Giữ chính sách biên giới thời Trump, ông Biden đang đi vào vết xe đổ?
Ông Biden có thể đã khiến đồng minh thất vọng khi duy trì chính sách trục xuất biên giới thời Trump mà nhiều nhà hoạt động nhân quyền và chuyên gia y tế phản đối.
Cái gọi là lệnh Tiêu đề 42 cho phép các quan chức Mỹ trục xuất ngay lập tức những người di cư vượt biên bất hợp pháp. Sau nhiều tháng bảo vệ biện pháp này, cho rằng điều đó là cần thiết giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 qua biên giới, chính quyền Biden hiện đang nhắm đến việc đưa ra một số miễn trừ cho trường hợp của các gia đình.
Các nhóm nhân quyền và những người ủng hộ di cư đã cổ vũ cho động thái trên, nhưng một số người cũng chỉ ra rằng vị Tổng thống đảng Dân chủ đã mắc một sai lầm chính trị khi thay đổi chính sách quá chậm. Theo họ, các biện pháp thực tế đã chẳng làm được gì nhiều để ngăn cản hàng trăm nghìn người di cư. Bên cạnh đó, ông Biden cũng không tránh được sự chỉ trích từ đảng Cộng hòa khi chính sách thúc đẩy lượng người di cư từ Trung Mỹ tăng vọt.
“Bất kể Tổng thống Biden làm gì ở biên giới, nhiều người sẽ chỉ trích ông ấy vì điều đó”, Aaron Reichlin-Melnick, cố vấn chính sách tại nhóm vận động người nhập cư Hội đồng Di trú Mỹ, người đã kêu gọi chấm dứt Tiêu đề 42 nhận định. “Vì vậy, ông ấy chỉ cần làm điều đúng đắn, thực hiện hành động tôn trọng pháp luật và cho phép mọi người được bảo vệ”.
Biên giới Mỹ – Mexico. (Ảnh: Reuters)
Sắc lệnh Tiêu đề 42 khiến các nhà phê bình đảng Cộng hòa lên tiếng vì nó đã làm tăng số lượng vụ bắt giữ người di cư lên mức cao nhất 20 năm trong những tháng gần đây. Nhiều người di cư chỉ đơn giản là bị trục xuất đến Mexico và không bị trục xuất về nước, nên họ có thể quay lại vượt biên nhiều lần và bị bắt liên tục, khiến có vẻ như nhiều người đang vượt biên hơn thực tế.
Video đang HOT
Điều quan trọng là, việc giữ nguyên chính sách cũng khiến ông Biden mất đi sự ủng hộ cần thiết giữa các nhóm vận động cho người di cư, những người thường đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện pháp lý và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho những người di cư mới đến. Họ cũng là những người đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Biden.
Clara Long của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Thành phố New York, cho biết chính quyền Biden đã làm hao tổn thiện chí của những người ủng hộ, khiến họ lo lắng các kế hoạch của ông trong tương lai có thể hạn chế quyền tiếp cận tị nạn.
“Nếu họ dỡ bỏ Tiêu đề 42 ngay lập tức, sẽ có nhiều lý do hơn để tin họ sẽ giải quyết một cách có nguyên tắc và hào phóng”.
Trước đó, khi ông Biden nhậm chức, hứa hẹn một hệ thống nhập cư nhân đạo hơn, ông đã nhiều lần nhận thấy rằng việc gỡ bỏ mạng lưới các chính sách hạn chế của người tiền nhiệm Donald Trump là điều khó khăn về mặt hậu cần và chính trị.
Nền tảng của quyết định giữ Tiêu đề 42 của chính quyền là lo ngại rằng việc dỡ bỏ có thể khuyến khích nhiều người di cư từ Trung Mỹ và các nơi khác đến biên giới, giảm sự ủng hộ của công chúng đối với toàn bộ kế hoạch liên quan đến nhập cư của Biden.
Các quan chức chính quyền nhấn mạnh rằng họ đã đưa ra ngoại lệ nhân đạo đối với Tiêu đề 42, cho phép trẻ em nhập cư không có người đi kèm và nhiều gia đình vào Mỹ có thể nộp hồ sơ xin tị nạn hoặc các hình thức bảo vệ khác.
