Giới trẻ Trung Quốc thích học tại đại học dành cho người già
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều trường đại học dành cho người già ở Trung Quốc, giới trẻ Trung Quốc lại cảm thấy đây cũng là môi trường học tập tốt với họ.
Lớp vẽ tranh sơn dầu tại Đại học Mở dành cho người già ở quận Đông Thành, Bắc Kinh. Ảnh: Sixth Tone
Để giảm bớt căng thẳng, Shiqi (27 tuổi) tháng trước đã quyết định quay lại trường đại học để bắt đầu học yoga và múa ba lê. Mặc dù đã tốt nghiệp đại học từ sáu năm trước nhưng cô vẫn là học sinh nhỏ tuổi nhất trong cả hai lớp trong thời điểm này.
Các lớp học tại Đại học Mở dành cho Người cao tuổi ở quận Đông Thành, phía đông Bắc Kinh chủ yếu nhắm đến đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, những người trẻ Trung Quốc như Shiqi đang ngày càng thích đăng ký tham gia các lớp học này vì tính đa dạng cũng như học phí tương đối rẻ.
Trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc, có thể nhìn thấy hơn 70.000 bài đăng về việc tham gia các lớp học tại các trường đại học dành cho người cao tuổi. Chủ đề “học tại đại học dành cho người già” đến nay đã thu hút hơn 7,7 triệu lượt xem.
Thay vì phải tiêu tốn khoảng 200-350 nhân dân tệ (hơn 600.000 – 1,1 triệu đồng) cho một buổi học yoga tại trung tâm nào đó ở Bắc Kinh, thì chỉ cần đóng 450 nhân dân tệ (1,5 triệu đồng) đã có thể tham gia vào một khóa học kéo dài 15 buổi ở đại học dành cho người già. Ngoài múa ba lê và yoga, nơi đây còn tổ chức các lớp dạy vẽ tranh sơn dầu, múa và hát truyền thống Trung Quốc.
Với mức học phí thấp, Shiqi vốn không đặt nhiều kỳ vọng lúc đi học buổi đầu tiên, nhưng sau đó cô nhận thấy người hướng dẫn yoga của mình rất chuyên nghiệp và “bạn cùng lớp” lớn tuổi cũng rất thân thiện. Họ dường như không thấy khó chịu gì đối với việc nhìn thấy vài người trẻ như cô tham gia lớp học.
Các lớp học chỉ được tổ chức vào ban ngày các ngày trong tuần, nhưng thời gian này vẫn phù hợp với Shiqi vì cô là người làm nghề tự do, không có giờ làm việc cố định.
Video đang HOT
Lớp học yoga tại Đại học Mở dành cho người già ở quận Đông Thành, Bắc Kinh. Ảnh: Sixth Tone
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Đại học dành cho người cao tuổi Trung Quốc, tính đến năm 2019, đã có hơn 76.000 trường đại học dành cho người cao tuổi với hơn 10 triệu học viên đăng ký. Khi dân số Trung Quốc tiếp tục già đi, số người trên 60 tuổi sẽ vượt quá con số 400 triệu vào khoảng năm 2035, Trung Quốc đã đặt mục tiêu thành lập ít nhất một trường đại học dành cho người cao tuổi ở mọi khu vực cấp huyện vào năm 2025.
Đầu tháng 10, nhân viên tuyển sinh của trường đại học người già ở quận Đông Thành cho biết, năm nay nhiều thanh niên ở độ tuổi 20 đã đăng ký tham gia vào các lớp học, trong khi trước đó sinh viên trẻ nhất của trường khoảng 40 tuổi. Những lớp học được giới trẻ ưa thích nhất là thái cực quyền, khiêu vũ và piano.
Cảm thấy ấn tượng với các lớp học mà mình tham gia, Shiqi bắt đầu chia sẻ trải nghiệm của bản thân lên tài khoản mạng xã hội Xiaohongshu, điều này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và tò mò từ đông đảo người dùng mạng. Sau khi xem các bài đăng của Shiqi, Zhang – một nhà thiết kế 23 tuổi ở Bắc Kinh – đã đăng ký lớp học vẽ tranh sơn dầu và yoga tại cùng ngôi trường Shiqi đang theo học.
Từng học nghệ thuật hồi còn ở trường đại học, Zhang vốn đã rất quen thuộc với các lớp học vẽ, nhưng cô cảm thấy việc vẽ tranh với người già còn thư giãn và dễ chịu hơn trước đây rất nhiều.
“Dù cho các cô chú trong lớp học là người hướng ngoại hay hướng nội, thì họ đều rất kiên nhẫn với bạn và bầu không khí nhìn chung vô cùng ấm áp”, cô nói.
Các học sinh cao tuổi tham gia lớp học tiếng Anh tại trường đại học dành cho người già ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Ảnh: Sixth ToneKhi những lớp học dành cho người già đang dần trở nên phổ biến đối với giới trẻ Trung Quốc, thì cũng có những lời chỉ trích rằng những người trẻ đang chiếm dụng các nguồn tài nguyên giáo dục có giá trị dành riêng cho người già. Có ý kiến cho rằng: “Những nơi này chỉ nên được dành cho những người lớn tuổi cần chúng”.
Hầu hết các trường đại học dành cho người già sẽ có yêu cầu nghiêm ngặt về việc học sinh phải ở độ tuổi trên 50. Tuy nhiên, một số nơi khác, như ngôi trường mà Shiqi theo học, lại cho phép những người trẻ tuổi hơn có thể đến. Theo Liu Ying (32 tuổi), người đang theo học các lớp hội họa truyền thống Trung Quốc tại Trường Cao đẳng Giáo dục Người cao tuổi thuộc Đại học Mở ở thành phố Hoài An, một trong những lý do cho việc này là vì họ cần những người trẻ đăng ký để có thể đủ chỉ tiêu mở lớp học.
