Giới trẻ rời Facebook?
Cư dân mạng trẻ tuổi đang kéo nhau lên các dịch vụ nhắn tin như WhatsApp, WeChat, Viber…, bỏ lại cha mẹ của họ vẫn mới đang tập tành xài mạng xã hội. Điều gì đang xảy ra?
Thi công bố doanh thu Q3/2013, Facebook tung ra một tin đáng chú ý: Lượng người dùng hằng ngày giảm, đặc biệt là trong giới trẻ. Nói một cách cụ thể, họ vẫn tiếp tục dùng Facebook nhưng không thường xuyên như trước. Giới trẻ luôn là đối tượng người dùng góp phần thúc đẩy đà phát triển của các xu hướng công nghệ nên liệu đây có thể là dấu hiệu cho thấy “cơn đại hồng thủy” mạng xã hội đang trên đà thoái trào?
Những dịch vụ như WhatsApp làm đau đầu cho các mạng xã hội – Ảnh: Flickr.
Đi tìm nguyên nhân
Có thể chính sự thành công mạnh mẽ của Facebook lại là nguyên nhân của sự thuyên giảm này. Khi giới trẻ tràn lên các mạng xã hội, kèm theo đó là sự chú ý của các bậc cha mẹ, chú bác… của mình. Những người dùng trưởng thành cũng tham gia đăng bài viết, comment trên các tấm hình dễ thương, gây sốc, thậm chí kinh dị của con cháu họ. Bỗng nhiên, những mạng xã hội như Facebook không còn là “thiên đường” bàn chuyện nữa. Mạng xã hội đã trở nên phổ biến đến mức trở thành một phương tiện liên lạc công cộng cho tất cả mọi người.
Một nơi khác lại được giới trẻ sử dụng nhiều hơn để “tám chuyện” tự do, đó là điện thoại di động. Từ lâu, tin nhắn đã luôn là một cách để họ có thể liên lạc mà không sợ bị soi mói bởi người khác. Hình thức này cũng tiện lợi, nhanh chóng bởi bây giờ gần như bất kì đứa trẻ nào cũng có điện thoại di động. Những hình ảnh vốn có tính riêng tư, không nghiêm túc… cũng không bị lọt vào tay những người lớn. Thế là xuất hiện hàng loạt dịch vụ tin nhắn như WhatsApp, Kakao Talk, WeChat… để tận dụng xu hướng này.
Làn sóng mới
Làn sóng của các tiện ích tin nhắn như thế xuất hiện vào khoảng năm 2009. WhatsApp là một trong những dịch vụ tiên phong. WhatsApp được thành lập tại Mỹ với các thành viên có gốc từ Yahoo!, dịch vụ tin nhắn đa nền này nhảy vọt lên trở thành một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với 300 triệu lượt người dùng hằng tháng (11/2013). Để so sánh, Twitter chỉ có 218 triệu lượt người dùng hằng tháng. Kéo theo đó là các dịch vụ gốc châu Á, trong đó có Kakao Talk (Hàn Quốc) và WeChat (Trung Quốc), LINE (Nhật Bản).
Rất khó nói gì về tương lai của các dịch vụ tin nhắn miễn phí khi mà hướng phát triển công nghệ của chúng vẫn khó xác định được.
Video đang HOT
Người dùng bị cuốn hút bởi khả năng gửi tin nhắn, bao gồm cả hình ảnh và kí hiệu emoticon sinh động, tất cả đều miễn phí nên thậm chí họ bỏ cả các dịch vụ tin nhắn của các nhà mạng di động. 90% dân số Brazil, 3/4 dân số Nga, 1/2 người Anh đều sử dụng các dịch vụ tương tự (thống kê của hãng Tyntec). Riêng WhatsApp chiếm đến 95% thị phần người dùng smartphone tại Tây Ban Nha. Trong khi Kakao Talk chiếm 90% lượng smartphone tại Hàn Quốc. Tất cả những người dùng này, dù là mới sử dụng hay đã quen thuộc, hầu hết đều ở độ tuổi dưới 25.