Chính quyền Joe Biden đang xem xét kết thúc Tiêu đề 42 cho các gia đình vào cuối tháng 7, theo nguồn tin của Reuters .
Nhưng điều này ít có khả năng xoa dịu những người ủng hộ người di cư và các nhà lập pháp Dân chủ. Nếu chấm dứt Tiêu đề 42, thay vì trục xuất, chính quyền Biden sẽ phải để những người di cư vào Mỹ và giải quyết từng trường hợp một, việc có thể kéo dài nhiều năm, hoặc tiến hành giam giữ.
Các công ty Trung Quốc lo sợ, tính tháo chạy khỏi Mỹ
52% công ty Trung Quốc ở Mỹ thừa nhận sẽ giảm đầu tư vì sự không chắc chắn trong quan hệ Mỹ - Trung và môi trường chính sách bất lợi. Khoảng 44% doanh nghiệp tiết lộ sẽ chuyển hướng sang châu Á, châu Âu hoặc Nam Mỹ.
Cảng container tại Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Theo Thời báo Hoàn Cầu , kết quả khảo sát của Phòng thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ (CGCCUSA) cho thấy "bức tranh ảm đạm về các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ".
Tờ báo của chính quyền Bắc Kinh dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo nếu Washington tiếp tục thực hiện các chính sách chống Trung Quốc, thiệt hại lớn nhất vẫn là nền kinh tế và người dân Mỹ.
Theo khảo sát được công bố ngày 25-6, khoảng 74% công ty cho rằng mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Mỹ là thách thức khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của họ ở Mỹ năm 2020.
Đây là mối lo ngại đứng đầu danh sách các thách thức mà doanh nghiệp Trung Quốc gặp phải khi hoạt động ở Mỹ. Theo Thời báo Hoàn Cầu , các công ty Trung Quốc vẫn bi quan về việc quan hệ song phương được cải thiện dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Việc chính quyền ông Biden tiếp tục duy trì các lệnh thuế quan bổ sung với hàng hóa Trung Quốc là một trong những minh chứng thường được viện dẫn. Khoảng 78% doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ "rên" đang bị ảnh hưởng tiêu cực vì thuế quan của Mỹ.
Cũng theo khảo sát của CGCCUSA, 52% doanh nghiệp thừa nhận môi trường chính sách bất lợi khiến họ cân nhắc giảm đầu tư vào Mỹ. Khoảng 30% dự định hủy bỏ toàn bộ dự án tại Mỹ, trong khi 44% khác cho biết sẽ tái đầu tư vào châu Á, châu Âu hoặc khu vực Nam Mỹ.
Theo ông Tian Yun - phó giám đốc Hiệp hội hoạt động kinh tế Bắc Kinh, chính quyền Biden đang tăng tốc xây dựng "chuỗi cung ứng không Trung Quốc". Do đó, có thể các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ nằm trong số những doanh nghiệp đầu tiên bị "ép phải rời khỏi Mỹ".
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn lời "một số nhà phân tích" cho rằng môi trường chính sách thù địch của Mỹ "cuối cùng sẽ khiến các công ty Trung Quốc trở nên mạnh mẽ trên trường quốc tế".
Theo tờ này, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giảm chi tiêu, kiểm soát chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh để đối phó với khó khăn. Trong khi đó, do các công ty Mỹ được "bảo bọc" trên sân nhà, nên cuối cùng sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh trước Trung Quốc.
Chính phủ lẫn Quốc hội Mỹ vẫn đang đoàn kết xung quanh các chính sách cứng rắn với Trung Quốc và tăng cường sự cạnh tranh của công ty Mỹ. Washington cũng phối hợp với các đồng minh, tạo ra một sáng kiến mới đối đầu với sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc.
Tổng thống Putin "lạnh lùng" trong mắt các đời tổng thống Mỹ Tổng thống Nga Vladimir Putin từng bị xem là "lạnh lùng và khó đoán" trong cuộc gặp với các tổng thống Mỹ suốt nhiều năm qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama, Donald Trump (Ảnh: AFP). Trước khi gặp Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden trong ngày hôm...