Giống ngựa huyền thoại ở băng đảo
Hơn 1.000 năm tách biệt trên băng đảo, ngựa Iceland là giống thuần chủng nhất trên thế giới, mang vẻ đẹp mạnh mẽ và có khả năng thích nghi cao.
Iceland sở hữu địa hình độc đáo, từ những bãi biển cát đen đến vùng lãnh nguyên phủ tuyết trắng vô tận. Vẻ đẹp cổ tích của quốc đảo thu hút Drew Doggett, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim chuyên nghiệp người Mỹ. Trong chuyến du lịch châu Âu, anh đã thực hiện bộ ảnh “Trong vương quốc huyền thoại”, để khắc họa mối liên kết giữa những con ngựa hoang với phong cảnh thiên nhiên ở băng đảo.
Ngựa ở đây khác biệt với bất kỳ giống loài nào khác được tìm thấy trên khắp thế giới, về cả đặc điểm và khả năng. Chúng có kích thước nhỏ nhưng khỏe mạnh và có tuổi thọ cao.
Địa hình của Iceland vô cùng đa dạng, vì vậy trong nhiều thế kỷ, khi giao thông chưa phát triển, ngựa là phương tiện duy nhất để di chuyển, chở hàng hóa, đưa thư. Những người định cư đầu tiên ở băng đảo đoán định được điều này, họ mang theo những con mạnh nhất trong đàn tới đây, khi di cư từ Na Uy. Bị cô lập trên đảo và không lai tạo với bất kỳ giống ngựa nào khác từ năm 874, chúng là loài ngựa Viking thuần chủng cao quý, đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, lịch sử Iceland.
Để thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt, bộ lông của chúng mọc dài và mượt. Chúng là giống ngựa duy nhất thực hiện được 5 kiểu di chuyển khác nhau, gồm đi, chạy bộ, phi nước đại và chân không chạm đất. Nổi bật nhất là tolt, dáng đi bốn nhịp với chân sau di chuyển chính và 2 chân trước thư giãn.
Ngựa Iceland là một trong những giống loài có nhiều màu sắc nhất trên thế giới, với hơn 40 màu và hơn 100 biến thể có nhiều màu lông khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là 4 màu trắng, nâu, đen, hạt dẻ.
Bức ảnh trên được tác giả chụp tại Skogafoss, một trong những thác nước lớn nhất của băng đảo, trong mùa đông lạnh giá.
Những con ngựa trắng trong làn nước “pha lê”. Drew Doggett chia sẻ, khi thực hiện bức ảnh này, tuyết bắt đầu rơi nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng, tạo thành bức tranh ánh sáng không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. “Những con ngựa như đến từ giấc mơ bất tận”, anh nói. Đứng dưới dòng thác trút như vũ bão với bọt nước mờ ảo che khuất tầm nhìn, chúng vẫn điềm tĩnh và không hề bận tậm. Tất cả tạo nên cảnh tượng hài hòa đến khó tin.
Video đang HOT
Tác giả cho biết, anh đã dành hơn 3 tháng để lên kế hoạch về bộ ảnh. Tuy nhiên, anh vẫn gặp vô số thách thức vì điều kiện thời tiết khó lường như tuyết rơi và gió lớn. “Tôi luôn bị cuốn hút vào những việc gần như không thể thực hiện. Vẻ đẹp siêu thực của Iceland và những con ngựa hoang mang đến khung cảnh ngoạn mục không thể nào quên”, anh nói.
Ngựa trắng chạy dài trên bãi cát đen của Breiamerkursandur. Cạnh đó là những tảng băng biển.
Breiamerkursandur được đặt biệt danh là “bãi biển kim cương”, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Iceland. Những tảng băng trôi dạt đến bãi biển từ đầm phá Jkulsárlón. Ngoài kích thước, băng từ đầm phá gây ấn tượng bởi màu sắc. Bên cạnh màu trắng, chúng có thể nhuốm màu xanh lam hoặc mang vệt đen từ tro núi lửa.
Bức ảnh Vệt sáng cao quý, ghi lại vẻ đẹp đối lập của ngựa trắng với những khối đá đen hình thành từ núi lửa.
Ngoài tốc độ và sự mạnh mẽ, ngựa ở băng đảo còn mang đặc tính trung thành, thông minh, thích phiêu lưu và thân thiện với con người. Theo truyền thuyết địa phương, chúng là hậu duệ của ngựa thần Sleipnir, ngựa 8 chân của thần ma thuật Odin. Những hình ảnh về Sleipnir được khắc trên các khối đá, ở khu định cư của người bắc Âu cổ.
Ngày nay, dù ngựa không còn được sử dụng để làm phương tiện di chuyển, người dân vẫn coi chúng là đại diện cho đất nước và văn hóa của quốc đảo. Chúng được chăm sóc và sử dụng trong giải trí hoặc các bộ môn thể thao.