Trường Liu Ying theo học chỉ cho phép nam giới trên 55 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi đăng ký, nhưng sẽ tuyển sinh cả sinh viên trẻ hơn nếu không đủ sinh viên. Như khóa học cổ cầm cần ít nhất 30 học sinh, nhưng vì không đủ số người đăng ký nên năm nay đã phải hủy bỏ.
Lớp vẽ tranh truyền thống (trái) và tác phẩm của sinh viên lớn tuổi tại Đại học Mở ở thành phố Hoài An. Ảnh: Sixth Tone
Xu hướng tham gia các lớp học dành cho người cao tuổi là một trong số những ví dụ điển hình về việc những người trẻ tuổi sử dụng nguồn lực hỗ trợ tập trung vào nhóm dân số lớn tuổi hơn, hành động này được các phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi là “chi tiêu kiểu hưởng ké người cao tuổi”. Các ví dụ khác bao gồm việc giới trẻ Trung Quốc chọn ăn tại căng tin cộng đồng người cao tuổi và tham gia các chuyến du lịch nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi do tính tiện lợi và chi phí tương đối rẻ.
Một bài bình luận đăng trên tờ China Youth News nói rằng xu hướng này là kết quả của việc thế hệ trẻ đang thay đổi thói quen tiêu dùng, trở nên nhạy cảm hơn về giá cả và đồng thời tập trung hơn về sự tiện lợi.
Bài bình luận cho biết: “Điều mà xã hội nên làm là đổi mới hơn nữa các mô hình kinh doanh, dựa vào các tổ chức cộng đồng, trường đại học và các lực lượng khác để cung cấp các lựa chọn tiêu dùng toàn diện và giá cả phải chăng hơn cho giới trẻ”.
Tập huấn sử dụng bộ công cụ đánh giá, công nhận danh hiệu 'Công dân học tập'
Ngày 14/12, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Tập huấn sử dụng bộ công cụ đánh giá, công nhận danh hiệu 'Công dân học tập' cho cán bộ Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Thực hiện Quyết định số 677/QĐ-Ttg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Quyết định số 244/QĐ-KHVN ngày 28/7/2022 của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hỗ trợ đánh giá, cho điểm, công nhận danh hiệu "Công dân học tập" giai đoạn 2021-2030.
Sau gần 10 tháng triển khai, hệ thống đã hoàn thành, đáp ứng yêu cầu xử lý các số liệu để hình thành hồ sơ đánh giá, công nhận danh hiệu "Công dân học tập".
Tập huấn sử dụng bộ công cụ đánh giá, công nhận danh hiệu "Công dân học tập". Ảnh: Đắc Quang
Tham dự buổi tập huấn sử dụng hệ thống có Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng; Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn; PGS.TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội; TS Dương Thăng Long - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, cùng đại diện các ban chuyên môn của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, các đơn vị chức năng của Trường Đại học Mở Hà Nội và đại biểu Hội Khuyến học 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Hội nghị tập huấn tập trung vào các phương pháp khai thác bộ công cụ phần mềm đánh giá, cho điểm, thực hiện các tiêu chí của danh hiệu "Công dân học tập". Đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ Hội Khuyến học các cấp nhằm triển khai hiệu quả mô hình "Công dân học tập", đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, phù hợp với tình hình thực tế các địa phương.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Đắc Quang
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng đề nghị Trường Đại học Mở Hà Nội chủ trì, báo cáo nội dung, hướng dẫn phần mềm, xác định minh chứng, cho điểm tổng hợp đánh giá, công nhận danh hiệu "Công dân học tập". Qua đó, giúp cán bộ Hội Khuyến học các tỉnh nắm chắc công cụ đánh giá, sử dụng công cụ trên máy.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Lê Mạnh Hùng cũng đề nghị lãnh đạo hội khuyến học các tỉnh và các học viên quán triệt đầy đủ chương trình, nội dung và thực hiện tốt công cụ phần mềm để thao tác, sử dụng hiệu quả. "Việc tập hợp thông tin càng chính xác, đầy đủ sẽ giúp việc chỉ đạo được chính xác hơn", Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Được biết, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam sẽ tổ chức các buổi tập huấn tương tự tại miền Trung và miền Nam. Sau các buổi tập huấn, Hội Khuyến học của 63 tỉnh, thành sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai tập huấn ở cơ sở.
Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung- Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, bày tỏ trân trọng sự tin tưởng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam hợp tác với nhà trường. Bằng việc xây dựng hệ thống đánh giá này, Trường Đại học Mở mong muốn đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung hy vọng, hệ thống do Trường Đại học Mở Hà Nội xây dựng sẽ đáp ứng yêu cầu cơ bản, ban đầu phục vụ hoạt động thu thập, đánh giá danh hiệu "Công dân học tập". Hệ thống sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.
Phát triển câu lạc bộ Ngoại ngữ trong trường học song hành lượng và chất Tổ chức câu lạc bộ (CLB) Ngoại ngữ trong trường học giúp nâng cao kết quả dạy - học. Câu lạc bộ Aloha, Trường ĐH Mở Hà Nội. Tuy nhiên, cần có giải pháp cụ thể, phù hợp để không chỉ "phủ" CLB này ở các trường học, mà còn bảo đảm hoạt động chất lượng, hiệu quả. Đa dạng mô hình CLB...