Giới trẻ Trung Quốc hướng đến ‘tiết kiệm trả thù’
Thay vì phung phí tiền vào việc mua sắm bốc đồng, giới trẻ Trung Quốc đang thi nhau tiết kiệm. “Tiết kiệm trả thù” đã trở thành một xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ quốc gia tỷ dân đặt ra các mục tiêu tiết kiệm hàng tháng cực cao.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Một cô gái 26 tuổi có tên tài khỏa mạng xã hội “ Tiểu Zhai Zhai” đã chia sẻ chi tiết nỗ lực nhằm hạn chế chi tiêu mỗi tháng ở mức chỉ 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng). Trong đó, cô cắt giảm chi phí bữa ăn hàng ngày xuống chỉ còn 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).
Một số thanh niên Trung Quốc khác lại tìm kiếm “đối tác tiết kiệm” trên mạng xã hội. Các đối tác này hỗ trợ nhau bám sát mục tiêu. Biện pháp tiết kiệm bao gồm việc ăn uống tại căng tin cộng đồng dành cho người cao tuổi, nơi các món ăn tươi ngon có giá tương đối rẻ. Ban đầu, các căng tin này hướng tới phục vụ người già neo đơn, không thể tự nấu ăn. Tuy nhiên, để giảm chi phí vận hành, chủ những căng tin này quyết định chào đón khách hàng ở mọi lứa tuổi.
Lãnh đạo tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc – ông Shaun Rein cho biết: “ Giới trẻ Trung Quốc có tâm lý tiết kiệm trả thù. Không giống như giới trẻ trong những năm 2010 thường tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được và vay tiền để mua những món đồ ưa thích như túi Gucci, điện thoại iPhone… giới trẻ Trung Quốc hiện nay bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn”.
Những dấu hiệu nhận biết khác cho thấy giới trẻ Trung Quốc đang thắt chặt hầu bao là các từ ngữ đang thịnh hành như “tiêu dùng đảo ngược” và “nền kinh tế keo kiệt”. “Tiêu dùng đảo ngược” đề cập đến việc cắt giảm chi tiêu, trong khi “nền kinh tế keo kiệt” bao hàm việc tích cực tìm kiếm các khoản giảm giá và ưu đãi khi mua sắm.
Video đang HOT
Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng trong giới trẻ thế giới, đặc biệt là Thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012). Theo báo cáo Chỉ số Prosperity của Intuit, 73% Gen Z ở Mỹ khẳng định họ thà có chất lượng cuộc sống tốt hơn thay vì tăng thêm tiền trong ngân hàng.
Vậy lý do nào khiến giới trẻ Trung Quốc ngày càng thận trọng hơn trong chi tiêu?
Ông Christopher Beddor tại công ty dịch vụ tài chính Gavekal Dragonomics trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc), cho biết: “Người trẻ có thể cảm nhận được điều tương tự như những lứa tuổi khác: nền kinh tế đang hoạt động không tốt”. Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tổng tiền gửi bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình trong quý đầu tiên của năm 2024 đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc năm 2025 là 4,5%. Các chuyên gia nhận định với CNBC rằng khó khăn bổ sung là thị trường việc làm không khả quan đối với giới trẻ.
Giáo sư dự bị Jia Miao tại Đại học New York Thượng Hải, cho biết: “Mọi người không muốn tiêu tiền là một hiện tượng có thật ở đây. Đối với một số thanh niên, đơn giản là họ không thể tìm được việc làm hoặc thấy rằng việc tăng thu nhập quá khó khăn. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm tiêu tiền”.
Giới trẻ Trung Quốc tiết kiệm chi tiêu, ăn uống như người nghèo
Trước viễn cảnh kinh tế và việc làm ảm đạm, giới trẻ Trung Quốc đang dần phải thay đổi cách chi tiêu để thích nghi với cuộc sống hiện tại.
Một quầy hàng thực phẩm ở Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 2/5/2024. Ảnh: Bloomberg
"Tôi ăn no bụng với bữa sáng từ quầy tự chọn giá 3 tệ (hơn 10.000 đồng), sau đó dùng suất ăn trưa giá 19,9 tệ (khoảng 70.000 đồng) ở KFC, một ly cà phê 9,9 tệ (gần 35.000 đồng) để tỉnh táo vào buổi chiều và một suất mì 10 tệ (hơn 35.000 đồng) tại 7-Eleven cho bữa tối", một thanh niên Trung Quốc nói về chi tiêu cho ăn uống trong một ngày của mình.
