Giới trẻ Trung Quốc đang lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ
Lý tưởng làm đẹp của giới trẻ Trung Quốc khác với cá tính của phương Tây. Họ coi trọng gu thẩm mỹ trắng, gầy và khuôn mặt nhọn.
Năm 2012, sau khi Angelababy bị truyền thông Trung Quốc hỏi liệu cô đã trải qua bất kỳ cuộc phẫu thuật nào chưa, nữ diễn viên ngay lập tức phủ nhận việc thay đổi ngoại hình, khẳng định vẻ đẹp của cô là tự nhiên.
Hồi đó, cố gắng cải thiện ngoại hình bằng cách can thiệp phẫu thuật vẫn là điều cấm kỵ của xã hội. Tục ngữ Trung Quốc có câu “Mọi thứ cha mẹ ban cho đều là thiêng liêng”. Theo Jingdaily , bất kỳ ý định thay đổi ngoại hình tự nhiên đều là vi phạm đạo hiếu vì bạn không xem trọng gia đình.
Angelababy trở thành hình mẫu về ngoại hình cho giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: ChinaFilmInsider.
Phẫu thuật làm đẹp bùng nổ ở Trung Quốc
Chưa đầy một thập kỷ kể từ năm 2012, phẫu thuật thẩm mỹ đã biến từ điều cấm kỵ thành cơn sốt trong giới trẻ Trung Quốc. Đến năm 2019, thị trường phẫu thuật thẩm mỹ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 30%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ toàn cầu là 8,2%.
Năm 2020, 5.150 cơ sở thẩm mỹ y khoa mới được mở tại nước này bất chấp đại dịch, đẩy quy mô thị trường phẫu thuật làm đẹp của Trung Quốc vượt qua con số 30,5 tỷ USD, hiện chiếm 17% thị phần toàn cầu. Theo báo cáo Insight của thị trường làm đẹp y tế, ngành phẫu thuật thẩm mỹ sẽ vượt quá 46 tỷ USD vào năm 2023.
Các nền tảng phẫu thuật thẩm mỹ mọc lên như nấm trong thập kỷ qua do ý thức của giới trẻ Trung Quốc về vẻ ngoài. Theo đó, một ứng dụng phẫu thuật làm đẹp hàng đầu của Trung Quốc, đã chứng kiến lượng người dùng hoạt động hàng tháng của mình tăng từ 1,4 triệu người vào năm 2018 lên hơn 8,4 triệu người hiện nay.
Những ác cảm của xã hội đối với việc chỉnh sửa cơ thể đã biến mất. Thay vào đó, ngày càng nhiều người cảm thấy áp lực khi phải tuân theo các tiêu chuẩn làm đẹp cứng nhắc của Trung Quốc.
Video đang HOT
Không chỉ phái nữ, nam giới Trung Quốc cũng chuộng phẫu thuật thẩm mỹ để tìm kiếm cơ hội trong công việc. Ảnh: Todayonline.
Trong cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu CBNData , hơn 80% thanh niên sinh sau năm 1995 bày tỏ mức độ lo lắng “rất cao” về ngoại hình của họ.
Sự lo lắng về ngoại hình đã gây ra cuộc khủng hoảng của giới trẻ tại Trung Quốc. Các thương hiệu thời trang và làm đẹp phải thừa nhận quan niệm về cái đẹp của người Trung Quốc khác hẳn quan điểm của người phương Tây.
“Da trắng, gầy và khuôn mặt nhỏ”
Trái ngược với quan điểm thẩm mỹ của Kim Kardashian, tiêu chuẩn sắc đẹp của Trung Quốc đòi hỏi phụ nữ phải có làn da trắng sứ, thân hình mảnh mai và gương mặt trẻ trung.
Angelababy, nữ diễn viên nổi tiếng đã đặt ra tiêu chuẩn cho phong trào “da trắng, gầy, trông giống tuổi teen” của Trung Quốc. Ngoại hình của cô truyền cảm hứng cho vô số phụ nữ khác sao chép theo.
Lý tưởng làm đẹp này có sức lan tỏa mạnh mẽ, nó được nội bộ hóa bởi nhiều phụ nữ, những người hiện sử dụng các ứng dụng phức tạp để tính toán tỷ lệ trên khuôn mặt hoặc cơ thể.
Go Yoon Jung là chuẩn mực thẩm mỹ mới nhờ gương mặt đạt tỷ lệ kim cương. Ảnh: Hk01, IDN Times.
Theo ứng dụng phẫu thuật làm đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, gương mặt nhận được nhiều yêu cầu phẫu thuật sao chép nhất từ các cô gái là ngôi sao K-pop Go Yoon Jung, người đạt điểm số phân tích gương mặt tiêu chuẩn.
