Giọt nước mắt ân hận khi không tin tưởng đấy là con mình
Người đàn ông chỉ học hết lớp 9 nhưng cô con gái lại là một học sinh giỏi, đạt hết giải này đến giải khác, cấp nọ đến cấp kia.
Khi nghe lời đàm tiếu, dị nghị của người xung quanh, anh đã đưa hai mẹ con đi xét nghiệm ADN và giọt nước mắt hối hận khi làm tổn thương con gái.
Ảnh minh họa
Hiện nay, công nghệ xét nghiệm ngày càng hiện đại, việc xác định huyết thống dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều so với trước đây. Không thể phủ nhận việc xét nghiệm ADN đã giúp nhiều người tìm ra được sự thật bị giấu trong nhiều năm, nhưng cũng không ít trường hợp vô cùng bẽ bàng sau khi có kết quả cuối cùng.
Chia sẻ về một trong những câu chuyện để lại ấn trượng trong quá trình xét nghiệm ADN, chị Nguyễn Thị Hải Yến, cán bộ Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội cho biết, quá trình tư vấn và trả kết quả cho khách hàng, chị vẫn còn rất nhớ một trường hợp người cha vì nghe lời dị nghị, bàn tán của những người xung quanh đã đưa cả vợ và con đến xét nghiệm huyết thống.
Video đang HOT
Nguyên nhân dẫn tới việc trên là do con gái học quá giỏi trong khi mấy đời gia đình đều làm nông nghiệp. Cụ thể, người chồng khi đó ngoài 40 tuổi còn người vợ trẻ hơn anh 3 tuổi. Gia đình anh này có 2 người con, một trai (13 tuổi), một gái (15 tuổi). Thời gian đầu khi các con còn nhỏ gia đình sống vô cùng vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, các con rất ngoan ngoãn và được mọi người nhận xét là gia đình hạnh phúc.
Câu chuyện bắt đầu trở nên rắc rối khi con gái bắt đầu lên cấp 2, cháu học giỏi, thi cử luôn đạt thành tích cao và được nhiều người khen ngợi. Cùng với đó, dáng vẻ của cháu lại không giống bố cũng không giống mẹ trong khi con trai thứ hai thì từ mặt mũi, tính cách giống hệt bố. Chính điều này khiến cho dân làng, thậm chí ngay cả trong họ hàng, gia đình cũng dị nghị, đặt ra câu hỏi liệu con gái có phải con anh không và những lời đàm tiếu, trêu đùa ngày một dày hơn.
Thời gian đầu, anh bỏ ngoài tai những lời nói của mọi người bởi anh nghĩ mọi người đang ghen ghét với anh vì có một cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi, thi cấp huyện, thành phố hay quốc gia đều đạt giải cao.
“Họ nhà này 4 đời bần nông, không có ai học giỏi vậy mà nó lại đạt hết giải này đến giải khác, cấp nọ đến cấp kia. Bố nó thì học hết lớp 9 và mặt mũi thì không giống bố cũng không giống ông bà, phải chăng nó không phải con bố nó”, nhiều câu nói nghi ngờ về con gái được người dân bàn tán, đưa chuyện. Để tránh phiền toái, anh đã nghĩ, làm xét nghiệm ADN một lần cho xong, dẹp lời đàm tiếu của mọi người để anh và con được yên ổn, tập trung học tập cũng như làm việc.
Để đi tìm sự thật, người chồng đã quyết định dẫn vợ và con đi xét nghiệm ADN, mặc kệ vợ nói rằng đó là con của anh, nếu làm vậy sẽ khiến con tổn thương vì con đã lớn rồi. Khi tới phòng khám, người chồng đã chia sẻ hết nỗi uất ức khi phải nghe những lời đàm tiếu. Còn người vợ thì luôn khẳng định mình chung thủy… Chị Yến cũng giải thích là làm xét nghiệm sẽ giúp cả gia đình đập tan mọi đàm tiếu, dị nghị của những người xung quanh.
Sau khi lấy mẫu, người chồng quyết định chi tiền để lấy được kết quả nhanh nhất có thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, tờ kết quả đã được nhân viên cầm trên tay, khi cả nhà từ từ mở tờ giấy ra đọc, người chồng đã ngồi sụp xuống ghế, ôm vợ và con khóc. Người chồng đã ôm hai mẹ con và khóc, xin lỗi hai mẹ con vì áp lực từ lời đàm tiếu xung quanh đã khiến anh phải làm việc này.
