Giòn rụm món cơm cháy đất cố đô
Đến cố đô Hoa Lư, du khách không thể không đến thăm đền vua Đinh vua Lê trầm mặc, hay thả mình vào giữa thiên nhiên rộng lớn của khu du lịch Tràng An.
Vào khoảng thời gian giao mùa, còn có một thú vui đặc biệt dành cho khách: Dạo trên những con phố ở Ninh Bình vào những buổi chiều, ghé chân vào quán ăn bên đường quốc lộ 1, thưởng thức món cơm cháy đặc sản.
Cơm cháy là món ăn được nhiều người ưa chuộng khi đến vùng đất cố đô. Những quán cơm cháy không có gì quá đặc sắc, không hẳn sang trọng, mà chân chất, hồn hậu như những con người của mảnh đất này. Quán không nhiều món, nhưng cũng đủ chứa đựng những nét đặc trưng, tinh tế của ẩm thực Ninh Bình.
Món cơm cháy từ lâu đã trở thành một món ăn hấp dẫn du khách thập phương.
Bà chủ quán xởi lởi, kể câu chuyện truyền miệng về cơm cháy: Có từ hơn 100 năm, cơm cháy do một người thanh niên tên Hoàng Thăng học được từ người Trung Hoa. Sau đó trở về quê nhà, với bí quyết chế biến các món ngon, chàng trai mở một hàng ăn chuyên về cơm cháy.
Không rõ câu chuyện phảng phất dư vị xa xưa này thực hư thế nào, chỉ biết tới giờ cơm cháy đã trở thành một đặc sản của người dân đất cố đô. Cơm cháy được công nhận là món ngon kỷ lục Châu Á trong danh sách 10 món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, trở thành một món quà du lịch cho khách thập phương.
Những người mẹ, người vợ thường chỉ chế biến món cơm cháy trong những dịp cuối tuần, hay để mời khách phương xa, bởi cách làm món này cũng khá cầu kỳ. Để có được món cơm cháy ngon, người chế biến phải chọn gạo tẻ thơm, dẻo, pha thêm một chút gạo nếp hương cho đúng tỷ lệ, hoặc có thể thay thế bằng gạo tám thơm.
Cơm cháy phải đi kèm với nước sốt ngon, được chế biến từ tim, cật lợn xào cùng với hành tây, nấm rơm, đậm mùi mỡ hành.
Video đang HOT
Để tạo xém, người nấu thường dùng loại nồi gang thật dày, nấu bằng than củi là ngon nhất. Khi cơm chín lấy ra, để lại một chút phần dính đáy nồi rồi tiếp tục để trên bếp ủ. Khoảng mấy chục phút, khi những hạt cơm đáy nồi đã chuyển sang màu vàng nhạt, lớp cơm cháy mỏng tự bong ra khỏi đáy nồi.
Thứ cơm ấy được đem phơi khô, cho vào túi nilon, dùng ăn dần. Khi ăn, người ta mới đem cơm chiên trong chảo mỡ hay dầu sôi tạo thành món cơm có màu vàng, giòn mà vẫn dẻo. Ngày nay, nhiều người không cầu kỳ như vậy nữa mà đem cơm cho vào lò vi sóng, hay lò nướng, vẫn có được thứ cơm cháy thơm ngon.
Món cơm cháy đậm đà phải đi kèm với nước sốt ngon. Thịt bò hoặc tim, cật lợn xào với hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua tạo, thêm chút bột dong để đủ độ sánh tạo nên thứ nước sốt sóng sánh mùi mỡ hành.
Cũng có người chế biến nước sốt từ thịt dê núi tạo nên sự kết hợp độc đáo. Nước sốt ăn kèm thường có vị cay, thơm, ngấm vào miếng cơm cháy mà vẫn cảm nhận vị giòn tan trong miệng.
Món quà cho khách phương xa.
Để tiện lợi cho du khách khi mua cơm cháy làm quà phương xa, món ăn này ngày nay thường được chế biến với ruốc (chà bông), cũng tạo nên mùi vị rất riêng.
6 món đặc sản Ninh Bình nhất định phải thử khi đến nơi đây
Ninh Bình ngoài danh lam thắng cảnh còn có rất nhiều món ăn ngon hút hồn du khách. Gỏi cá nhệch, ốc núi luộc ... là những món đặc sản Ninh Bình nhất định phải thử khi đến nơi đây.