Hiện nay, sự lo lắng để có khuôn mặt hoàn hảo dẫn đến sự gia tăng của những ca phẫu thuật kỳ lạ và nguy hiểm. Phẫu thuật thu nhỏ bắp chân, mở rộng tai để “giống yêu tinh” đồng thời tái tạo bộ phận sinh dục là những phương pháp làm đẹp mới, đang thịnh hành do phụ nữ ngày càng cảm thấy áp lực phải hoàn thiện từng chi tiết trên cơ thể.
Làm đẹp chưa bao giờ là đủ
Do những tiêu chuẩn ngày càng tăng, nhiều thông điệp và chiến dịch nêu cao vẻ đẹp tự nhiên đã xuất hiện. Tuy nhiên, những hình thức đó không tạo được tiếng vang trong văn hóa làm đẹp Trung Quốc.
Khác với những thông điệp mong muốn các cô gái tự tin dù có khiếm khuyết trên cơ thể, luôn yêu bản thân của một số nước trên thế giới, Trung Quốc khắt khe hơn nhiều. Việc làm đẹp của đất nước này tập trung vào những bất an về cơ thể do xã hội áp đặt. Trung Quốc yêu cầu phụ nữ phải tuân theo lý tưởng làm đẹp duy nhất. Với vô số ứng dụng và công nghệ y tế hiện đại, bạn sẽ bị coi là xấu xí vì lười chăm chút cho vẻ ngoài của mình.
Những câu chuyện về chiến dịch bảo vệ nét đẹp tự nhiên từ các thương hiệu nội địa đang hoạt động để giúp người tiêu dùng làm đẹp ở Trung Quốc thoát khỏi thông điệp về sự áp đặt phom chuẩn ngoại hình. Khi sự lo lắng về ngoại hình tiếp tục gia tăng, mọi cô gái mong muốn tìm được những cuộc đấu tranh để bảo vệ họ trước các quy chuẩn khắc nghiệt.
Xu hướng phẫu thuật “tai yêu tinh” đang là mốt tại Trung Quốc. Ảnh: Uetie.
Sự thật không phải ai cũng tỏ: Nâng mũi quyết định chỉ 1% ở chất liệu
Nếu như bạn đang lăn tăn việc đi nâng mũi chỉ vì chọn lựa giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo thì có lẽ bạn nên suy xét lại. Bởi chất liệu không phải là yếu tố quyết định chiếc mũi xinh.
ThS.Bs Cao Ngọc Duy
ThS.Bs PTTM, Phó trưởng Khoa hàm mặt, BV đa khoa Đức Giang
Nâng mũi hiện nay là biện pháp làm đẹp không còn lạ với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh phương pháp này chưa có lời giải đáp. Do đó, vẫn có nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi bị hỏng mỗi ngày khiến nhiều người nhụt chí làm đẹp. Một trong những câu hỏi nhận nhiều nhất đó chính là có nên nâng mũi bằng sụn tự thân hay không? Hay sụn tự thân so với sụn nhân tạo liệu có ưu nhược điểm gì?
Ngày hôm nay, chuyên mục Làm đẹp cùng chuyên gia sẽ cùng hỏi đáp ThS.Bs Cao Ngọc Duy, Phó trưởng Khoa hàm mặt, BV đa khoa Đức Giang để làm rõ.
Theo suy nghĩ của nhiều người bấy lâu nay thì sụn tự thân vẫn có tính tương thích với cơ thể hơn sụn nhân tạo, nhưng thực tế, nhiều người vẫn chọn nâng mũi với sụn nhân tạo. Điều này được lí giải như thế nào thưa bác sĩ? Phải chăng là giờ đây, chất liệu độn đã được nâng cấp lên ở mức tốt ngang ngửa sụn tự thân?
Nhiều chị em giờ đây lại phân vân giữa nâng mũi bằng chất liệu độn và sử dụng sụn tai/sụn sườn để bọc đầu mũi với phương án bọc sụn đầu mũi megaderm. Đứng dưới góc độ của bác sĩ có thể cho chị em so sánh?
Bác sĩ sẽ lợi dụng ưu điểm của từng loại chất liệu để làm cho khách hàng chiếc mũi hoàn hảo nhất. Ví dụ như sụn sườn, sụn tai dùng để làm đầu mũi, trụ mũi, còn sụn nhân tạo làm sống mũi.
Liệu sụn tự thân có khắc phục được tất cả các khuyết điểm thường gặp ở sụn nhân tạo như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, sưng, viêm... hay không?
Theo bác sĩ, 1 chiếc mũi xinh được quyết định bao nhiêu % bởi chất liệu độn?
Hàng triệu nam giới Trung Quốc bất chấp đau đớn để 'cải lão hoàn đồng' Bất chấp đau đớn và rủi ro, hàng triệu nam giới Trung Quốc đi phẫu thuật thẩm mỹ với hy vọng cải lão hoàn đồng và đổi vận. Lo ngại ngoại hình có thể cản trở cơ hội thay đổi cuộc đời nhất là trong xã hội cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở Trung Quốc, anh Xia Shurong (27 tuổi) quyết định...