Giới trẻ chụp ảnh kỷ yếu phong cách cổ phục cực chất ‘gây bão’ mạng xã hội
Phong trào mặc cổ phục Việt từ một vài nhóm nhỏ đã dần lan toả và phát triển thành trào lưu. Xuất phát từ mong muốn quay về những nét giá trị văn hóa truyền thống, các bạn trẻ ngày càng yêu mến và chọn lựa mặc cổ phục trong bộ ảnh đáng nhớ của năm học cuối cấp.
Phong trào mặc cổ phục Việt từ một vài nhóm nhỏ đã lan toả và dần phát triển thành trào lưu trong giới trẻ. Ngoài áo dài, cổ phục Việt còn nhiều loại trang phục khác.
Nhóm bạn lớp 12D6 trường THPT Xuân Phương
Bạn Hà Anh (lớp 12, một trường THPT ở Hà Nội) cho biết: “Vài năm trước, trào lưu cosplay các nhân vật văn học lên ngôi, năm nay, sau khi xem các MV cổ trang nổi tiếng rất đẹp như “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của ca sĩ Hòa Minzy, phim Phượng Khấu, tập thể lớp mình đã quyết định chọn phong cách cổ phục Việt để chụp ảnh kỷ yếu, chỉ đợi trời nắng lên để thực hiện.”
Mới đây, bộ ảnh kỷ yếu của các bạn học sinh lớp 12A8 (trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An) đã “gây bão” trên TikTok và thu hút hàng nghìn lượt like, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội.
Bộ ảnh được lấy ý tưởng từ cổ phục Việt Nam. Bên cạnh các bộ cổ phục truyền thống như: áo nhật bình, áo tấc, ngũ thân, giao lĩnh, lập lĩnh, các bạn cũng thuê thêm nhiều đạo cụ đi kèm như quạt, đàn, chuỗi ngọc… để bộ đồ giống người xưa hơn. Các bạn nam lựa chọn tông màu tối. Trong khi đó, màu sắc nổi bật, tươi sáng được đông đảo bạn nữ lựa chọn.
Video đang HOT
Không những đầu tư vào bối cảnh và ý tưởng, nhóm bạn còn đầu tư kỹ lưỡng đến cả trang phục và phụ kiện khiến bộ ảnh được chỉn chu đến từng chi tiết.
Địa điểm chụp bộ kỷ yếu này là đền thờ vua Quang Trung, nằm ở núi Dũng Quyết (TP Vinh, Nghệ An).
Mặc dù đã biết trước về việc trời có thể mưa bão sau khi xem dự báo thời tiết, nhưng vì quá hào hứng và cũng đã chốt lịch trình nên nhóm bạn cùng ê-kip vẫn quyết tâm hoàn thành bộ ảnh.
Hậu trường chụp ảnh cũng để lại nhiều kỷ niệm khó quên cho các bạn học sinh. Ngày cả lớp chụp kỷ yếu mưa gió lớn, thậm chí nhiều bạn cầm ô che cũng bị thổi bay cả ô. Ngoài sự cố thời tiết, buổi chụp còn bị mất điện, khi đó khoảng 4-6 giờ sáng nên tất cả đều phải trang điểm trong bóng tối và không sử dụng được các máy làm tóc.
Nhiều bạn trẻ cho biết cổ phục mang nét lịch sử, văn hóa truyền thống, gần gũi, khi khoác lên mình những sắc áo tinh hoa sẽ cảm thấy niềm tự hào, kiêu hãnh dân tộc và phần nào cảm nhận được không khí thời xưa.
Hồi tháng 5 năm ngoái, bộ ảnh kỷ yếu lấy ý tưởng từ cổ phục Việt Nam được chụp tại đền Trần (Nam Định) đã nhận được hơn hàng chục ngàn lượt thích từ cư dân mạng, với nhân vật chính là các học sinh lớp 12 Pháp trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).
Ảnh kỷ yếu concept cổ phục của các bạn lớp 12 Pháp trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)
Những bức hình được netizen khen đậm chất điện ảnh
Xưởng may Áo dài Hà Nội nỗ lực gìn giữ văn hóa truyền thống
Qua những sản phẩm được may đo tỉ mỉ, Xưởng may Áo dài Hà Nội mong muốn cùng phụ nữ Việt lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Xưởng may Áo dài Hà Nội được khách hàng biết đến với các mẫu áo dài có phong cách đa dạng, từ truyền thống cho đến cách tân. Mặc dù không ngừng mang đến nhiều thiết kế mới lạ, thương hiệu vẫn nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống của tà áo dài Việt qua những đường cắt may khéo léo, họa tiết đặc sắc.
"Chúng tôi mong muốn góp phần gìn giữ và truyền bá những nét đẹp văn hoá của người Việt. Chúng tôi luôn cảm thấy hạnh khi được tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ qua những mẫu áo dài được may đo công phu, tỉ mỉ", đại diện xưởng may Áo dài Hà Nội chia sẻ.
Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng, áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765). Sau đó, áo dài thay đổi theo từng giai đoạn với lý do khác nhau. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng của áo lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới, phù hợp với văn hóa Á Đông nên được ưa chuộng và tồn tại đến bây giờ.
Xưởng may Áo dài Hà Nội được yêu thích nhờ sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng.
Trong thời kỳ Tây hoá, áo dài được cách tân từ áo ngũ thân. Trước khi xuất hiện áo dài lập lĩnh (cổ đứng) thì người Việt sử dụng áo giao lĩnh (cổ chéo) và áo viên lĩnh (cổ tròn).
Xã hội ngày càng phát triển, áo dài Việt Nam cũng có nhiều sự biến đổi từ kiểu dáng cho đến chất liệu. Áo dài che từ cổ đến đầu gối, được mặc với quần ống dài cho cả nam lẫn nữ. Đến nay, áo dài thường được nữ giới mặc nhiều hơn trong những dịp lễ đặc biệt.
Xưởng may Áo dài Hà Nội mang đến nhiều mẫu áo dài có kiểu dáng, họa tiết đẹp mắt.
Áo dài là biểu tượng văn hóa gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn lưu giữ tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt.
Theo đại diện xưởng may Áo dài Hà Nội, quốc phục này tượng trưng cho sự thuần khiết, thiết kế đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Áo dài là minh chứng cho sự trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước. Chiếc áo dài còn đại diện cho năm đạo làm người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Xưởng Áo dài Hà Nội mong muốn lưu giữ nét đẹp truyền thống qua từng sản phẩm.
Bất cứ ai cũng sẽ trở nên xinh đẹp nếu biết lựa chọn cho mình tà áo dài phù hợp. Với kinh nghiệm nhiều năm, xưởng may Áo dài Hà Nội là một trong những cơ sở kinh doanh và nhận may các mẫu áo dài đẹp, phù hợp với vóc dáng của từng người mặc. Các mẫu áo dài tại đây có thiết kế đa dạng từ hiện đại đến truyền thống, cùng giá thành phải chăng. Khách hàng có nhiều lựa chọn nhiều loại áo dài như áo hoa, áo cổ tròn hay áo cổ ba phân truyền thống.
Nữ sinh điện ảnh gây ấn tượng bởi bộ ảnh Tết bên áo Tấc Việt phục Để đón chào năm mới 2021, bạn Nguyễn Quỳnh Trang, sinh năm 2001, hiện nay đang là sinh viên năm 1 ngành diễn viên Kịch - Điện ảnh - Truyền hình, trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội đón Tết bằng bộ ảnh bên áo Tấc Cổ phục thời Nguyễn. Được biết, đây là bộ ảnh để đánh dấu tuổi 20...