Trong hai năm qua, "suất ăn của người nghèo" là xu hướng ngày càng được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng, bắt nguồn từ khi hãng thức ăn nhanh McDonald's đưa ra những suất ăn siêu rẻ và được người tiêu dùng đón nhận tích cực.
Sau đó, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khác của phương Tây cũng nhanh chóng tham gia xu hướng mới này, tung ra một số suất ăn khuyến mãi để thu hút thực khách.
Bắt kịp xu hướng, nhiều chuỗi của hàng thức ăn nội địa của Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc đua bán các "suất ăn cho người nghèo" hấp dẫn. Điển hình nhất phải kể đến thương hiệu đồ ăn nhanh Nam Thành Hương ở Bắc Kinh, nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội với các món ăn phải có đối với người nghèo từ các nơi khác đến Bắc Kinh làm việc.
Theo một thông tin trên canyin168.com, kể từ khi đưa ra phiên bản "suất ăn cho người nghèo", các chi nhánh của Nam Thành Hương đã có doanh số bán hàng hàng ngày trong giờ ăn sáng tăng đột biến, từ 4.000 tệ (14 triệu đồng) lên hơn 10.000 tệ (35 triệu đồng).
Một ví dụ khác, kể từ khi thương hiệu đồ uống nội địa Luckin Coffee tung ra "phiếu cà phê 9,9 tệ", doanh số bán đồ uống của hãng cũng tăng vọt từ 700 cốc lên 1.300 cốc.
Theo một báo cáo phân tích, trong bối cảnh kinh tế suy thoái cùng với tiêu dùng giảm sút, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang gặp khó khăn. Hiện tại, họ ưu tiên cho việc chi ít tiền hơn nhưng vẫn đảm bảo được hưởng những sản phẩm chất lượng tốt nhất có thể.
Trên càng nền tảng mạng xã hội, các bài đăng về "suất ăn cho người nghèo" thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều bài đăng hướng dẫn, chia sẻ và thảo luận về cách tích các phiếu giảm giá, mua sắm tiết kiệm và làm sao để nhận được giá trị tốt nhất với số tiền bản thân bỏ ra.
Lĩnh vực ăn uống là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất ở Trung Quốc. Dữ liệu từ Cục thống kê quốc gia cho thấy doanh thu dịch vụ ăn uống của Trung Quốc đạt 1,3445 nghìn tỷ nhân dân tệ trong quý 1 năm 2024, tăng 10,8% hàng năm. Nhưng điều này đã chậm lại đáng kể so với mức tăng 20,4% vào năm ngoái.
Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều người quyết định đầu tư vào ngành dịch vụ ăn uống vì có ngưỡng đầu vào thấp hơn. Thống kê từ qcc.com cho thấy, có 731.000 lượt đăng ký mới của các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ ăn uống trên toàn quốc trong quý đầu tiên năm nay. Tuy nhiên, 459.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã ngừng hoạt động trong cùng kỳ, cao hơn nhiều so với con số 140.000 của năm ngoái.
Việc đào thảo và cải tổ trong ngành cung cấp dịch vụ ăn uống phản ánh những thay đổi phức tạp trong nhu cầu của người tiêu dùng nước này. Báo cáo về ngành hàng tiêu dùng nhanh Trung Quốc năm 2024 của NielsenIQ cho thấy, 43% số người được hỏi sẽ kiểm soát chặt chẽ tổng số tiền họ chi tiêu, trong khi 37% sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng và tìm kiếm mức giá tốt nhất hoặc giá thấp hơn cho các sản phẩm.
Theo nghiên cứu của RET.cn, thanh niên trong độ tuổi từ 25 - 35 đang giảm mức tiêu dùng nghiêm trọng nhất trong ba năm qua, trong đó họ giảm chi tiêu nhiều nhất cho hàng xa xỉ cũng như thư giãn và giải trí.
Một số người cung cấp thực phẩm đã chỉ ra rằng không phải giới trẻ ngày nay "nghèo" đến mức họ chỉ có thể mua được "suất ăn cho người nghèo", mà họ tin rằng suất ăn đó mang lại giá trị cao nhất cho số tiền mà mình đã bỏ ra.
Cô gái trẻ Trung Quốc nổi tiếng sau khi bỏ việc văn phòng về nuôi lợn Một nông dân chăn nuôi lợn 26 tuổi gần đây đã gây 'sốt' ở Trung Quốc nhờ có vẻ ngoài xinh đẹp và có học thức nhưng lại chọn lối sống nông nghiệp, với mức lương hàng tháng là 6.000 nhân dân tệ. Cô Chu nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng xã hội Trung Quốc sau khi bỏ công việc văn...