Chia sẻ với vợ/bạn tình những suy nghĩ như vậy, người gặp “trục trặc” đã phần nào bớt đi mặc cảm. Tập cách phân tâm, không quá tập trung trong lúc “hành sự” cũng là một cách để rèn luyện tâm lý, khắc phục các rối loạn. Có nhiều cách để phân tâm, có tác giả đề xuất đơn giản nhất là người đàn ông thầm đếm 1, 2, 3, 4… trong khi bắt đầu làm “chuyện ấy” giúp cho đầu óc không tập trung vào “việc đó” nữa và “cuộc vui” sẽ dài hơn. Hoặc có thể tự đặt ra một bài tính nhẩm rồi tập trung giải toán trong khi “làm việc” cũng là một cách để phân tâm. Trên đây chỉ là một vài thủ thuật để rèn luyện tâm lý, nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là lòng tin. Người đàn ông tin rằng mình “làm được” thì chắc chắn sẽ làm được và “đối tác” sẽ hài lòng.
Theo SKĐS
Video đang HOT
Đối phó với trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng.
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh dễ mắc trầm cảm và họ cần được sự cảm thông, chia sẻ của mọi người.
Đi tìm căn nguyên
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở người phụ nữ, nhất là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Độ tuổi trung bình dễ mắc trầm cảm ở phụ nữ là từ 40 - 50 tuổi. Các triệu chứng của trầm cảm liên quan đến cơ thể, khí sắc, hành vi, tình cảm, tư duy của bệnh nhân. Nó ảnh hưởng đến cách ăn, ngủ, suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân về bản thân và mọi sự việc xung quanh.
Các triệu chứng của trầm cảm có liên quan với sự gián đoạn của các chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ nghiêm trọng của trầm cảm. Cộng hưởng với các yếu tố nguy cơ cao như: đổ vỡ gia đình, khó khăn kinh tế, con cái hư hỏng, lo lắng trong nghề nghiệp, có bệnh mạn tính, mất người thân... thì tình trạng trầm cảm càng dễ phát sinh và khó lường. Cùng với áp lực của công việc, cuộc sống, gia đình, ngày càng nhiều chị em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của người phụ nữ. Cơ thể đã trải qua những thay đổi lớn trong và sau thời kỳ mãn kinh. Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm. Sự thay đổi một số hormon khác cũng có thể gây trầm cảm như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và một số bệnh về rối loạn chuyển hóa khác. Trầm cảm cũng có liên quan mật thiết với tình trạng suy chức năng buồng trứng sớm. Mối tương tác ngược lại thì trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở người phụ nữ.
Những biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh thường bắt đầu bằng việc họ có những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc. Chị em thường cảm thấy buồn rầu, ủ rũ, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tự tin. Họ mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí.
Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi. Đồng thời, chị em tuổi mãn kinh thường bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Trong bữa ăn, họ thường ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác.
Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi mãn kinh: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ... Trầm cảm đặc biệt có liên quan đến những phụ nữ có các triệu chứng rối loạn vận mạch và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu...). Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân trầm cảm là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, tự tử...
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng hay gặp ở người phụ nữ, nhất là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Cần làm gì để giúp chị em tuổi mãn kinh đối phó với trầm cảm?
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm. Đặc biệt, những trường hợp có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như có hoàn cảnh không may mắn cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Người thân nên gần gũi, chia sẻ, động viên phụ nữ vượt qua các rối loạn mãn kinh.
Sử dụng liệu pháp hormon thay thế là một giải pháp quan trọng cần thiết cho chị em gặp phải các rối loạn nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, mặc dù nồng độ estrogen tụt giảm khá thấp trong giai đoạn này nhưng nhiều phụ nữ không sẵn sàng cho việc sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Nguyên nhân của việc này là do việc sử dụng hormon thay thế có thể gây một số bệnh ung thư nhất định. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ do không sử dụng liệu pháp hormon thay thế sẽ tăng khả năng bị trầm cảm.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục, chế độ ăn và dùng thuốc chống trầm cảm là các yếu tố rất quan trọng. Việc điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm phải dùng theo đúng chỉ định, có trường hợp phải dùng suốt đời, không được bỏ thuốc giữa chừng, kể cả khi các triệu chứng bệnh đã suy giảm. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường tập luyện, tham gia câu lạc bộ để chia sẻ, giao tiếp vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, tránh stress để đẩy lùi bệnh trầm cảm...
BS. ĐẶNG LAN
Theo Sức khỏe đời sống
Những điều bạn gái CẦN BIẾT trước khi đi khám phụ khoa Khám phụ khoa định kỳ là một việc làm hết sức cần thiết đối với chị em phụ nữ chúng ta. Nhưng vẫn có một số bạn gái có tâm lý e ngại và không dám nói thật tình trạng của mình thì từ đó dẫn đến bệnh ngày càng tệ hơn. Bên cạnh đó cũng có một số lưu ý, mà các...