Hiện nay có hơn 250.000 con ngựa Iceland được tìm thấy trên toàn thế giới, trong đó có 40% số lượng sống tại chính quốc. Do biệt lập về mặt địa lý, ngựa ở quốc đảo rất ít mắc các loại bệnh và không cần tiêm phòng. Điều này cũng hình thành nên quy định nghiêm ngặt rằng không một con ngựa nào khác được nhập vào Iceland. Du khách tới đây thăm ngựa cũng được yêu cầu không mang theo bất kỳ trang phục da đã qua sử dụng như găng tay, ủng và phải khử trùng mũ bảo hiểm.
Đến với băng đảo, du khách sẽ thấy ngựa ở đường vành đai trên cả nước, trừ khi thời tiết quá xấu. Gần như tất cả ngựa đều được bảo vệ trên đất tư nhân. Vì vậy du khách lưu ý không cho chúng ăn, không được cưỡi ngựa khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Khi lái xe cũng không được dừng đột ngột, đỗ xe ở nơi có tầm nhìn kém, trên đường đóng băng hoặc khu đất tư nhân để xem ngựa.
Tại thủ đô Reykjavik, có nhiều tour du lịch cưỡi ngựa dành cho du khách giá từ 60 đến 90 USD. Hoạt động thích hợp với cả gia đình có trẻ nhỏ. Một trong những điểm tham quan ngựa nổi tiếng nhất của băng đảo là Trung tâm Sólvangur, nằm cách thủ đô khoảng 40 phút về phía nam. Đây là trang trại ngựa chuyên nghiệp, cung cấp cho du khách dịch vụ tham quan, học cưỡi ngựa; phù hợp với du khách lẻ, nhóm nhỏ hay gia đình.
Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?
Tại sao cùng là những sinh vật biển, nhưng cá voi có thân hình to lớn lại bơi theo cách vung đuôi lên xuống còn cá mập và nhiều loài cá khác lại vung đuôi sang hai bên theo chiều ngang?
Cá voi, cá heo và cá mập là những loài động vật biển có kích thước khá lớn, khi nhìn từ xa, chúng có vẻ khá giống nhau, vậy làm thế nào để biết được đó là một con cá mập trắng hung dữ hay là một con cá heo ngoan ngoãn? Để có thể phân biệt được điều này, hầu hết mọi người đều dựa theo cách bơi và hình dáng vây đuôi của chúng, nếu đuôi thẳng đứng thì đó là một con cá mập, còn vây đuôi nằm ngang thì chắc chắn đó là một con cá heo.
Tương tự, khi các nhiếp ảnh gia chụp ảnh từ trên không họ sẽ phân biệt được đó là một con cá mập nếu thân thân hình của chúng bơi lắc liên tục sang bai bên còn nếu vẫy từ trên xuống dưới thì đó là cá heo hoặc cá voi. Vậy tại sao đều là sinh vật biển, chúng lại có cách bơi khác biệt như vậy?
Mặc dù cá voi và cá heo hiện có cơ thể được tiến hóa để phù hợp với đời sống thủy sinh và trông chúng rất giống các loài cá khác, nhưng về bản chất chúng vẫn là loài động vật có vú, bởi vậy cấu trúc cột sống của chúng rất khác các loài cá.
Cột sống của chúng chủ yếu di chuyển theo hướng lên xuống, trong khi cột sống của cá dao động sang hai bên. Xương ở đuôi của các loài động vật có vú thực chất là đốt sống đuôi, và là một phần của cột sống, bởi vậy hướng di chuyển của đuôi sẽ phải phù hợp với toàn bộ cột sống. Vì vậy, các loài động vật có vú, bao gồm cả cá voi, chủ yếu vung đuôi theo hướng lên xuống, trong khi cá vẫy đuôi sang hai bên.
Tại sao có sự khác biệt như vậy? Bởi vì động vật có vú sống trên cạn, mặc dù hiện tại các loài cá voi đã hoàn toàn thích nghi với đời sống thủy sinh, nhưng tổ tiên của chúng lại là động vật có vú ở trên cạn. Để có thể thích nghi với đời sống trên cạn thì điều đầu tiên là phải có khả năng di chuyển nên hầu hết các loài động vật trên cạn đều cần phải có chân. Tuy nhiên, chân của muốn di chuyển được thì cần phải có các khớp để nối chân với cơ thể và xoay theo một hướng nhất định để có thể đẩy cơ thể tiến về phía trước.
Động vật có vú phải di chuyển về phía trước nên các chi của chúng cần phải di chuyên theo hướng tiến lên theo đường thẳng. Nếu cột sống xoay sang hai bên thì chuyển động của cột sống và chuyển động của các chi sẽ không nằm trên cùng một mặt phẳng, toàn bộ cơ thể sẽ rất cứng, nhưng nếu nó được thiết kế để có thể chuyển động theo hướng lên xuống thì lúc nà các chi sẽ cực kì linh hoạt và có thể di chuyển qua nhiều địa hình khác nhau. Do đó, động vật có vú cuối cùng đã chọn cách tiến hóa để cột sống đung đưa lên xuống.