Đó là chưa kể những dịch vụ mới có bao gồm cả hội thoại miễn phí như Viber, gửi ảnh tự hủy như Snapchat… Bản thân các dịch vụ tin nhắn kể trên cũng đã và đang mở rộng tính năng của mình, thậm chí dần dà trở thành các mạng xã hội riêng biệt, cung cấp game giải trí, nhạc trực tuyến và còn nhiều thứ khác nữa. Một số như Kik (Canada), Tango (Mỹ) còn biến thành các nền tảng riêng để mời gọi các nhà phát triển thứ ba phát triển phần mềm cho họ.
Tương lai?
Tuy nhiên, vẫn khó có thể nói về tương lai của các dịch vụ này. Mặc dù nhiều người cho rằng chúng sẽ là khởi đầu của sự kết thúc mạng xã hội nhưng ngay cả các dịch vụ đông người dùng nhất như WhatsApp cũng chật vật không biết hướng tiếp tục phát triển ra sao để chiều lòng người tiêu dùng tuổi nhỏ và đối phó với cơn sóng người dùng lớn tuổi đi theo.
Có thể ngay cả bản thân các dịch vụ chat này cũng chỉ là một làn sóng nhanh chóng nổi lên, rồi nhanh chóng bị lụi tàn. Còn đối với các tên tuổi như Facebook, Twitter, dù bị “sứt mẻ” bởi các dịch vụ tin nhắn, tầm cỡ của họ vẫn giữ cho các mạng xã hội này tồn tại trong một thời gian dài. Hiện tại, các dịch vụ tin nhắn sẽ phải tìm cách thương mại hóa tốt hơn để trở thành những thế lực thực sự trong ngành công nghệ dịch vụ. Để đạt được điều đó, chúng có thể sẽ cần sự tiếp tay của các đại gia như Google, hiện cũng đang nhăm nhe tìm cách chiếm lĩnh thị trường mạng xã hội.
Theo Người Lao Động
Google Docs - mối đe dọa đã rõ ràng của Microsoft Office?
Microsoft đã tạo điều kiện cho người sử dụng truy cập Office dễ dàng hơn qua đám mây và tải trực tuyến, không kể máy tính loại nào mà bạn đang sử dụng. Trong tuần qua, Office thậm chí đã nhúng biên tập văn bản cộng tác, thời gian thực.
Tại sao có sự thay đổi lớn này từ việc kiếm tiền ngoại tuyến sang các dịch vụ đám mây rẻ hơn? Phải chăng là Google.
Khi Google Docs lần đầu được công bố vào năm 2006, thì phần lớn là sự tò mò. Các dịch vụ dựa trên "đám mây" vẫn chưa phải là một cách sống và hỗ trợ với các định dạng Microsoft's Office là rất ít. Nhưng Google Docs đã được cải tiến từng bước trong những năm qua và hiện nay cực kì hữu ích và ngày càng trở thành bộ phần mềm phổ biến.
Google Docs không còn là một sự tò mò mà chính thức trở thành mối đe dọa đối với Microsoft.
Công cụ năng suất này của Google có thể thiếu một số tính năng hiện đại của Office nhưng sử dụng dễ dàng và đơn giản hơn với bất cứ thứ gì Microsoft cung cấp - đặc biệt khi nói đến các tính năng chuyên đám mây. Và đó là những tính năng miễn phí.
Dĩ nhiên Microsoft vẫn là một công cụ quan trọng trong công việc. Office được cải đặt ở hơn 1 tỉ máy. Năm 2012, Gartner đã dự báo Office có 90% thị phần doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu bạn quan tâm tới đám mây, câu chuyện đã thay đổi.
Thập kỉ tới dường như là Google thống lĩnh
Gartner dự báo trong 10 năm tới, sẽ có khoảng 1,2 tỉ người sử dụng các dịch vụ năng suất theo bộ... nhưng hơn một nửa người trong số họ sẽ nhanh chóng sử dụng các bộ sản phẩm loại nào đó dựa trên đám mây. Nghiên cứu của Gartner cho thấy Google đang nhanh chóng chiếm thị phần trong không gian đó. Có thể tới 50%.
