GitHub chôn mã nguồn dưới băng tuyết Bắc Cực để bảo tồn trong 1.000 năm
Dù vướng nhiều tranh cãi, đặc biệt sau khi bị thâu tóm bởi Microsoft, phần lớn mã nguồn mở (và một số không mở cho lắm) của thế giới vẫn đang được lưu trữ trên GitHub.
Trong bối cảnh một phần rất lớn của thế giới đang hoạt động nhờ các phần mềm mã nguồn mở, dù trực tiếp hay gián tiếp, thì các kho lưu trữ của GitHub có thể nói đang nắm giữ hầu hết lịch sử và cơ sở hạ tầng số của nền văn hoá hiện tại của chúng ta. Đó là lý do tại sao GitHub đặt ra cho chính mình nhiệm vụ bảo tồn lượng dữ liệu đó bằng cách chôn sâu một bản sao (snapshot) của toàn bộ kho lưu trữ của họ dưới một khu vực nào đó ở Bắc Cực để chúng có thể được lưu giữ an toàn trong 1.000 năm.
Tất nhiên, GitHub không đơn thuần đào một hố thật sâu ngay giữa Bắc cực rồi chôn hàng tá đĩa DVD, hay tệ hơn, những chiếc đĩa cứng từ tính, mà vị trí họ chọn cũng khá gần với vùng cực của Trái đất rồi. Cụ thể, để giữ an toàn cho kho mã nguồn mở của thế giới trong hàng trăm năm, GitHub đã chọn một mỏ than đã ngừng hoạt động ở Svalbard, Nauy, nơi họ xây dựng một căn phòng nằm sâu nhiều mét bên dưới lớp băng vĩnh cửu để phục vụ cho mục đích của mình.
GitHub cũng chọn một giải pháp hợp lý hơn để lưu trữ mã nguồn, chứ không phải DVD hay đĩa cứng như đã nói ở trên đâu. Sau khi nén toàn bộ các kho lưu trữ cộng đồng hiện đang hoạt động vào ngày 2/2 năm nay, GitHub đã thu được một khối dữ liệu nặng 21TB, và lưu trữ chúng vào 186 cuộn phim lưu trữ số nhạy sáng piqiFilm của Piql. Những cuộn phim này được đóng gói và chuyển đến Nauy, nơi chúng yên vị trong các container, sẵn sàng để “ngủ” một giấc dài nghìn năm.
GitHub Arctic Code Vault
GitHub hẳn đã muốn đi đến nơi họ chọn để quay lại toàn bộ cuộc hành trình, nhưng thế giới nay đã khác nhiều so với khi họ công bố chương trình lưu trữ vào tháng 11 năm ngoái. Kể cả khi họ tự mình đưa được kho lưu trữ đến Nauy, thì phần còn lại của công việc cũng phải được chuyển giao cho các đối tác địa phương. Vào ngày 8/7/2020, snapshot của GitHub tính đến ngày 2/2/2020 đã được đưa vào Arctic Code Vault (Hầm chứ mã an toàn Bắc cực) bình an vô sự.
Dù cuộc hành trình của số cuộn phim lưu trữ trên đã kết thúc, chương trình GitHub Archive vẫn tiếp diễn. Cụ thể, Internet Archive vẫn đang thực hiện công đoạn sao lưu trọn vẹn các kho lưu trữ cộng đồng tính đến ngày 13/4 năm nay, và lượng dữ liệu hiện đã đạt 55TB. Không như khối dữ liệu lưu trữ đang nằm trong kho lạnh theo đúng nghĩa đen, Internet Archive muốn sao lưu toàn bộ khối dữ liệu lưu trữ lần này vào cuối tháng 7.
Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github
Trong khi cấu hình của PS5 còn chưa được công bố cụ thể thì mã nguồn GPU đã bị đưa lên Github cho bàn dân thiên hạ nghịch ngơm.
Thứ Năm vừa qua, AMD đã phải đưa ra phát ngôn chính thức về sở hữu trí tuệ bị đánh cắp hồi tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiết về việc cái gì bị ăn trộm và ai là thủ phạm thì khá mập mờ. Tuy nhiên, AMD đã và đang gửi hàng loạt yêu cầu gỡ bỏ theo Luật bảo vệ bản quyền kỹ thuật số (DCMA) tới Github. Vì vậy, mã nguồn GPU RDNA2 của AMD, vi xử lý đồ họa được sử dụng trên thế hệ console next gen, đã được Github gỡ bỏ ngay lập tức.
Theo Torrentfreak, AMD bắt đầu gửi yêu cầu gỡ bỏ từ thứ Tư sau khi phát hiện ra một hacker đã liên tục truy cập được vào hệ thống của AMD, mò được ra mã nguồn nhiều dòng GPU bao gồm Navi 10 và Navi 21 rồi đăng tải lên Github. Những mà nguồn bị lộ có thể bao gồm của RDNA2.
Torrentfreak cũng đã trao đổi với hacker, người cho rằng những thứ cô phát tán có giá trị lên tới 100 triệu USD. Trong bài đăng trên Github của mình, nữ hacker này cũng ngỏ ý rằng nhóm của cô đang cần tìm người mua những mã nguồn kia với giá cô đã nói ở trên. Trường hợp xấu nhất là không ai có nhu cầu thì họ sẽ tung hê hết tất cả những thông tin mình đã đánh cắp được. Trước khi AMD kịp gửi yêu cầu gỡ bỏ cho Github thì đã có ít nhất 4 người kịp copy và đăng lên Git của mình.
Nữ hacker cũng nói thêm: "Thực ra chúng tôi vô tình tìm thấy những mã nguồn này trong một máy chủ không được bảo vệ của AMD thông qua lỗ hổng bảo mật. Tôi tưởng những thứ quan trọng thế này phải được bảo vệ một cách tử tế và được mã hóa kinh khủng lắm. Tôi vẫn chưa nói chuyện với AMD bởi tôi biết chắc rằng thay vì nhận lỗi thì họ sẽ quay ra kiện chúng tôi. Thế nên tại sao không tung ra cho tất cả mọi người cùng xem".
Theo nhiều nguồn thông tin thì ngoài Github, mã nguồn GPU của AMD đã được đưa lên nhiều nơi khác như GitLab cũng như tải về. Bài học đưa ra là trong thời đại internet, một khi đã bị lộ cái gì trên mạng thì khó mà xóa đi được.
Tránh phân biệt chủng tộc, mã nguồn Chrome sẽ không dùng từ 'danh sách đen' Những thuật ngữ như blacklist hay whitelist củng cố quan niệm rằng đen tượng trưng cho cái xấu và trắng tượng trưng cho cái tốt, vì thế mã nguồn Google Chrome sẽ thay thế bằng các từ blocklist và allowlist. Trong một vài tuần qua, cả thế giới đã lên tiếng chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc trong phong trào...