Còn đối với loài cá, chúng đã sống dưới nước suốt 500 triệu năm qua kể từ khi xuất hiện và chưa bao giờ phải sống trên cạn. Ở dưới nước, chúng không cần phải có chân và cơ thể có thể dễ dàng bơi theo cách di chuyển cột sống sang hai bên, vì vậy cột sống của cá không cần phải thay đổi giống như các loài động vật có vú.
Bởi vậy khi nhìn từ góc độ giải phẫu, cột sống của các loài cá rất cứng khi nhìn từ bên cạnh, trong khi cột sóng của động vật có vú lại có độ cong nhất định và linh hoạt hơn rất nhiều.
Cấu trúc xương của cá.
Ở cấu trúc xương của động vật có vú, các xương sườn được kết nối cong sang hai bên để tạo khoang của cơ thể và các gai đốt sống được thay đổi để mở hướng xoay của cột sống, hỗ trợ cơ thể phát triển theo hướng di chuyển lên xuống của cột sống.
Ngoài ra, tất cả các loài động vật có vú đều tiến hóa từ cá (cá lưỡng cư bò sát động vật có vú), nhưng khoảng 50 triệu năm trước, khi tổ tiên của các loài cá voi quyết định quay trở lại đại dương khi chúng đã rời khỏi mặt nước 250 triệu năm. Cấu trúc cơ thể của chúng đã thích nghi cao với cuộc sống trên cạn và không thể thay đổi kết cấu trở lại hình dạng của tổ tiên chúng như những loài cá.
Kết quả là, họ phải điều chỉnh và biến đổi cấu trúc hiện có, các chi biến đổi để có được hình dáng giống vây, đuôi thì thoái hóa để trở nên dày hơn, khỏe hơn để có thể hỗ trợ quá trình di chuyển với đời sống thủy sinh.
Cấu trúc xương của các loài cá voi.
Cũng chính bởi sự khác biệt về cấu trúc xương như vậy mà các loài cá có các di chuyển cột sống sang hai bên còn cá voi thì di chuyển theo dướng quẫy đuôi lên xuống. Ngoài ra thì các động vật có vú biển khác như hải cẩu, sư tử biển đều có cách bơi tương tự như cá voi.
Vậy cấu trúc cột sống nào có hiệu quả sinh tồn hơn? Nếu như ở trên cạn, những lợi thế của chuyển động lên xuống của cột sống là rõ ràng, bởi vì theo cách này, động vật di chuyển nhanh hơn và có khả năng vận động tốt hơn.
Trong số các động vật có xương sống trên cạn hiện có, cá sấu, thằn lằn và rắn là các loài có hướng di chuyển cột sống sang hai bên và chúng chỉ có thể bò sát bụng với mặt đất. Cột sống của động vật bậc cao, chim và động vật có vú chủ yếu là chuyển động lên xuống.
Những loài 4 chân đầu tiên trên Trái Đất (Tetrapod) có nguồn gốc từ cá và ban đầu cột sống của chúng cũng dao động sang hai bên như cá sấu, nhưng để thích nghi hẳn với cuộc sống trên cạn, chúng đã phải thay đổi lại cấu trúc của cột sống.
Trong hơn 200 triệu năm kể từ khi khủng long xuất hiện, những động vật thống trị Trái Đất đều là những loài có cấu trúc xương sống di chuyển lên xuống. Một số người cho rằng sự tiến bộ của khủng long trong cách di chuyển là một trong những lợi thế để chúng trở thành loài động vật từng thống trị hành tinh của chúng ta suốt một thời gian dài.
Tuy nhiên, trong môi trường nước thì lại không có sự khác biệt quá rõ ràng về lợi thế giữa việc chuyển động của cột sống lên xuống hay dao động sang hai bên.
Mặc dù cá đã cai trị đại dương trong 500 triệu năm và vẫn phát triển một cách rất thịnh vượng. Còn cá voi chỉ mới xuất hiện dưới đại dương vài chục triệu năm, nhưng chúng đã tiến hóa thể thích nghi hoàn toàn với cuộc sống thủy sinh và có mặt ở khắp mọi nơi, trong đó có những loài phát triển thành những sinh vật to lớn nhất trên hành tinh.
Ngoài ra khả năng bơi lặn của các loài cá voi không hề thua kém so với các loài cá, bởi vậy có thể chứng tỏ rằng việc chuyển động cột sống theo hướng lên xuống hay sang hai bên đều có thể thích nghi tốt với đời sống thủy sinh.
Con người cũng sẽ tuyệt chủng như các loài động vật khác? Theo các nhà khoa học, loài người nhất định sẽ tuyệt chủng, nhưng điều đó sẽ không sớm xảy ra. Chúng ta thường tự hỏi là có phải chúng ta đang tiến tới ngày tận thế sắp xảy đến. Liệu con người có phải đối mặt với sự hủy diệt như một vài loài đã tuyệt chủng khác trên Trái đất? Một nhà...