Đặc sản Ninh Bình - Gỏi cá nhệch
6 món đặc sản Ninh Bình nhất định phải thử khi đến nơi đây
Món gỏi cá nhệch Kim Sơn, du khách ăn một lần chắc chắn còn muốn thưởng thức nhiều hơn nữa. Đây là món ăn dân dã được người dân nhiều vùng miền chế biến như Thanh Hóa, Nghệ An...Cá Nhệch là loại cá thân dài, giống lươn, được bắt về làm sạch, thái mỏng thành sợi. Thịt cá sau khi thái bóp với chanh tươi, tẩm ướp gia vị và trộn cùng thính gạo. Gỏi cá ăn kèm cùng các loại rau sống, khế chua, chấm cùng mắm xả, ớt tiêu tỏi. Đây xứng đáng là một trong những món ngon Ninh Bình mà bạn nên thưởng thức thử một lần.
Đặc sản Ninh Bình - Cơm cháy giòn tan dễ nghiền
Cơm cháy Ninh Bình được làm 100% từ gạo nếp hương nguyên chất, hạt tròn, chắc mẩy. Đặc biệt, cơm được nấu bằng nồi gang và nấu bằng than củi nên cháy giòn và có màu vàng nổi bật. Cơm sau khi nấu xong sẽ được đem phơi hai, ba nắng tự nhiên hoặc sấy cho thật khô để dễ bảo quản. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm ngon mà của hạt gạo giòn tan trong miệng hòa quyện với vị ngậy, bùi béo mà không hề ngấy của ruốc.
Đặc sản Ninh Bình - Ốc núi luộc
Không giống với các loại ốc đá, ốc ruộng tại nhiều vùng miền Tổ quốc, món ốc núi Ninh Bình được làm từ loại ốc to và tròn sống gần các vùng núi đá. Thức ăn của ốc là cỏ và các cây thuốc nên hương vị rất thơm và bổ dưỡng. Ốc núi có thể chế biến theo nhiều cách: xào me, sốt cay, hấp xả. Tuy nhiên, đơn giản mà thơm ngon thì vẫn là ốc luộc.
Đặc sản Ninh Bình - Thịt dê vang danh 3 miền
Là loại dê được nuôi thả trên núi, thức ăn chính là các loại cỏ tự nhiên, thịt dê Ninh Bình có vị thơm ngon, dai ngọt và rất ít mỡ. Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng trứ danh nhất phải kể đến là các món dê tái chanh, dê ủ trấu, dê hầm thuốc bắc, dê nướng ngũ vị, dê xào lăn,... Với công thức nấu gia truyền, các món thịt dê ở đây đều mang đến cảm giác ngon miệng, trải nghiệm thú vị và đầy bất ngờ khiến du khách lưu luyến mãi.
Đến Ninh Bình mà không nếm thử món thịt dê thì coi như chuyến đi của bạn chưa trọn vẹn. Bởi đây là món ăn từng được lọt vào top "50 món ăn đặc sản của Việt Nam" do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập.
Đặc sản Ninh Bình - Rượu cần Nho Quan
Không chỉ đặc biệt ở khâu chế biến, cách uống mà rượu cần tại đây còn độc đáo ở ngay cả dụng cụ dùng để uống rượu.
Được nấu từ những loại thực phẩm giàu tinh bột như lúa, khoai mì, gạo,... trộn với men cho vào trong chóe ủ từ 3 tháng trở lên mới đem ra uống. Khác với các loại rượu khác, rượu cần Nho Quan được lên men một cách tự nhiên mà không qua chưng cất lửa nên có mùi thơm ngon đậm vị khá hấp dẫn.
Đặc sản Ninh Bình - Xôi trứng kiến
Món xôi trứng kiến, món ngon đặc sản Ninh Bình nổi tiếng của người dân Nho Quan là điều khiến du khách lạ lẫm và cảm thấy khó tin nhất. Là vùng đồi núi đá vôi lởm chởm, nơi cư ngụ của rất nhiều loại kiến nâu làm tổ, Nho Quan được thiên nhiên ưu ái cho nguồn nguyên liệu tinh túy để tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
Cho một nắm xôi trứng kiến vào miệng, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến cùng hương thơm của xôi nếp. Đặc biệt, nhấm nháp từng chút một món xôi trứng kiến, thực khách sẽ nghe tiếng trứng kiến lách tách tan dần trong miệng thật sự rất thú vị.
Cách làm cơm cháy đáy nồi giòn rụm, cả nhà ai cũng mê Cơm cháy đáy nồi là món ăn có nguyên liệu đơn giản, chế biến không cầu kỳ, bà nội trợ nào cũng có thể thực hiện thành công ngay tại nhà. Nguyên liệu làm cơm cháy đáy nồi - 1 bát cơm nhỏ - Chà bông/ruốc (gà, bò, tôm... tùy sở thích). - Con ruốc sấy. - 1-2 quả trứng gà - Dầu...