Google gần đây đã công bố có 120 triệu tài khoản sử dụng Google Drive (có các dịch vụ Docs) và 5 triệu doanh nghiệp và tổ chức sử dụng nền tảng Google Appps.
Ngay hồi tháng 5, Microsoft đã bán được 1 triệu đăng kí Office 365, mỗi đăng kí cho phép bộ phần mềm được cài đặt trên 5 thiết bị đồng thời và cũng cho phép truy cập phiên bản phần mềm dựa trên đám mây.
Nhưng bộ phần mềm Google nhanh chóng trở thành chuẩn cho các công ty công nghệ mới, các doanh nghiệp nhỏ và các công ty lớn mới hơn. Nhân khẩu học cũng nghiêng về phía Google. Những ai lớn lên cùng với Internet thực sự không không đắn đo nhiều về sử dụng cái gì đó miễn phí, sẽ hữu ích công việc tại một nơi truy cập tập trung và dễ dàng để chia sẻ và cộng tác với người khác.
Office đang dần dần mất vị thế là lựa chọn phần mềm. Có điều chú ý là mọi người chỉ sử dụng khi họ cần thực hiện định dạng đặc biệt... hoặc họ cần làm việc với ai đó chỉ sử dụng Office.
Thậm chí điều này cũng đang thay đổi. Việc mua lại Quickoffice của Google năm 2012 đã giúp kết nối khoảng cách định dạng giữa hai dịch vụ này. Và thậm chí sử dụng Google Docs còn không cần kết nối Internet.
Phát ngôn viên của Google cho biết mục tiêu là không đối chọi tính năng với tính năng của Office. Trong khi Google vẫn muốn thu hút phần lớn người sử dụng Office truyền thống, công ty này còn quan tâm tới điểm định dạng tệp ở đâu không còn là một vấn đề.
Google có thể đáp ứng phần mềm miễn phí. Microsoft có thể?
Google có thể kiếm tiền từ bộ sản phẩm năng suất bằng cách bán quảng cáo. Nhưng có một mục tiêu lớn hơn nhiều. Công ty này đang cung cấp các dịch vụ giống như Google Docs để giữ người sử dụng gần với các dịch vụ khác sinh lợi như Gmail, Tìm kiếm, Chrome và Bản đồ.
Nhưng Office vẫn là một con bò kiếm tiền cho Microsoft. Doanh số bán Office khoảng 1/3 tổng doanh thu hàng năm của công ty này. Không thể ở chỗ đơn giản là để Office miễn phí. Với Office 365, Microsoft đang tính tiền 100 USD/năm, đảm bảo việc cập nhật thường xuyên, và mang lại nguồn tiền khiêm tốn nhưng khuyến khích với khả năng 1,5 tỉ USD/quý. Thực sự khó để miễn phí.
Và Microsoft không chỉ đối mặt với cạnh tranh từ Google. Apple gần đây cũng tung ra một phiên bản dựa trên đám mây riêng của mình là bộ iWork, được cung cấp miễn phí trên phiên bản iOS di động.
Hiện nay, Office vẫn là một thủ lĩnh. Nhưng làn sóng đang thay đổi. Microsoft có thể biết không thể đơn giản phụ thuộc vào cơ sở cài đặt hiện nay bởi vì Office là chuẩn. Thực tế Microsoft nên biết điều này từ kinh nghiệm.
Thị phần trình duyệt Web của Microsoft đã bị hụt đi khi Firefox, và sau này là Chrome, đã chiếm lĩnh. Về phía doanh nghiệp, nền tảng Windows Mobile cùng với BlackBerry trở thành một nạn nhân của việc xâm chiếm của iOS và Android.
Cuộc chiến này còn kéo dài, nhưng Microsoft đã hao hụt. Cuộc chiến này là cuộc chiến để dành thắng lợi về đám mây. Và Google với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ khách hàng trên đám mây và có lợi thế tại chỗ.
Theo ICTPress
"Doanh nghiệp OTT xem nhà mạng như đại lý" Vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết giữa nhà mạng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT... Bộ Thông tin và Truyền thông đã khuyến khích hợp tác, các nhà mạng viễn thông đã nhắc đến viễn cảnh bắt tay với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên Internet...