Giống đậu nành Vinasoy 02-NS được phép lưu hành tại đồng bằng sông Hồng
Giống đậu nành Vinasoy 02-NS do Công ty Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy chọn tạo đã được Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chính thức ra thông báo chấp nhận tự công bố lưu hành giống tại khu vực đồng bằng sông Hồng.
Đây là giống đậu nành được Bộ NN&PTNT cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng năm 2019 và chấp nhận công bố lưu hành giống tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung vào năm 2020. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Vinasoy 02-NS đã được phép sản xuất, kinh doanh tại các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.
Vinasoy 02-NS là giống đậu nành không biến đổi gen được Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) lai tạo và chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính từ giống địa phương Cư Jút hoa trắng sưu tập tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) với giống mới có đặc tính nổi trội. Giống đậu nành này có nhiều ưu điểm như: hàm lượng đạm cao, hương vị đặc trưng, quả chín đồng đều, kích thước hạt lớn, năng suất đạt từ 25-35 tạ/ha, cao hơn từ 10-20% so với giống địa phương.
Video đang HOT
Cột mốc Vinasoy 02-NS được Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT chính thức ra thông báo chấp nhận tự công bố lưu hành giống tại khu vực đồng bằng sông Hồng đã đánh dấu bước tiến mới trong công tác chọn tạo giống đậu nành của Vinasoy.
Bằng chiến lược tập trung vào giá trị dinh dưỡng từ hạt đậu nành, hơn 10 năm qua Vinasoy đã luôn dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam với 80% thị phần. Đặc biệt con số này tăng lên đến 85,9% trong năm 2020 – một năm đầy thách thức và khó khăn (số liệu theo Nielsen Việt Nam). Điều này chứng tỏ sữa đậu nành vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Vinasoy đã được ghi nhận.
Nhiều tín hiệu thuận lợi cho vụ Hè Thu 2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù chỉ mới xuống giống vài ngày nhưng nhiều diện tích lúa Hè Thu 2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang... đã có thương lái vào đặt cọc mua trước với giá từ 6.000 đồng/kg trở lên đối với lúa tươi.
Đồng thời, theo dự báo của các cơ quan chức năng, mùa mưa năm nay đến sớm, tình hình hạn, mặn giảm nhiều so với các năm trước nên rất nhiều khả năng vụ lúa Hè Thu 2021 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục giành thắng lợi, nông dân trúng mùa, trúng giá.
Thu hoạch lúa Đông Xuân 2020 - 2021 tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVN
Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp chất lượng cao Trung An, hiện nay nông dân ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, nơi đơn vị ký kết bao tiêu đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân 2020-2021 và đã tranh thủ xuống giống lại vụ lúa Hè Thu được trên dưới 10 ngày và hiện lúa phát triển tương đối tốt. Hiện gạo Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới, có chất lượng tăng cao và đã xác lập giá mới. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, tránh hạn mặn thì vụ lúa Hè Thu này chắc chắn sẽ tiếp tục giành thắng lợi.
Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, trong tháng 4 và tháng 5, dự báo trên địa bàn sẽ có mưa sớm nên trong vụ Hè Thu tới nông dân cần xuống giống sớm và đặc biệt là do có mưa người dân nên tranh thủ tích nước để cung cấp lúa trong các thời điểm hạn, mặn để cây lúa không bị ảnh hưởng.
Về cơ cấu giống, theo Cục Trồng trọt, các địa phương cần ưu tiên sản xuất các giống lúa chất lượng cao, bố trí hợp lý các giống lúa dành cho chế biến và lúa nếp với việc đảm bảo các giống lúa thơm, lúa đặc sản (như giống ST25, RVT, Nàng Hoa 9, VD 20...) và các giống lúa chất lượng cao nhưz; Đài Thơm 8, OM 5451, OM 6976, OM 7347, OM 4218, Jamine 85...) chiếm tỷ lệ từ 70 đến 80%. Các giống lúa nếp (như IR 4625, nếp Bè) và các giống lúa có chất lượng trung bình (như IR 50404...) chiếm tỷ lệ không quá 25%.
Đặc biệt, các địa phương cũng cần quan tâm hướng dẫn nông dân sản xuất lúa sạch, thân thiện môi trường, tăng cường quản lý về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... để tăng giá trị lúa gạo xuất khẩu, tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất gắn với nhu cầu thị trường.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, cơ cấu giống vụ lúa Hè Thu thông thường có 2 nhóm giống khó tiêu thụ là nhóm giống lúa dành cho chế biến và giống nếp. Do đó, các địa phương sản xuất chuyên canh các giống lúa này, hoặc muốn mở rộng diện tích sản xuất các giống này cần hết sức chú ý và bố trí hợp lý theo tín hiệu thị trường, tức là dựa vào nhu cầu của các doanh nghiệp, thương lái hợp đồng thu mua, để tránh sản xuất dư thừa.
Theo dự báo, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mặn xâm nhập theo các đợt triều cường ở các khu vực cửa sông trong tháng 3 và bước vào tháng Tư, mặn bắt đầu giảm dần do có mưa, phạm vi xâm nhập mặn cách biển từ 30 đến 45 km... Do đó, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn nông dân gieo cấy càng sớm càng tốt để liên tục cung ứng nguồn nguyên liệu cho thị trường, vùng ven biển tùy theo khu vực mà hướng dẫn nông dân xuống giống cho phù hợp, đảm bảo an toàn không để lúa bị nhiễm mặn.
Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa Hè Thu 2021, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch gieo cấy trên 1,52 triệu ha, năng suất dự kiến đạt 5,62 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt trên 8,55 triệu tấn, tăng 92.000 tấn so với vụ Hè thu 2020.
Tính đến gần cuối tháng 3, toàn vùng đã gieo cấy trên 320.000 ha lúa Hè Thu 2021 và dự kiến trong tháng 4 nông dân sẽ gieo cấy thêm khoảng 400.000 ha và toàn bộ diện tích lúa Hè Thu 2021 sẽ được xuống giống dứt điểm vào nửa đầu tháng 6/2021.
Nam Bộ thắng lớn vụ Đông Xuân Ngày 24-3, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh chủ trì Hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2020-2021, triển khai sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân, vụ mùa năm 2021 tại Nam Bộ. Theo Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2020-2021, vùng Nam Bộ xuống giống...