Chị Hải Yến thông tin thêm, khi có kết quả người con gái đã khóc rất nhiều, bởi độ tuổi của cháu đã đủ để hiểu mọi chuyện. Rõ ràng trong câu chuyện này, cháu bé là người bị tổn thương nhiều nhất. Vì thế, trong gia đình mọi người hãy tin tưởng nhau, đừng nghe người khác để lôi nhau đi xét nghiệm huyết thống. Dù kết quả như thế nào thì người bị ảnh hưởng, tổn thương nhiều nhất vẫn là đứa trẻ.
Biết sự thật về đứa con nuôi mà tôi càng thương con hơn
Nhìn những giọt nước mắt của mẹ chồng, tôi biết bà đang rất đau khổ.
1 tháng trước, chồng và mẹ chồng tôi ra thành phố chơi theo lời mời của em gái anh ấy. Khi trở về, mẹ chồng bế theo 1 đứa bé nhỏ vài tháng tuổi. Bà bảo đứa bé bị bỏ rơi ở trước nhà Huyền - em gái chồng. Thương đứa nhỏ quá nên bà muốn đưa về nuôi.
Chồng tôi bảo mẹ già không nuôi nổi 1 đứa trẻ, tốt nhất để chúng tôi nuôi. Nghe chồng nói mà tôi giật mình, trách anh ấy "ôm rơm nặng bụng", nhà có đủ nếp đủ tẻ, nuôi con đẻ chưa xong, sao lại nhận con nuôi.
Tôi khuyên 2 người nên đưa đứa nhỏ vào trung tâm chăm sóc trẻ em thì mẹ chồng phản đối gay gắt. Chồng tôi rất nghe lời mẹ, vẫn 1 mực muốn nuôi đứa nhỏ giúp bà. Cuộc tranh cãi dữ dội của 3 người làm đứa nhỏ giật mình và khóc. Nhìn thấy con nhỏ xíu đã bị bố mẹ bỏ rơi, tôi thương quá nên bế bé vào lòng và dỗ dành. Cuối cùng, tôi cũng đồng ý nhận bé là con nuôi của chúng tôi.
Sau đó vài ngày, hàng xóm biết tin nên lần lượt đến thăm đứa nhỏ. Có người nói thằng bé có nhiều nét giống chồng tôi, vì vậy nên đi xét nghiệm ADN 1 lần cho chắc ăn, tránh để bị dắt mũi cả đời.
Tôi để ý thấy mẹ chồng và chồng tôi rất quan tâm đứa nhỏ, thậm chí còn cưng chiều hơn cháu ruột. Mối nghi ngờ của tôi ngày càng lớn, sau cùng, tôi nói với chồng muốn đưa đứa bé đi xét nghiệm ADN, nếu anh từ chối thì tức là có tật giật mình.
Nghe thế, mẹ chồng và chồng tôi thở dài rồi đành nói sự thật cho tôi biết. Mẹ bảo đó là con của Huyền. Tôi sửng sốt, em ấy ngoan ngoãn giỏi giang là thế, tại sao lại ra nông nỗi này. Mẹ chồng nói bị bạn trai bỏ rơi khi biết em ấy có bầu, thế nên Huyền phải sinh con 1 mình.
Sợ tương lai Huyền mù mịt khi là mẹ đơn thân nên mẹ và chồng tôi quyết định nhận nuôi đứa nhỏ để em ấy được làm lại cuộc đời. Nhìn những giọt nước mắt của mẹ chồng, tôi biết bà đang rất đau khổ.
Tự nhiên biết thân phận của đứa nhỏ, tôi thấy thương con quá, có mẹ mà không dám gọi là mẹ. Theo mọi người, tôi có nên tiếp tục nuôi con rồi chờ tới lúc Huyền đủ điều kiện đón con về, hay là yêu cầu Huyền đừng bỏ rơi con?
Con gái út đi lấy chồng, bố mếu máo nói với con rể: "Bố trao con gái bé bỏng cho con nhé!" Cô dâu Ngân Hà cho biết bình thường bố rất vui vẻ, hay nói hay cười nên không nghĩ bố sẽ xúc động như vậy. Đám cưới là nơi có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cũng không thiếu những khoảnh khắc xúc động. Một trong số đó chính là lúc bố mẹ không ngăn được xúc động, khóc nức nở chia...